Chủ thể trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu LVTS-2012 - Giao Kết Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Vấn Đề Vô Hiệu Hóa Của Hợp Đồng (Trang 46 - 55)

- Bên bảo hiểm là chủ thể chấp nhận rủi ro của chủ thể khác trên cơ sở được nhận phí bảo hiểm. Bên bảo hiểm trong hợp đồng BHNT là DNBH - là một tổ chức

kinh tế độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bán những sản phẩm đó.

Theo Khoản 2 Điều 60 LKDBH 2000, “DNBH không được phép đồng thời kinh doanh BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp DNBH nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho BHNT”. Quy định này nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trên thực tế, các DNBH nhân thọ thường kinh doanh cả bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người dưới dạng các sản phẩm bổ trợ kèm theo hợp đồng BHNT (thường gọi là hợp đồng chính kèm theo các Điều khoản Riêng).

LKDBH 2000 chỉ cho phép “tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại DNBH hoạt động ở Việt Nam”. Tuy nhiên theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực bảo hiểm thì Việt Nam cho phép các DNBH nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới. LKDBH năm 2010 đã bổ sung Khoản 1 Điều 6 theo cách cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại DNBH hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.

Về loại hình DNBH, theo Điều 59 LKDBH năm 2000, các loại hình DNBH bao gồm: DNBH nhà nước, Công ty cổ phần bảo hiểm, Tổ chức bảo hiểm tương hỗ, DNBH liên doanh, DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài. Quy định nói trên thiếu sự ghi nhận hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo Luật đầu tư 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam thì doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đều có thể tổ chức dưới dạng các Công ty trách nhiệm hữu hạn. Bên cạnh đó, Điều 166 Luật doanh nghiệp năm 2005 yêu cầu trước ngày 1/7/2009, doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra, theo Điều 170 Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên hoặc công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên. Bởi vậy, không còn hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như trước đây. Vì những lý do trên, LKDBH năm 2010 đã sửa đổi và bổ sung Điều 59 LKDBH năm 2000 theo hướng: Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm: công ty cổ phần bảo hiểm; công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm; hợp tác xã bảo hiểm; tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Hình thức tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới chỉ được quy định tại LKDBH năm 2010 mà không được quy định trong Luật doanh nghiệp. Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp trên, LKDBH năm 2010 cũng quy định thêm mô hình hợp tác xã bảo hiểm. Để triển khai các quy định về tổ chức kinh doanh bảo hiểm, các chính phủ Việt Nam cần ban hành nghị định và Bộ Tài chính cần ban hành thông tư hướng dẫn thi hành luật cụ thể về các mô hình tổ chức kinh doanh bảo hiểm nói trên.

Trong giai đoạn giao kết hợp đồng bảo hiểm, DNBH là bên trực tiếp soạn thảo điều khoản mẫu hợp đồng bảo hiểm, đưa vào áp dụng khi được Bộ Tài chính phê duyệt; thực hiện quảng bá sản phẩm và tiếp xúc khách hàng thông qua đội ngũ tư vấn viên hoặc môi giới bảo hiểm; thực hiện đánh giá rủi ro khi nhận được yêu cầu bảo hiểm, ban hành quyết định chấp nhận bảo hiểm; phát hành và giao hợp đồng bảo hiểm.

- Bên mua bảo hiểm: là chủ thể đứng tên trong hợp đồng BHNT đồng thời có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm. BMBH có thể là cá nhân hoặc tổ chức mà phải thỏa mãn các điều kiện về (i) năng lực pháp lý và (ii) quyền lợi có thể được bảo hiểm.

+ Do là chủ thể giao kết hợp đồng nên BMBH, trước tiên phải đáp ứng quy định pháp luật về năng lực pháp lý. Nếu BMBH là cá nhân thì phải là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và nếu BMBH là tổ chức thì phải được thành lập và thừa nhận hợp pháp, có đại diện giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật.

BLDS 2005 quy định người thành niên - người từ đủ 18 tuổi trở lên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. BLDS 2005 cũng quy định trường hợp mất năng lực hành vi dân sự (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự) và hạn chế năng lực hành vi dân sự (người nghiện ma tuý, nghiện các chất

kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và được Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự) thì các giao dịch dân sự của những người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên không thuộc một trong hai trường hợp nói trên có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

Pháp luật của một số quốc gia cho phép người chưa thành niên ở độ tuổi nhất định được mua bảo hiểm nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, nếu như người này chứng minh được mình có khả năng tài chính để thực hiện việc này [2].

BLDS 1995 và 2005 của Việt Nam cũng có quy định về một số giao giao dịch mà người tham gia chưa có hành vi dân sự đầy đủ cũng có thể xác lập và thực hiện. Điều 20 BLDS 2005 quy định (1) Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. (2) Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, do hiện tại LKDBH 2000 và 2010 không có quy định nào khác nên có thể hiểu: pháp luật Việt Nam cho phép người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tham gia hợp đồng BHNT mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật nếu người đó có tài sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng BHNT.

+ Như đã đề cập tại phần 1.3.1 « Nguyên tắc giao kết hợp đồng BHNT », điều kiện về việc BMBH phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH đã trở thành nguyên tắc trong hoạt động bảo hiểm trên thế giới. Nếu thỏa mãn được nguyên tắc này, hợp đồng BHNT cũng như hợp đồng bảo hiểm nói chung mới thỏa mãn được một trong bốn nguyên tắc chung, đó là nguyên tắc hợp đồng phải có mục đích hợp pháp.

Nếu theo Khoản 9 Điều 3 và Khoản 2 Điều 31 LKDBH 2000 thì quyền lợi có thể được bảo hiểm giữa BMBH với NĐBH trong hợp đồng bảo hiểm con người chỉ có thể là quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng và quyền đòi nợ (quyền tài sản). Việc quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người tại các điều luật trên là chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế, pháp luật các nước và thông lệ quốc tế. Thực tế cho thấy, các sản phẩm bảo hiểm con người đang được các DNBH ở Việt Nam triển khai rất đa dạng, trong đó có sản phẩm bảo hiểm con người mà BMBH là các tổ chức (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội... ) còn NĐBH là người lao động hoặc thành viên tổ chức đó hoặc BMBH là các ngân hàng còn NĐBH là người gửi tiền...Đối chiếu với các quy định của LKDBH 2000 và 2010 hiện hành thì BMBH và NĐBH trong các sản phẩm bảo hiểm này rõ ràng không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Trong giai đoạn giao kết hợp đồng BHNT, BMBH là chủ thể đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng bằng việc kê khai và gửi hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, BMBH phải nghiên cứu điều khoản hợp đồng và quyết định chọn các điều kiện hợp đồng BHNT; ngay từ giai đoạn này BMBH đã có nghĩa vụ thông báo tuổi chính xác, kê khai trung thực các thông tin về nhân thân và sức khỏe của bản thân và của NĐBH đồng thời nộp phí bảo hiểm ước tính.

- Những chủ thể có liên quan trong hợp đồng BHNT

Ngoài hai chủ thể chính có vai trò thực hiện giao kết, trong hợp đồng BHNT còn có NĐBH và Người thụ hưởng – các chủ thể không trực tiếp ký kết hợp đồng nhưng được BMBH chỉ định cụ thể trong hợp đồng BHNT và các quyền và nghĩa vụ nhất định phát sinh từ việc tham gia hợp đồng.

+ NĐBH: là cá nhân có tuổi thọ là đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng BHNT. NĐBH có thể đồng thời là BMBH hoặc Người thụ hưởng. Như đã đề cập trên, nếu NĐBH không đồng thời là BMBH thì phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với BMBH.

Khoản 2 Điều 38 LKDBH 2000 quy định không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau đây: a) Người dưới 18

tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản; b) Người đang mắc bệnh tâm thần. Ngoài ra, luật pháp các nước trên thế giới cũng như Việt Nam không có quy định giới hạn độ tuổi của NĐBH để được tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và đạt được mục đích của sản phẩm, các DNBH thường có quy định về độ tuổi tối thiểu hoặc/và tối đa của NĐBH theo từng sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm An Gia Tài Lộc (NA14, NA15, NA16) của Tổng Công ty BHNT có quy định NĐBH là người từ 1 đến 60 tuổi vào thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng nhưng không quá 70 tuổi khi thời hạn bảo hiểm của Hợp đồng kết thúc; sản phẩm An Sinh Giáo Dục (NA9) của Tổng Công ty BHNT có quy định NĐBH là trẻ em từ 1 đến 13 tuổi vào thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng.

Ngoài độ tuổi của NĐBH thì giới tính của NĐBH cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm. Các DNBH thường sử dụng bảng tỷ lệ tử vong như là bước đầu tiên để ấn định tỷ lệ phí bảo hiểm. Bảng tỷ lệ tử vong mà các DNBH sử dụng cho thấy, ở tình trạng thông thường, phụ nữ sống lâu hơn nam giới. Hầu hết các DNBH đều ấn định cho phụ nữ mức phí bảo hiểm ở tỷ lệ thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi.

Trong trường hợp BMBH mua bảo hiểm cho trường hợp chết của người khác mà không phải bản thân mình thì Khoản 1 Điều 38 LKDBH 2000 có quy định phải được người đó đồng ý bằng văn bản của NĐBH, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể tham gia bảo hiểm, hạn chế trục lợi bảo hiểm khi BMBH « kinh doanh » tính mạng, sức khỏe của người khác mà không được sự đồng ý của họ.

Trong giai đoạn giao kết hợp đồng, NĐBH cũng có nghĩa vụ kê khai trung thực về nhân thân và tình trạng sức khỏe của bản thân; ký tên vào Giấy yêu cầu bảo hiểm (nếu NĐBH đã thành niên), đi kiểm tra sức khỏe trước khi quyết định chấp nhận bảo hiểm nếu có yêu cầu từ phía DNBH.

Theo Khoản 8 Điều 3 LKDBH năm 2000, “người thụ hưởng là tổ chức, cá

nhân được BMBH chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người”. Theo Khoản 1 Điều 38 LKDBH năm 2000, “mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của BMBH”. Như vậy, theo pháp

luật Việt Nam, khái niệm người thụ hưởng chỉ có trong loại hình bảo hiểm con người và cần được BMBH chỉ định (nếu BMBH mua bảo hiểm cho bản thân) hoặc cả BMBH và NĐBH chỉ định (nếu BMBH tham gia bảo hiểm cho trường hợp chết của NĐBH khác). Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc người thụ hưởng cần phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH.

Tuy nhiên Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) cũng như một số quốc gia trên thế giới có quan điểm chặt chẽ hơn về người thụ hưởng. Để hiểu rõ vấn đề này, có thể phân chia ra hai trường hợp (i) cá nhân mua bảo hiểm cho chính cuộc sống của mình và (ii) cá nhân mua bảo hiểm cho cuộc sống của người khác [38].

Đối với trường hợp thứ nhất, pháp luật của Hoa Kỳ cho phép BMBH chỉ định bất kỳ người nào là người thụ hưởng. Tuy nhiên, quy tắc đánh giá rủi ro của hầu hết các DNBH Hoa Kỳ đều quy định rằng người thụ hưởng phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH khi phát hành hợp đồng. Cũng theo quan điểm này, người thụ hưởng đã được chỉ định (có quyền lợi có thể được bảo hiểm với NĐBH tại thời điểm giao kết hợp đồng và không có chỉ định người thụ hưởng khác) sẽ không buộc phải chứng minh quan hệ này nếu có sự thay đổi quan hệ tại thời điểm yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Ví dụ như ông Nguyễn Văn A mua BHNT cho cá nhân ông và chỉ định vợ ông – bà Nguyễn Thị B là người thụ hưởng. Sau đó vài năm, ông A li dị vợ nhưng không thay đổi nội dung chỉ định người thụ hưởng theo hợp đồng BHNT nói trên. Sau khi ông A tử vong, bà B yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Do quyền lợi có thể được bảo hiểm giữa ông A và bà B được thỏa mãn tại thời điểm yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm nói trên có hiệu lực nên bà B không cần phải đáp ứng yêu cầu về quyền lợi có thể được bảo hiểm với ông A sau khi ông A tử vong. Có một ngoại lệ ở bang California – Hoa Kỳ, pháp luật bang này cấm DNBH từ chối phát hành hợp đồng chỉ vì mỗi lý

do người được chỉ định thụ hưởng không có quyền lợi có thể được bảo hiểm với BMBH đồng thời là NĐBH.

Đối với trường hợp thứ 2, luật pháp nhiều quốc gia và hầu hết các bang của Hoa Kỳ chỉ quy định về việc BMBH phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với cuộc sống của NĐBH khi xem xét chấp nhận bảo hiểm. Tuy nhiên luật pháp của một số bang Hoa Kỳ và đa số quy tắc đánh giá rủi ro của các DNBH Hoa Kỳ có quy định: cả BMBH và người thụ hưởng phải có quan hệ có thể được bảo hiểm với NĐBH.

Theo một số điều khoản sản phẩm bảo hiểm đang được triển khai tại Việt Nam (ví dụ như điều khoản An Gia Thịnh Vượng với mã sản phẩm BV-NA10 đến BV-NA13 của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ), DNBH quy định chặt chẽ hơn về chủ thể này, cụ thể như sau: "Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (Người thụ

hưởng) do Người tham gia bảo hiểm chỉ định với sự đồng ý của NĐBH”. Thiết nghĩ, đây không chỉ là quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho NĐBH mà còn cần thiết để tránh trục lợi bảo hiểm.

Điều khoản sản phẩm BHNT của các DNBH đều có nội dung quy định về việc BMBH có quyền chỉ định, thay đổi, chỉ định người thụ hưởng khác khi người thụ hưởng chết trước NĐBH với sự đồng ý của NĐBH hoặc người đại diện của

Một phần của tài liệu LVTS-2012 - Giao Kết Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Vấn Đề Vô Hiệu Hóa Của Hợp Đồng (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w