Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ

Một phần của tài liệu Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình doc (Trang 61 - 63)

Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCT Ba Đình,cùng với việc phân tích những hạn chế và nguyên nhân, một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, hướng tới hoàn thành định hướng phát triển của Chi nhánh.

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay

Một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng là chất lượng thẩm định. Thẩm định cho vay là khâu thẩm tra khách hàng và phương án, dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới làm cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy, CLCV phụ thuộc rất nhiều lớn đến chất lượng thẩm định. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm dịnh là:

Thông tin là đầu vào, cơ sở của việc thẩm định.Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không hiệu quả. Để nâng cao chất lượng thông tin, các giải pháp có thể kể đến là:

- Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp: thông qua các hình thức phong vấn trực tiếp người vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu cặn kẽ về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị trường, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của người vay. Một số thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử và xu hướng phát triển. Đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, quan hệ đối tác đều tiết lộ khả năng, triển vọng của doanh nghiệp.

Vấn đề quan trọng là độ chính xác của các thông tin, điều này đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng của NHTCTW. Độ chính xác của các thông tin có ý nghĩa quyết định trong hoạt động thẩm định cho vay. Do thông tin từ nội bộ của doanh nghiệp mà chủ yếu là DNNN chủ yếu là không có kiểm toán, nếu có thì vẫn là kiểm toán nhà nước nên phụ thuộc rất nhiều vào sự chân thật của khách hàng.

- Thu thập thông tin từ bên ngoài: qua nhiều nguồn chính thức hoặc không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin từ các cơ quan chức năng như kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng , các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, hải quan, công an, toà án.v.v..Nguồn thông tin cũng có thề là không chính thức như thong tin từ đối tác của khách hàng, các ngân hàng khác, phương tiện thông tin đại chúng.

Hướng tới một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các dự báo, xây dựng các tiêu chuẩn trong từng ngành và trong toàn nền kinh tế.

Trong việc thu thập thông tin, phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để có đựơc thông tin đó. Hiện nay thông tin có thể coi là nguồn tài nguyên quí rất có giá trị, trong nhiều trường hợp ngân hàng phải bỏ ra các khoản chi phí lớn

để có được thông tin. Cân nhắc giữa lợi ích và chi phí sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình doc (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w