Những biện pháp quản lý và giám sát áp dụng chung cho tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 122 - 125)

đoàn kinh tế tại Việt Nam

3.4.1.1. Quản lý và giám sát b ằng báo cáo tài chính hợp nhất

Để có những thông tin chính xác về hoạt động chung của tập đoàn, bên cạnh báo cáo hoạt động kinh doanh của từng công ty thành viên tập đoàn, Nhà nước yêu cầu công ty mẹ phải tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 25 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp những thông tin tài chính quan trọng cho cơ quan quản lý, nhà đầu tư [07]. Cơ quan quản lý trên cơ sở những thông tin này thực hiên việc điều tiết, định hướng phát triển và phân b ổ nguồn lực. Tuy nhiên, quy định thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất có một số vấn đề ảnh hưởng tới thực hiện.

Thứ nhất, khái niệm công ty mẹ- công ty con th eo Chuẩn mực kết toán Việt Nam (VAS) số 25 rộng hơn theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2005). Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (2005): “Một công ty được coi là công ty m ẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sở hữu trên 5 0% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành c ủa công ty đó; b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.”. Chuẩn mực kết toán Việt Nam (VAS) số 25 bổ sung thêm một số trường hợp có quan hệ công ty mẹ - công ty con: Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty m ẹ hơn 50%

quyền biểu quyết; Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận; Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của HĐQT hoặc cấp quản lý tương đương. Trên thực tế, có nhiều công ty không phải là công ty con trong t ập đoàn theo Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn nằm trong nhóm công ty phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 25 cũng quy định một số loại công ty con không ph ải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất: Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng); Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

Thứ hai, tính chất không bắt buộc của Báo cáo tài chính hợp nhất. Luật Doanh nghiệp (2005) không quy định công ty mẹ phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan thuế. Luật Doanh nghiệp (2005) cũng không quy định trách nhiệm của công ty con khi từ chối, chậm, hoặc cung cấp thông tin sai l ệch cho công ty mẹ dẫn đến việc công ty con không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo. Trong khi đó, xét về nghiệp vụ tài chính, lập báo cáo tài chính hợp nhất rất phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí. Vì vậy, các công ty mẹ không tự nguyện thực hiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất trừ trường hợp bắt buộc khi công ty mẹ là công ty c ổ phần đại chúng.

Theo quy định tại Thông tư 55/2012/TT-BTC, trong trường hợp công ty mẹ là một công ty đại chúng thì phải thực hiện việc công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm, trong trường hợp công ty mẹ là một công ty cổ phần đại chúng quy mô lớn thì phải thực hiện việc công bố báo cáo tài chính hợp nhất theo quý, bán niên (06 tháng) và theo năm [06]. Theo quy định tại Nghị định 08/2013/NĐ-CP, công ty mẹ không thực hiện việc công bố thông tin có th ể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50 triệu đến 70 triệu [17]. Thực tế hiện nay, việc xử phạt vi phạm

hành chính về công bố báo cáo tài chính hợp nhất chủ yếu áp dụng cho công ty đại chúng quy mô l ớn và sai phạm đã kéo dài vài n ăm.

3.4.1.2. Quản lý và giám sát b ằng chính sách thuế

Hệ thống pháp luật về thuế có tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của TĐKT. Hệ thống pháp luật về thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và ho ạt động TĐKT nói riêng r ất phức tạp gồm nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân. Một trong những ưu điểm của mô hình TĐKT là khả năng “điều hòa” thu nhập nhằm hạn chế việc nộp thuế. Thông qua việc thực hiện các giao dịch giả tạo hoặc các thủ pháp tài chính, công ty mẹ hoặc công ty con có hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ điều chuyển khoản lãi sang cho những công ty gặp thua lỗ trong kinh doanh. Về bản chất pháp lý, công ty mẹ và các công ty con đều là pháp nhân, ho ạch toán kinh doanh độc lập và là người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế của Việt Nam có xu hướng quản lý người nộp thuế mà không quan tâm t ới việc công ty đó là thành viên một TĐKT. Đây chính là lý do c ơ quan thuế khôn g yêu cầu công ty mẹ phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất bởi báo cáo này không t ạo cơ sở cho việc thu thuế. Quy định pháp luật về quản lý thuế đối với TĐKT tại Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ, đây là “lỗ hổng” lớn cho hoạt động chuyển giá, “tránh thuế” và trốn thu ế. Nhà nước cũng không đưa ra những chính sách thuế phù hợp để thúc đẩy sự hình thành và phát tri ển của tập đoàn.

3.4.1.3. Quản lý và giám sát b ằng quy định của hệ thống pháp luật cạnh

tranh

Sự hình thành và phát triển của TĐKT là một quá trình tập trung kinh tế. Luật Cạnh tranh (2004) không trực tiếp đưa ra định nghĩa thế nào là tập trung kinh tế mà chỉ đơn thuần liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. “Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: (i) sáp nhập doanh nghiệp; (ii) hợp nhất

doanh nghiệp; (iii) mua lại doanh nghiệp; (iv) liên doanh giữa các doanh nghiệp; (v) các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật”. Pháp luật cạnh tranh kiểm soát hành vi tập trung kinh tế chủ yếu theo chiều ngang dựa trên thị phần kết hợp mà nhóm doanh nghi ệp nắm giữ trên thị trường có liên quan. Trong quá trình mở rộng quy mô tập đoàn theo những hình thức trên, công ty thành viên t ập đoàn phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh nếu thị phần kết hợp từ 30%- 50% trên thị trường có liên quan. Các tập đoàn không được mở rộng quy mô vượt ngưỡng 50% thị phần kết hợp trên thị trường có liên quan. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà TĐKT vượt ngưỡng 50% thị phần kết hợp trên thị trường có liên quan, pháp luật cạnh tranh chưa có quy định về cơ chế chia, tách tập đoàn để bảo vệ tính bền vững của thị trường. Các quy định về tập trung kinh tế không được áp dụng với các TĐKT nhà nước vì sự hình thành của TĐKT nhà nước không x uất phát từ các hành vi tập trung kinh tế mà bằng những quyết định hành chính.

TĐKT có quy mô l ớn, nắm giữ nhiều thị phần trên thị trường vì vậy xuất hiện nguy cơ từ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam chưa có giải pháp để phát hiện và xử lý có hiệu quả việc thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh. Vì các thỏa thuận này thường mang tính nội bộ, kín đáo. Cơ quan nhà nước thường chỉ có nghi ngờ nhưng ít khi có bằng chứng để xử lý các thỏa thuận này. Việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong TĐKT có liên kết thị trường càng khó khăn hơn, vì các thành viên có quyền lợi lâu dài, gắn bó nhiều năm, do đó, rất khó để quan nhà nước có cơ hội tiếp cận với những thông tin cần thiết.

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w