Công tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho

Một phần của tài liệu LVTS-2015 - Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội (Trang 61 - 70)

2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội

2.3.3. Công tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho

Xuất phát từ những lý do nêu trên, UBND Thành phố đã sửa đổi Quy chế quản lý doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn và phù hợp với các quy định mới của pháp luật (Quyết định 29/2012/QĐ-UBND Về ban hành Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Quyết định 35/2013/QĐ-UBND Sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố ban hành theo Quyết định số 29/2012/QĐ- UBND ngày 30/10/2012 của UBND Thành phố Hà Nội).

Như vậy, hiện nay công tác quản lý nhà nước với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành và Quyết định 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND thành phố Hà Nội ban hành “Quy chế Quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” và Quyết định 35/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 sửa đổi bổ sung “Quy chế Quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” theo Quyết định 29/2012/QĐ- UBND ngày 30/10/2012.

2.3.3. Công tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho doanhnghiệp nghiệp

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan cùng với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương về các cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư nhằm trợ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất

2.3.3.1. Về cải cách hành chính

Thành phố đẩy mạnh triển khai cải cách hành chính và thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm túc Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trên lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (còn gọi Đề án 30); hoàn thành đúng tiến độ và vượt chỉ tiêu hai giai đoạn (thống kê và rà soát TTHC). Trong giai đoạn thống kê, Thành phố đã thống nhất ban hành, công bố 1.811 TTHC được thực hiện trên địa bàn. Từ đó, bổ sung và hoàn thành rà soát

1.816 TTHC; kiến nghị giữ nguyên 524 TTHC; hủy bỏ 146 TTHC; sửa đổi, bổ sung 1.101 TTHC; thay thế 45 TTHC, tỷ lệ đơn giản hóa đạt 71,2% (vượt hơn 2 lần chỉ tiêu đơn giản hóa tối thiểu 30% TTHC theo yêu cầu của Thủ tướng) [20, tr22]. Năm 2013 được Thành phố lấy là năm “Kỷ cương hành chính”. Thành phố rà soát hoàn thiện các văn bản, quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tuân thủ các thủ tục hành chính; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, trước hết là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp từ Thành phố đến cơ sở.

Đổi mới và cải tiến công tác ĐKKD luôn là một hoạt động trọng tâm trong chương trình cải cách hành chính của thành phố Hà Nội. Lĩnh vực ĐKKD cũng là lĩnh vực chiếm nhiều thủ tục hành chính nhất trong số các thủ tục hành chính mà Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện (107 thủ tục trên tổng số 167 thủ tục hành chính của Sở và lượng hồ sơ chiếm hơn 90% tổng lượng hồ sơ hành chính của Sở).

Ngay từ những năm đầu 2000, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước trong việc áp dụng cơ chế “một cửa” trong việc tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục đăng ký kinh doanh. Toàn bộ quy trình giải quyết

thủ tục đăng ký kinh doanh được công bố rõ ràng, công khai, minh bạch. Các mẫu hồ sơ đều được niêm yết tại bộ phận 1 cửa và trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư truy cập và thực hiện các thủ tục ĐKKD. Theo quy chế 1 cửa, doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa và không tiếp xúc với các cán bộ thụ lý hồ sơ. Quy trình như vậy đã tách biệt việc tiếp nhận và trả kết quả cho bộ phận chuyên trách trực thuộc Văn phòng Sở và bộ phận xử lý hồ sơ tại các phòng ĐKKD để tránh việc các cán bộ thụ lý hồ sơ có thể gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Áp dụng quy chế 1 cửa cũng đảm bảo 100% hồ sơ được xử lý và kiểm soát theo quy trình.

Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý hồ sơ ĐKKD và quản lý thông tin doanh nghiệp. Ngay từ năm 2003, Hà Nội đã thí điểm xây dựng phần mềm BRS để xử lý hồ sơ ĐKKD. Toàn bộ thông tin doanh nghiệp đã được cập nhật lên phần mềm BRS để đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin doanh nghiệp đồng thời cập nhật lên Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ doanh nghiệp và công dân tra cứu thông tin. Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin đã cho phép Hà Nội chủ động giảm thời gian theo luật định về việc cấp giấy chứng nhận ĐKKD từ 10 ngày làm việc đối với hồ sơ mới và 7 ngày làm việc đối với hồ sơ thay đổi xuống còn 5 ngày làm việc kể từ 1/04/2008 theo tinh thần của Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP về cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp (thời điểm đó Hà Nội là địa phương duy nhất trên cả nước chủ động áp dụng giảm thời gian đối với thủ tục ĐKKD).

Từ năm 2007, toàn bộ thủ tục ĐKKD đã được chuẩn hóa theo đúng quy trình ISO 9001 – 2000 để kiểm soát chất lượng. Hàng năm Sở luôn tiến hành rà soát, cập nhật các thủ tục để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và yêu cầu thay đổi của các văn bản pháp luật mới.

Bên cạnh đó Hà Nội cũng chủ động xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong việc cấp giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký mã số thuế. Ngày 20/10/2009, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Theo Quy chế 112 các cơ quan đã chủ động phối hợp liên thông để đảm bảo cấp giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc tiết kiệm cho doanh nghiệp 2/3 thời gian so với trước đây (10 ngày làm việc để làm thủ tục ĐKKD và 05 ngày làm việc để làm thủ tục đăng ký mã số thuế) và giảm thiểu số lần đi lại cho doanh nghiệp đến các cơ quan làm thủ tục.

Các kết quả tích cực của Hà Nội trong nỗ lực cải cách hành chính trong lĩnh vực ĐKKD là căn cứ thực tiễn quan trọng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình đổi mới công tác ĐKKD và trình Chính phủ ban hành Nghị định 43/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Nghị định mới đã chính thức luật hóa việc kết hợp hai thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế thành giấy chứng đăng ký doanh nghiệp và sử dụng thống nhất một mã số doanh nghiệp trên toàn quốc. Thời gian thực hiện cả thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế cũng giảm xuống còn 05 ngày làm việc. Hiện nay, mặc dù đến tháng 7/2015, Luật Doanh nghiệp 2014 mới có hiệu lực, song thành phố Hà Nội đã tiên phong áp dụng trước 6 tháng, theo đó thời gian thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp chỉ còn 03 ngày làm việc.

Tháng 11/2010, Hà Nội cũng chính thức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia - NBRS. Hệ thống được áp dụng trên toàn quốc cho phép kết

nối trực tuyến với hệ thống thuế và quản lý toàn bộ các doanh nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia.

Tháng 8/2008, sau khi sáp nhập với Hà Tây và trở thành thành phố lớn nhất của cả nước, Hà Nội đã thành lập 03 phòng ĐKKD. Việc tổ chức 03 phòng ĐKKD tại 03 địa điểm khác nhau và tương đối phù hợp về địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đến làm thủ tục ĐKKD. Thời gian xếp hàng chờ làm thủ tục ĐKKD giảm hẳn và cán bộ ĐKKD được giảm nhiều áp lực công việc. Tất cả ba phòng ĐKKD đều áp dụng chung một quy trình thống nhất, được cập nhật sửa đổi liên tục để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật và phù hợp với thực tiễn. Ba phòng ĐKKD độc lập cùng thực hiện thủ tục ĐKKD (tương tự như các phòng công chứng) cũng thể hiện bước đầu việc thực hiện thủ tục ĐKKD như một dịch vụ công.

UBND Thành phố đã ban hành quy định về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: Quyết định số 21/2006/QĐ/ UBND ngày 6/12/2006 quy định về liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội; Quyết định số 15/2007/QĐ/UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 23/01/2007 về việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 22/2007/QĐ/UBND của UBND Thành phố ngày 9/02/2007 quy định về trình tự giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội.

2.3.3.2. Công tác khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp

Phát triển doanh nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế Thủ đô, do vậy, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, coi trọng công tác khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất

kinhdoanh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Trong bối cảnh đó, năm 2013, Thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 22/CTr- UBND ngày 29/1/2013 tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ- CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn. Thông báo số 156/TB-UBND ngày 20/5/2013 về việc lập danh sách các số điện thoại “Đường dây nóng” để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu cho doanh nghiệp. Thành phố cũng đã ban hành Chương trình triển khai các Nghị quyết của Chính phủ; trong đó, dành khoảng 50 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và 100 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất.

*Hỗ trợ pháp lý: Thành phố đã ban hành các quyết định số 331/QĐ- UBND và 1002/QĐ-UBND V/v ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013 và năm 2014; Quyết định 2706/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 về ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2014.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản hướng dẫn trong phạm vi do Sở quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở cho các doanh nghiệp khai thác, sử dụng miễn phí. Bên cạnh việc niêm yết, Sở còn quan tâm đầu tư chất lượng nhằm giúp tổ chức, công dân ngày càng dễ tiếp cận hơn với các thông tin, hướng dẫn về thủ tục hành chính của Sở. Trên Website 100% các thủ tục hành chính (TTHC) đều đạt mức độ 2, tổ chức, công dân có thể tải trực tiếp và mọi biểu mẫu liên quan đến TTHC để thực hiện. Ngoài ra Sở còn trang bị các kios điện tử, giúp các tổ chức, công

dân có thể tra cứu dễ dàng thông tin, hướng dẫn liên quan đến TTHC, cũng như tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Mặt khác, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy trình cung cấp thông tin, quy trình chào bán cổ phần riêng lẻ đã được chuẩn hóa theo đúng quy trình ISO 9001-2000 để kiểm soát chất lượng và công bố các biểu mẫu, hướng dẫn TTHC tại Bộ phận một cửa và trên cổng thông tin điện tử của Sở (www.hapi.gov.vn), tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư truy cập và thực hiện các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Sở còn xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn bằng văn bản trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; bộ câu hỏi về ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, công dân.

Hơn nữa, Sở đã soạn thảo và ban hành tài liệu hướng dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp với mục đích chỉ dẫn, hỗ trợ công dân và tổ chức thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đơn giản, thuận tiện. Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký khi thành lập các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hiện hành. Tài liệu hướng dẫn này chỉ dẫn cụ thể về đăng ký thành lập các loại hình doanh nghiệp mang tính tham khảo trong tài liệu này sẽ giúp cho công dân, tổ chức thực hiện việc gia nhập thị trường đúng quy định của pháp luật và với ít chi phí và thời gian ngắn nhất.

*Thực hiện hỗ trợ về đào tạo nhân lực: Các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các tổ chức đoàn thể - chính trị của Thành phố đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp nhiều lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp. Các Sở, ban ngành đã mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức về chuyên ngành cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội đã tổ chức 351 khóa đào tạo với tổng số học

+ Đào tạo Khởi sự doanh nghiệp: 106 khóa, số lượng học viên được đào tạo là 6,040 học viên.

+ Đào tạo Quản trị doanh nghiệp: 240 khóa, số lượng học viên được đào tạo là 13,960 học viên.

+ Đào tạo kiến thức giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO): có quy mô đào tạo là 500 học viên, trung bình mỗi năm đào tạo được 100 học viên.

+ Trong các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, Sở đều lồng ghép các chương trình, kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp: Luật quản lý thuế, Luật Doanh nghiệp, các quy định trong ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài...

*Thực hiện hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, khoa học và công nghệ: Các cơ quan của thành phố đã tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp đăng ký trên 300 nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ cho hơn

Một phần của tài liệu LVTS-2015 - Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w