Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động

Một phần của tài liệu 18.xuanluc (Trang 87 - 90)

Chương 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

3.2.6. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động

động văn hóa

Công tác kiểm tra, kiểm soát văn hóa của huyện được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, tập trung điều chỉnh các vấn đề bức xúc, mới phát sinh, góp phần ngăn chặn các tiêu cực và định hướng cho các dịch vụ văn hóa phát triển từ cấp huyện đến cơ sở đi vào trật tự, kỷ cương và nề nếp. Bởi vì nếu không qua kiểm tra thì không biết được tình hình, mức độ thực hiện, việc chấp hành quy định của pháp luật đối với các hoạt động văn hóa đến đâu, cái gì đúng, cái gì sai, nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Kiểm tra là để phát hiện, phòng ngừa những hành vi vi phạm tiếp theo.

Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra phải được lập lại kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, hàng tháng, hàng quý phải đặt ra cho Phòng VH&TT văn hóa Huyện những yêu cầu về công tác kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động quản lý văn hóa trên địa bàn để từ đó có những biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh cho phù hợp.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát thì phải cần làm tốt các nội dung sau:

- Thường xuyên rà soát, nắm chắc được tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn Huyện, phương thức kinh doanh của từng loại hình dịch vụ. Từ đó phân loại, đưa ra các kế hoạch và sự quản lý cụ thể trong công tác kiểm tra.

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến các văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực hoạt động văn hóa cho các đơn vị chức năng có liên quan, các phường và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động văn hóa trên địa bàn; hoàn thiện việc bổ xung các văn bản pháp luật làm cơ sở cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ văn hóa tự điều chỉnh hành vi hoạt động của mình, cũng như điều chỉnh hành vi của cơ quan quản lý nhà nước.

- Đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong hoạt động văn hóa trên địa bàn Huyện, cần thanh tra kiểm soát việc thực hiện chính sách pháp luật.

- Đẩy mạnh cơ chế giám sát hai chiều. Một là Phòng VH&TT Huyện có chức năng, nhiệm vụ quản lý các hoạt động văn hóa, sử dụng quyền lực tiến hành thanh tra, kiểm tra hành chính. Hai là nâng cao tính tự giác của nhân dân trong việc giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân, thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao về quản lý văn hóa.

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh, dứt điểm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa thông tin trên địa bàn của Huyện.

- Cần phải thực hiện cơ chế phân cấp, phân quyền giữa các cấp quản lý văn hóa trên địa bàn Huyện, cũng như giữa các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tham gia quản lý các hoạt động văn hóa một cách rõ ràng, tránh chồng chéo, ôm đồm.

- Tăng cường sự kết phối hợp chắt chẽ giữa Phòng VH&TT Huyện với các ngành chức năng, UBND Huyện trong việc thanh, kiểm tra để đảm

bảo tính khách quan cũng như sự thống nhất về nguyên tắc trong quá trình quản lý đối với các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa nói riêng.

- Kết hợp tốt hơn nữa công tác thanh, kiểm tra thường xuyên với đột xuất, đẩy mạnh vai trò giám sát của cộng đồng dân cư, nâng cao tính tự giác của các chủ thể hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về tệ nạn xã hội và tiêu cực xã hội trên địa Huyện.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn vững vàng, đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của công việc. Trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa. Những vấn đề khó khăn nảy sinh trong công tác cần báo cáo kịp thời để UBND

- Cần nâng cao hiệu quản lý trong việc kết hợp công tác thi đua khen thưởng cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua các hoạt động văn hóa, với các hình thức cổ vũ, động viên thi đua kịp thời, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong nhân dân. Đây là một biện pháp có ý nghĩa to lớn trong việc khích lệ, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào văn hóa cộng đồng cũng như sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới.

Như vậy để tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa cần thiết phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp và phối hợp, sử dụng linh hoạt một cách hiệu quả cho phù hợp với thực tế khách quan của huyện.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về văn hóa trong bối cảnh kinh tế hiện nay phải sử dụng đồng bộ các phương pháp kinh tế, giáo dục và các biện pháp hành chính thích hợp.

Một phần của tài liệu 18.xuanluc (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w