KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác PHÕNG CHỐNG bạo lực học ĐƢỜNG tại TRƢỜNG tih NGUYỄN VIỆT HỒNG, QUẬN 3, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH năm học 2021 2022 (Trang 31 - 35)

4.1. Kết luận

- Công tác phòng chống bạo lực học đường là một bộ phận của quá trình tổng thể nên phải đảm bảo chặt chẽ của quy trình quản lí giáo dục. Quy trình phòng chống bạo lực học đường là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ: “Lập kế hoạch - Tổ chức thực hiện – Chỉ đạo - Kiểm tra, đánh giá kết quả”. Mỗi chức năng có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen, bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo.

- Để thực hiện hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật học sinh, cần xây dựng nội quy kỉ luật lao động của cán bộ giáo viên, cần kiến tạo bầu không khí tâm lí tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ đoàn kết, có môi trường lành mạnh… Sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của giáo viên sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh.

- Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử - vinh dự và trách nhiệm mà xã hội giao cho nhà trường và mỗi chúng ta nói riêng, ngành giáo dục và đào tạo nói chung.

- Nhà trường cần dành nhiều thời gian, công sức và sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa và chấp hành ý thức pháp luật cho mỗi giáo viên, học sinh bằng cách: Đầu năm học, nhà trường cần tuyên truyền đến mỗi giáo viên, học sinh những quy định về pháp luật, đạo đức, văn hóa truyền thống của Đảng và Nhà nước, địa phương và nhà trường; quán triệt đến từng giáo viên nhiệm vụ giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của Ban Giám Hiệu, phụ trách Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm; giao nhiệm vụ và chỉ tiêu cho từng lớp phải chú trọng đến chỉ tiêu về hạnh kiểm; xây dựng những tiêu chí đánh giá xếp loại đạo đức cho học sinh cụ thể, chi tiết từng tuần, từng tháng, từng kỳ và cả năm; giao nhiệm vụ cho phụ trách công tác Đoàn, Đội phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về tư vấn học đường, giáo dục kỹ năng sống để tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa mới mẻ, hấp dẫn và có tính giáo dục cao. Việc này có ý nghĩa vừa giáo dục được học sinh, vừa tạo ra được không khí vui tươi phấn khởi, hấp dẫn.

- Ngoài ra, trong quy chế chi tiêu nội bộ, các trường nên dành một phần kinh phí phù hợp cho công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, giao tiếp ứng xử trong từng lới nói và hành động cho giáo viên và học sinh. Thành lập Hội đồng khen thưởng và kỷ luật hàng năm, phải duy trì hoạt động và hoạt động có hiệu quả, có hình thức khen thưởng với những em có việc làm tốt. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, phụ huynh học sinh một cách chặt chẽ, hiệu quả. Quan tâm đến vấn đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh, kỷ cương , thân ái. Quy định tuần đọc sách giáo dục pháp luật đối với giáo viên và học sinh, kể, đọc chuyện đạo đức Hồ Chí Minh vào những tiết chào cờ đầu tuần và tổ chức thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ…

- Việc nghiên cứu của đề tài này đã giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên xác định đúng tầm quan trọng của công tác phòng chống bạo lực học đường ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc phòng chống bạo lực học đường. Từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này. Để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận 3

- Chỉ đạo các trường cụ thể hóa kế hoạch giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa truyền thống từng năm học. Hằng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống,… để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa truyền thống,... Đối với giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm.

4.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân phƣờng 10, quận 3

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc phòng, ngừa bạo lực học đường của con em mình. Lực lượng công an giám sát và quản lý các điểm nóng, khu vực gần trường về tình hình an toàn giao thông, bạo lực học đường…..

4.2.3. Đối với nhà trƣờng

- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn nữa của chi bộ Đảng, lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống, biết cách giao tiếp cho học sinh.

- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực.

- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11.

2. Ban chấp hành trung ương Đảng ( KhóaVIII), Nghị quyết hội nghị lần thứ hai số 02- NQ/HNTW ngày 24 /12/1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy chế đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học, Thông tư số 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường Tiểu học, Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển chủ trì, Công văn số 1241/BGDĐT kí ngày 12/3/2010 về việc tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm” thực hiện về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học sinh.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 về “Ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 – 2021”.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 993/CT - BGDĐT ngày 12/04/2019 về việc “Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.”

9. Chính phủ (2017), Nghị định số 80/2017/NĐ – CP ngày 17/07/2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường tại đơn vị.

10. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Công văn số 2487/GDĐT - HSSV ngày 26/07/2016 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trường học.

11. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, Công văn số 3441/GDĐT-CTTT kí ngày

03/10/2018 về việc tổ chức Hội thảo “Triển khai phòng ngừa bạo lực học đường” thực hiện việc triển khai phòng ngừa bạo lực học đường tại đơn vị.

12. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 (2016), Kế hoạch số 437/KH - GDĐT ngày 19/09/2016 về “Thực hiện đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020”.

13. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3 (2019), Công văn số 07/PGDĐT-HĐNG ngày 08/01/2019 về việc “Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn quận”.

14. ThS Lê Bá Lộc, Chuyên đề 9b: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong trường phổ thông – Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.

15. Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí trường phổ thông năm 2013.

16. Trần Thị Thuý Ninh – Trần Thị Ngân (2012), Hướng dẫn nhận biết một số tệ nạn và cách phòng chống bạo lực trong nhà trường, Nhà xuất bản Hà Nội, 2012.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác PHÕNG CHỐNG bạo lực học ĐƢỜNG tại TRƢỜNG tih NGUYỄN VIỆT HỒNG, QUẬN 3, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH năm học 2021 2022 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w