Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu 17145_Bao cao tong ket ĐH2017-TN08-07 (Trang 25 - 26)

- Phương pháp thu thập số liệu:

Đề tài sử dụng dữ liệu mảng được thu thập từ các nguồn sau đây: Số liệu về giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam được lấy từ cơ sở dữ liệu về thương mại thế giới của WB - World Integrated Trade Solution (http://wits.worldbank.org). Số liệu về GDP được thu thập từ cơ sở dữ liệu của IMF (IMF World Economic Outlook Database). Số liệu về khoảng cách địa lý được tổng hợp từ nguồn timeanddate.com (https://www.timeanddate.com). Số liệu về tỷ lệ đất nông nghiệp trên tổng diện tích của nước nhập khẩu được tính toán dựa trên số liệu lấy từ nguồn dữ liệu của WB - World Bank database (http://date.un.org). Dữ liệu về tình trạng tiếp giáp biển được lấy từ nguồn Bản đồ thế giới - World Map (http://www.worldmap.org). Dữ liệu về sự khác

biệt về văn hoá được tính toán dựa trên số liệu của hofstede-insights.com (http://www.hofstede-insights.com/models/national-culture). Tiếp theo, số liệu về sự phát triển của thị trường tài chính và sự sẵn sàng về công nghệ được lấy từ Diễn đàn kinh tế thế giới - World Economy Forum (www.weforum.org). Cuối cùng, số liệu về tự do thương mại và tự do lao động được tổng hợp từ website heritage.org (http://www.heritage.org).

-Phương pháp phân tích số liệu:

§ Cách tiếp cận: Đề tài sử dụng cách tiếp cận biên ngẫu nhiên, trên cơ sở mô hình trọng lực mở rộng để ước lượng mức xuất khẩu tiềm năng của hàng nông sản Việt Nam.

§ Phương pháp ước lượng: Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng GMM để phân tích các yếu tố tác động tới tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU. Đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp FGLS để kiểm định tính vững của các kết quả hồi quy bằng phương pháp GMM.

Một phần của tài liệu 17145_Bao cao tong ket ĐH2017-TN08-07 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w