Chức năng của quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu luanvan_TranTrongViet_2019_QTKD (Trang 34 - 38)

Chức năng của quản trị nguồn nhân lực thể hiện ở các phương diện: Thứ nhất, quản trị nguồn nhân lực có chức năng thu hút nguồn nhân lực. Chắc chắn rằng không người lao động nào có thể từ chối một doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện tốt, mức đãi ngộ cao và môi trường làm việc an toàn. Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp và gồm các hoạt động như: Hoạch định nhu cầu nhân viên, phân tích công việc và tuyển dụng: phỏng vấn, trắc nghiệm. thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Với vai trò này, quản trị nguồn nhân lực đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng nhân viên để thực hiện các hoạt động trong công ty cho kết quả cao với trình độ, kỹ năng, phẩm chất phù hợp mỗi công việc và bố trí đúng người đúng việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Chức năng này thể hiện qua các hoạt động như phân tích công việc, tìm hiểu nhu cầu nhân viên, lựa chọn và tuyển dụng nhân viên. Để đội ngũ nhân viên không bị dư thừa, doanh nghiệp trước khi đăng tin tuyển dụng phải xem xét tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và phối hợp với quản lý công việc

để biết thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp từ đó mới xác định thời điểm, công việc và vị trí cần tuyển dụng.

Thực hiện phân tích công việc trước khi ra thông báo tuyển dụng sẽ cho nhà quản trị biết cần tuyển dụng với số lượng bao nhiêu, yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra đối với ứng viên là như thế nào mới đảm bảo công việc được thực hiện đúng, hiệu quả. Chức năng này thường được thực hiện bởi phòng nhân sự và trong quá trình phỏng vấn có áp dụng trắc nghiệm hỏi chuyên môn để ra quyết định tuyển dụng ứng viên tốt nhất cho công việc.

Thứ hai, quản trị nguồn nhân lực có chức năng duy trì nguồn nhân lực, trong đó bao gồm các chức năng nhỏ: kích thích, động viên nhân viên bằng các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên như xây dựng bảng lương, thiết lập, áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật phúc lợi, phụ cấp... đồng thời duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.

Thứ ba, quản trị nguồn nhân lực có chức năng quan hệ lao động. Đây là chức năng liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, cải thiện môi trường làm việc.

Chức năng thông tin và dịch vụ về nhân lực: Nhóm chức năng này cung cấp các thông tin có liên quan đến người lao động và thực hiện các dịch vụ mang tính phúc lợi cho nhân viên thông qua chức năng duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện môi trường làm việc, văn hóa công ty, đảm bảo các mối quan hệ theo như điều khoản đã ký hết trong hợp đồng lao động, luôn có sự cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động... Thực hiện tốt chức năng này nhằm thỏa mãn sự hài lòng cho nhân viên cho họ cảm thấy thoải mái, an tâm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp với mức thu nhập xứng đáng với những gì đã bỏ ra, là động lực cho nhân viên làm việc lâu dài với tổ chức.

Chức năng đào tạo và phát triển: Để đội ngũ nhân viên trong công ty hoàn thành tốt mọi công việc được giao, nhóm chức năng này phát huy tác dụng chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm cho họ có đủ trình độ, kỹ năng, am hiểu chuyên môn về cả chiều sâu lẫn chiều rộng đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa điểm mạnh của bản thân. Hoạt động của nhóm chức năng này là hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân đặc biệt trong hoạt động vận hành máy móc, trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó phải bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức - phương pháp quản lý mới, kỹ thuật mới cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động của công nhân viên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản trị nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và của nhà máy Z119 nói riêng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa và sản xuất. Quản trị nguồn nhân lực có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau và đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều vai trò và chức năng cần thiết. Qua chương này, tác giả khái quát các mô hình quản trị nguồn nhân lực và nội dung quản trị nguồn nhân lực đồng thời nêu ra các vai trò và chức năng của công tác quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY Z119

Một phần của tài liệu luanvan_TranTrongViet_2019_QTKD (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)