Ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do đến dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu luanvan_DinhXuanHop_2019_QTKD (Trang 28 - 30)

Logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định. Cùng với độ mở của nền kinh tế Việt Nam hiện đã rất lớn với 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực như Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA)…cùng Hiệp định RCEP vừa được ký kết sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa gia tăng là dư địa để ngành logistics tăng trưởng, nhưng cùng với đó, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cũng sẽ ngày càng lớn. Bộ Công Thương cho biết, các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFA và sắp tới là RCEP sẽ tác động tích cực đối với việc cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp và của nền kinh tế nhờ vào việc tiếp cận thị trường xuất khẩu có sự ưu đãi về thuế quan, tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, giảm được chi phí các yếu tố đầu vào. “Để các doanh nghiệp logistics tận dụng tốt các ưu đãi mà những FTA thế hệ mới đem lại, điều trước tiên các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin để tận dụng các chính sách ưu đãi của Hiệp định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cải thiện công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng các thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0 trong các dịch vụ logistics, đặc biệt đẩy mạnh kết nối thông tin với mạng logistics toàn cầu”.

Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, bên cạnh những cơ hội luôn đi kèm với cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, bước đầu là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp, bài bản, phù hợp với mội

trường làm việc quốc tế. Một điểm nữa các doanh nghiệp cần lưu ý là cải thiện quy mô vốn, năng lực quản lý và phạm vi hoạt động kinh doanh, đặc biệt thông qua việc tận dụng cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư quốc tế. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ, tới 90% doanh nghiệp khi đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng, chỉ có 1% có mức vốn trên 100 tỷ đồng, 1% có mức vốn từ 50 đến 100 tỷ đồng. Cùng đó, có tới 50% số doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đăng ký ở loại hình Công ty TNHH một thành viên. Giờ đây, toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp cần thay đổi để phù hợp với sân chơi lớn thông qua việc tận dụng cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư quốc tế. Để giải tỏa những điểm nghẽn của ngành logitstics, đại diện VCCI và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đều cho rằng, cần tiếp tục đầu tư cải thiện về hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành để kéo giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp, giảm bớt chi phí không chính thức. Việc tăng cường kết nối và hình thành hệ sinh thái cộng sinh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với các doanh nghiệp FDI là vô cùng cần thiết để khơi thông dòng chảy logistics, thúc đẩy hình thành các dịch vụ môi giới trung gian trong ngành.

Ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến hoạt động đầu tư hạ tầng của các Công ty logistics thường theo 02 hướng:

- Tác động tích cực là những cơ hội của hiệp định thương mại tự do FTA mang lại qua đó thúc đẩy hoạt động đầu tư hạ tầng của các Công ty logistics. Các tác động tích cực thường là môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của các công ty. Chính vì thế, nếu các công ty chớp được các thời cơ sẽ tạo ra những hiệu quả trong đầu tư, tạo ra lợi thế trong phát triển từ kết quả đầu tư hạ tầng logistics.

- Tác động tiêu cực là những ảnh hưởng, những thách thức mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, phát triển hạ tầng logistics của các Công ty. Có thể nói việc sẵn sàng, và có những chuẩn bị để đương đầu với những thách thức của các công ty có thể tạo ra những động lực để các công ty đổi mới, phát triển hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DOVIỆT NAM - HÀN QUỐC TỚI ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CỦA CÁC CÔNG TY

Một phần của tài liệu luanvan_DinhXuanHop_2019_QTKD (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w