Ngân hàng cũng cần hoàn thiện việc phân loại doanh nghiệp, xếp hạng khách hàng bằng cách xem xét phân trọng số cho các chỉ tiêu tài chính cho phù hợp với đặc thù khách hàng tại ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành dựa trên đặc điểm thực tế của các doanh nghiệp trong từng ngành nghề kinh doanh để có cơ sở đánh giá các chỉ tiêu của doanh nghiệp chính xác hơn.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện các quy định trong quy định cho vay nói chung, và hoạt động đánh giá tình hình tài chính khách hàng nói riêng. Vì đây là hoạt động quan trọng tiềm ẩn nhiều rủi ro, là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo an toàn và sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn ngày, các lớp tập huấn chuyên sâu, các buổi thảo luận giữa các cán bộ công tác lâu năm và các cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm về đánh giá tài chính khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng tạo điều kiện khuyến khích cán bộ tự tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, các buổi hội thảo trong nước và quốc tế để nâng cao trình độ của bản thân.
Ngân hàng cần tiến hành kiểm tra thường xuyên và roát soát lại cách tính toán các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, nhằm tìm ra các thiếu sót bất hợp lý để bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Công việc này cần được thực hiện bởi các cán bộ trực tiếp tham gia đánh giá
thẩm định, có kinh nghiệm lâu năm, hiểu được bản chất của công việc và đặc điểm của khách hàng.
Ngân hàng nên chú trọng hơn nữa đến các chỉ tiêu đánh giá tài chính từ BC LCTT. Trong thực tế, các chỉ tiêu đánh giá tài chính từ BC LCTT thường bị cán bộ ngân hàng đánh giá hời hợt, không coi trọng, hoặc không đánh giá. Trong khi các chỉ tiêu này đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, cũng như khả năng thanh toán, nguồn lực tài trợ cho thanh toán từ vốn của doanh nghiệp hay từ bên ngoài, số tiền thu được từ mỗi hoạt động trong doanh nghiệp có đủ để trang trải cho mục đích chi của chính hoạt động đó. Trong thực tế, những dòng tiền thu được cũng chính là một trong những nguồn chi trả khoản vay của doanh nghiệp cho ngân hàng. Cán bộ ngân hàng cần xác định nguyên nhân những khoản thu chi lớn, bất thường trong kỳ của doanh nghiệp; ảnh hưởng của chúng tới dòng tiền của doanh nghiệp.
Tính toán lại nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp:
Đơn vị: triệu VND.
STT Chỉ tiêu Số tiền Ghi chú
Theo dự kiến của doanh 1 Doanh thu dự kiến 232,744 nghiệp, được Ngân hàng
đánh giá ở mức khả quan.
2 LNTT dự kiến 3,956 Theo dự kiến của doanh
nghiệp
3 Khấu hao cơ bản dự 1,500 Theo dự kiến của doanh
kiến nghiệp
4 Chi phí sản xuất 227,288 4 = 1-2-3
kinh doanh cần thiết
5 Vòng quay vốn lưu 2.40 Vòng quay VLĐ bình quân 3
quay có xu hướng giảm.
Chi phí sản xuất
6 kinh doanh cần thiết 94,703 6=4/5
cho một vòng quay
Vốn tự có tham gia Doanh nghiệp dự kiến sử
7 13,817 dụng ít hơn phần vốn tự có
vào VLĐ
vào VLĐ
10 Nhu cầu vốn lưu 80,886 10=6-7-8-9
động năm 2018
Vay tại Ngân hàng và Công ty hiện đang được cấp
10.1 40,886 hạn mức tại 02 TCTD với
huy động khác
tổng hạn mức khoảng 40 tỷ.
10.2 Nhu cầu vay tại 40,000
BIDV Hoàn Kiếm
Nguồn : phòng quản trị tín dụng BIDV Hoàn Kiếm Căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động năm 2018, trên cơ sở chuyển dịch một phần việc sử dụng sản phẩm dịch vụ từ các TCTD khác về BIDV, doanh nghiệp đề nghị BIDV Hoàn Kiếm cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn (bao gồm cả dư nợ, mở LC và bảo lãnh thanh toán,...) năm 2018 là 40,000 triệu đồng.
BIDV Hoàn Kiếm đánh giá đây là khách hàng tốt, có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm - dịch vụ. Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và phương án kinh doanh của khách hàng, BIDV Hoàn Kiếm thống nhất với hạn mức doanh nghiệp đề nghị.
Về doanh thu: Tính tới hết quý II/2018, doanh nghiệp đã ghi nhận
doanh thu theo kê khai thuế 06 tháng đầu năm đạt 110 tỷ đồng, thực hiện được 47% kế hoạch kinh doanh được giao. Do đó, với 112 tỷ đồng doanh thu
còn lại thì khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá khả quan. BIDV Hoàn Kiếm thống nhất với kế hoạch doanh thu dự kiến của doanh nghiệp là 232,744 triệu đồng.
Về Giá vốn hàng bán:với tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu bình quân duy trì trong khoảng 85 – 88%/năm, do đó Công ty dự kiến giá vốn hàng bán trong năm 2018 đạt 202,488 triệu đồng, chiếm 87% tổng doanh thu. BIDV Hoàn Kiếm đánh giá kế hoạch giá vốn công ty đưa ra là phù hợp.
Về Chi phí tài chính:với chủ trương duy trì dư nợ bình quân tại các tổ chức tín dụng trong khoảng từ 40 – 50 tỷ đồng, cá biệt vào tháng cuối năm dư nợ có thể tăng hơn 60 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu bán hàng dịp lễ tết. Đồng thời, nhằm giảm thiểu chi phí lãi vay, công ty sẽ tận dụng các gói tín dụng ưu đãi tại các TCTD. Do đó, BIDV Hoàn Kiếm đánh giá chi phí lãi vay công ty dự kiến năm 2018 đạt 3.5 tỷ đồng là phù hợp.
Về Chi phí quản lý doanh nghiệp:trong năm 2018, với định hướng mở rộng hoạt động tại chi nhánh TP HCM, Công ty sẽ thực hiện tuyển dụng thêm các cán bộ kinh doanh. Đồng thời, để chi nhánh tự chủ về tài chính hơn, Công ty sẽ tuyển dụng các cán bộ kế toán tài chính có kinh nghiệp nhằm xây dựng một chi nhánh có khả năng lên kế hoạch kinh doanh và hạch toán tài chính độc lập. Vì vậy, Công ty dự kiến chi phí quản lý sẽ tăng so với năm 2017, cụ thể chi quản lý doanh nghiệp trong kế hoạch năm 2018 đạt 22,800 triệu đồng, chiếm 10% tổng doanh thu.