Hình 3.8: Tỷ lệ truyền gói thành công của mạng sử dụng các giao thức QAEE, MPQ và PMME với maxTxRetries =10
Hình 3.8 cho thấy tỷ lệ truyền gói thành công của mạng sử dụng cả ba giao thức QAEE, MPQ và PMME với điều kiện mô phỏng khác nhau về số nút cảm biến gửi dữ liệu đồng thời. Có thể thấy giao thức MAC ưu tiên đề xuất PMME giúp mạng hoạt động hiệu quả hơn với tỷ lệ truyền gói thành công cao hơn so với giao thức QAEE và MPQ. Việc sử dụng cơ chế p-persistent với p thay đổi theo mức ưu tiên của dữ liệu giúp mạng tránh được những xung đột không đáng có do sử dụng cơ chế trì hoãn gói gửi theo xác suất. Khi số lượng nút gửi tăng lên xác suất xung đột sẽ tăng lên khiến tỷ lệ truyền gói thành công giảm xuống. Kết hợp với việc thử gửi yêu cầu truyền gói nhiều lần sẽ giúp tỷ lệ truyền thành công gói cao hơn.
PMME giảm được xung đột yêu cầu gửi do việc gửi sớm Rx-Beacon, do vậy nó cũng giúp gói tin được chuyển tiếp tới đích với xác suất cao, như vậy giúp tỷ lệ truyền gói thành công cao. Với việc giãn các yêu cầu gửi theo xác suất kết hợp với việc nhận Tx-Beacon và gửi Rx-Beacon báo xác nhận nút được gửi sớm, PMME đã nâng cao hiệu quả truyền gói, đảm bảo tỷ lệ truyền gói thành công cao hơn so với QAEE và MPQ. Hơn nữa, PMME không để thời gian chết Tw như MPQ, vì thế tránh được sự cạnh tranh và gửi lại nhiều lần yêu cầu tranh chấp đường truyền trong thời gian còn lại của Tw , trong khi đó số lần thử truyền bị giới hạn nên gói tin càng tranh chấp nhiều thì tỷ lệ mất gói sẽ càng cao.