5. Dự kiến kết quả và hạn chế
2.1. Thực trạng tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam
Để có thể phân tích, đánh giá một cách chính xác tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại Việt Nam, chúng ta chia diễn biến tỷ giá theo các giai đoạn sau:
2.1.1.Giai đoạn trước 1989
Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đóng cửa và hướng nội, là thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Với cơ chế quản lý độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, nhà nước Việt Nam can thiệp trực tiếp vào việc xác định giá ngoại tệ và tồn tại chế độ tỷ giá cố định – đa tỷ giá. Các bạn hàng của nước ta chủ yếu là các nước xác hội chủ nghĩa trong hội đồng tương trợ kinh tế. Phương pháp xác định tỷ giá trong giai đoạn này là dựa trên cơ sở so sánh sức mua của hai đồng tiền và sau đó được quy định thành mức tỷ giá được thỏa thuận trong các hiệp định song phương, đa phương giữa các nước XHCN. Tỷ giá hối đoái thường cố định trong một thời gian dài.
Một đặc trưng nữa của tỷ giá trong giai đoạn này là chế độ đa tỷ giá, tức là việc tồn tại song song nhiều loại tỷ giá: tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch, tỷ giá kết hối nội bộ và tỷ giá kiều hối.
- Tỷ giá mậu dịch (còn được gọi là chính thức) được xác định dựa trên cơ sở so sánh giá xuất khẩu bằng VND và giá ngoại tệ của những mặt hàng xuất khẩu đó. Đây là tỷ giá dùng trong thanh toán có liên quan đến mua, bán hàng hóa, dịch vụ vật chất giữa các nước XHCN.
- Tỷ giá phi mậu dịch là tỷ giá dùng trong thanh toán, chi trả hàng hóa hoặc dịch vụ vật chất không mang tính thương mại, như chi về ngoại giao, đào tạo, hội thảo…
- Tỷ giá kết toán nội bộ được tính trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng thêm hệ số phần trăm theo từng nhóm hàng nhằm bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu. Tỷ giá này không công bố ra ngoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ. Nó thoát ly tỷ giá mậu dịch nhằm bù đắp những khoản thua lỗ trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nhà nước. Đây thực chất là một hình thức bù lỗ có tính chất bao cấp thông qua tỷ giá.
- Tỷ giá kiều hối được tính bằng tỷ giá chính thức cộng thêm tỷ lệ phần trăm có tính chất phụ thêm vào tỷ giá chính thức đối với ngoại tệ thuộc khu vực các các nước tư bản nhằm khuyến khích các dòng ngoại tệ mạnh từ những nước này chảy vào Việt Nam.
- Với chế độ tỷ giá trên, các yếu tố tác động tới tỷ giá hối đoái như lãi suất, lạm phát, cung – cầu ngoại hối không được xét khi xác định tỷ giá hối đoái. Tỷ giá chính thức có sự chênh lệch khác xa so với giá cả hình thành trên thị trường chợ đen. Kể từ năm 1987, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) về đổi mới nền kinh tế, tỷ giá hối đoái chính thức đã nhiều lần được được điều chỉnh và ngày càng tiếp cận với thị trường tự do, chênh lệch hai loại tỷ giá hối đoái giảm từ 666.6 % năm 1985 còn 66,6% năm 1988.
Bảng 2.1.Diễn biến tỷ giá hối đoái thời kỳ 1985 – 1988
Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái Chênh lệch TGHĐ trên thị trƣờng tự do và thị trƣờng Năm chính thức thị trƣờng tự do chính thức (VND/USD) (VND/USD) Tuyệt đối Tỉ lệ % 1985 15 115 100 666,6 1986 80 425 345 431,1 1987 368 1270 902 245,1 1988 3000 5000 2000 66,6
Nguồn: Nguyễn Thị Quy, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Đình Thọ (2008), Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) và hoạt động xuất khẩu, NXB Khoa học xã hội, tr 97
Thời kỳ này, đồng Việt Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền khác gồm cả các đồng tiền của các nước XHCN và các đồng tiền tự do chuyển đổi. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định với cơ chế quản lý tập trung dẫn đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, chế độ tỷ giá cố định – đa tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn này do nhà nước độc quyền xác định mà không tính đến các yếu tố cung cầu trên thị trường. Điều này đã làm triệt tiêu môi trường và điều kiện để hình thành, phát triển thị trường ngoại hối, nơi hình thành nên tỷ giá thị trường. Chế độ tỷ giá này đã gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.