1.1. Kết luận
Ở góc độ nhà quản lý, người hiệu trưởng cần quán triệt tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả 4 chức năng, nhiệm vụ “Lập kế hoạch – Tổ chức thực hiện – Chỉ đạo – Kiểm tra,
đánh giá kết quả”. Người hiệu trưởng không được xem nhẹ một nhiệm vụ nào
trong 4 nhiệm vụ trên. Mỗi nhiệm vụ đều có tác dụng hỗ trợ nhau, tạo tiền đề cho nhiệm vụ sau và đều quyết định đến việc thành công hay chưa thành công trong cơng tác quản lý giáo dục nói chung và cơng tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng.
Để thực hiện hiệu quả cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì hiệu trưởng cần tạo một môi trường thân thiện. Giáo viên mẫu mực, cha mẹ học sinh có lối sống lành mạnh sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn đối với các em. Bởi ở lứa tuổi tiểu học, các em như tờ giấy trắng, quan niệm sống của các em hình thành qua những lời nói, hành động của thầy cơ, cha mẹ và những người xung quanh.
Nhà trường cần dành thời gian giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp học sinh hình thành niềm tin, tạo động cơ hành động; việc tiếp cận kỹ năng sống giúp học sinh hình thành, phát triển hành vi, thói quen tích cực. Việc tích hợp giá trị sống và kỹ năng sống cùng góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh, tạo nên sự bền vững cho kết quả giáo dục. Giáo dục không tạo nên hành vi, thói quen khơng khác gì tồ lâu đài trên cát. Ngược lại nếu kỹ năng sống không xuất phát từ giá trị sống thì nó sẽ khơng có điểm tựa.
Việc nghiên cứu của đề tài này đã giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó thay đổi nhận thức và hành động, không chỉ dạy cho học sinh lý thuyết mà còn kết hợp với thực hành, đáp ứng mục tiêu giáo dục “phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. ”1
4.2. Kiến nghị