CỦA NGÀNH BƯU ĐIỆN VÀ CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
1.
N h ữ n g t h u ậ n lợi và khó k h ă n .
Trong những năm qua môi trường kinh doanh có nhiều biến đổi, nền kinh tế đất nước đã có sự phát triển vượt bậc, tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Công ty COKYVINA hoạt động trong lĩnh vực được coi là phát triển nhất hiện nay và là lĩnh vực được nhà nước ưu đãi. Do đó công ty rất nhiều thuận lợi trong kinh doanh. tuy nhiên bên cạnh đó thì công ty gặp phải không tíc khó khăn từ phía khách quan cũng như chủ quan .
a. Thuận lợi.
Là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, nhập khẩu các thiét bị vật tư chuyên ngành bưu điện là chức năng cơ bản của Công ty COKYVINA. Công ty đã có nhiều thuận lợi khi mà nhà nước có chủ trương đưa ngành Bưu chính viễn thông tiến thẳng lên hiện đại hoá, ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ đó mà công ty đã được ưu đãi trong nhập khẩu (như đối với thiết bị toàn bộ thì mức thuế nhập khẩu = 0).
Các chính sách của Nhà nước đã có đổi mới, tạo định khoản thuận lợi chi hoạt động nhập khẩu (như sự cải tiến trong khâu giao nhận hàng hoá và khâu cấp giấy phép nhập khẩu ). Đặc biệt là Công ty đã được quan tâm sự giúp của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Nhu cầu về thông tin Bưu chính ngày càng tăng lên là điều kiện cơ sở để Công ty tăng khối lượng kinh doanh. Các công trình thông tin ngày càng nhiều thì càng cần thiết bị vật tư. trong khi sản xuất trong nước còn yếu kém, hầu như không đáng kể thì nhập khẩu lại càng trở lên thuận lợi. Một thuận lợi nữa trong hoạt động nhập khẩu của Công ty đó là đội ngũ nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm trong kinh doanh nhập khẩu. Hầu hết các cán bộ này đều qua đại học, là những người có trách nhiệm cao, nhiệt tình công tác.
Công ty còn tại được nhiều mối quan hệ với rất nhiều đối tác trong và ngoài nước. Trong kinh doanh Công ty luôn giữ chữ tín, do đó Công ty đã nhận được rất nhiều ưu đãi trong kinh doanh. Công ty đã tạo lập được nguồn hàng ổn định, hiệu quả.
b. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đã kể trên, Công ty COKYVINA còn gặp không ít khó khăn. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, do đó khi chuyển sang cơ chế thị trường thì phải mất một thời gian khá dài mới thích nghi được với môi trường kinh tế mới. Tư tưởng kinh doanh theo kiểu cũ vẫn còn tồn tại trong một số cán bộ công nhân viên. Các tiêu cực kinh tế thị trường đã xâm nhập và tác động xấu đến Công ty.
Một số vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với Công ty vẫn là vấn đề vốn kinh doanh. Nguồn vốn do nhà nước cấp và Công ty tự bổ xung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng kinh doanh. Công ty đã có rất nhiều biện pháp khắc phục nhưng vẫn chưa đạt kết quả cao.
Một khó khăn nữa là nguồn lao động dư thừa do lịch sử để lại. Từ năm 1993 Công ty COKYVINA có khoảng 20 cán bộ công nhân viên, hiện nay còn khoảng 170 người, nhưng số tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh chính khoảng 110 người, số còn lại là công nhân bảo vệ, bảo quản kho, không có nghiệp vụ kinh doanh trình độ chuyên môn thấp. Bên cạnh đó còn khoảng 200 cán bộ hưu trí khu vực Hà Nội.
Cơ sở vật chất, kho tàng của Công ty thì nhiều nhưng phân tán, chủ yếu ở các nơi xa xôi hẻo lánh, không thuận lợi cho công tác quản lý điều kiện dẫn đến chp quản lý cao.
Tuy là hoạt động trong lĩnh vực được nhà nước có ưu đãi song do cơ chế quản lý của Nhà nước chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ trên nhiều lĩnh vực nên Công ty cũng bị gây nhiều cản trở khó khăn trong kinh doanh.
Như vậy trong những năm tới Công ty có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, nhưng cũng không ít khó khăn cản trở, đòi hỏi Công ty phải đánh giá đúng được khó khăn thuận lợi của mình để có biện pháp khai thác, khắc phục, sao cho hiệu quả nhất. Trong cơ chế thị trường môi trường kinh doanh luôn biến động do đó mà những lợi thế cũng không ngừng thay đổi, việc đánh giá thuận lợi khó khăn đòi hỏi phải linh hoạt chính xác.
2.
P h ư ơ n g h ư ớ n g đ ế n n ă m 2005.
Giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai của Công ty COKYVINA. Đây cũng là giai đoạn hai của kế hoạch tăng tốc trong toàn ngành Bưu điện Việt Nam. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đến năm 2005 của Công ty cũng là nhằm góp phần thực hiện kế hoạch tăng tốc của toàn ngành.
Các chủ trương lớn: giai đoạn 2000 – 2005.
Từng bước phát triển mạng lưới nghiên cứu theo hướng hiện đại đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, thoả mãn mọi nhu cầu thông tin của xã hội và quốc phòng, an ninh, tạo cơ sở cho việc xh hoá thông tin vào đầu thế kỷ XXI.
Phát triển công nghiệp Bưu chính viễn thông theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng sản phẩm, từng bước tiến tới đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.
2.1. Mục tiêu đến năm 2005 của toàn ngành.
Phấn đấu đạt mật độ điện thoại từ 8-10 máy/100 dân, riêng Hà Nội, TP HCM đạt 25-30 máy/ 100 dân. Hầu hết các xã có điện thoại, đảm bảo liên lạc thông suốt với 100% xã trọng điểm vùng biên giới.
Tiếp tục nâng cấp mạng đường trục quốc gia nhằm thoả mãn mọi nhu cầu thông tin liên lạc của toàn xã hội.
Mạng viễn thông phát triển theo hướng cáp quang hoá đến mạng thuê bao. Đến năm 2005 đạt 90-95% các tỉnh, thành phố có các tuyến truyền dẫn liên tỉnh bằng cáp quang.
Tập trung đầu tư các công trình trọng điểm gia như: tuyến cáp quang T – V- H (Thái Lan – Việt Nam – Hồng Kông), xây dựng mạng thông tin vệ tinh nội hạt VSAT, xây dựng quản lý thống nhất mạng Internet, xây dựng tuyến cáp quang xuyên lục địa 6 nước Trung Quốc – Việt Nam – Lào – Thái Lan – Malaysia – Singapore, phóng vệ tinh riêng của Việt Nam, xây dựng tuyến cáp quang biển Việt Nam dọc theo bờ biển....
Tăng cường liên doanh hợp tác để đẩy mạnh sản xuất trong nước, đến năm 2000 sản xuất của công nghiệp Bưu chính Viễn thông trong nước phải đáp ứng được 40-45% nhu cầu của mạng lưới viễn thông cả nước.
Mục tiêu toàn ngành có thể được đánh giá qua bảng sau:
BẢNG : MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2005. C h ỉ ti ê u ĐV N ă m 2002 - 2004 2001 2002 2003 2004 2005 Dân số (người) 1000 80.100 81.610 82.520 83.490 84.500 Số bưu cục 2.700 2.900 3.100 3.300 3.600 Bán kính phục vụ bình quân Km 6,2 6,0 5,28 5,64 5,4 Tổng số máy 1000 1188 3670 4254 6140 9288
Số thuê bao mới 1000 400 482 584 886 1148
Mật độ điện thoại/100 dân 3,59 4,18 5,87 6,9 9,2 Doanh thu Tỷ đ 14150 17255 20767 24255 29842 Tổng số vốn đầu tư Tỷ đ 12532 15071 16726 18732 22072 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đ 4327 6211 8659 10239 13845
(Theo số liệu của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam )
2.2. Phương hướng của công ty.
Căn cứ vào kế hoạch của toàn ngành và điều kiện của Công ty, kế hoạch đến năm 2005 của Công ty COKYVINA đã được xây dựng với mục tiêu và nhiệm vụ sau:
Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ mà Tổng Công ty giao cho, đó là nhập khẩu thiết bị toàn bộ, nguyên vật liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông trong giai đoạn 2 của kế hoạch tăng tốc của ngành bưu điện. Đồng thời tổ chức hoạt động kinh doanh hàng tự kinh doanh để thu lợi nhuận cao, củng cố thi phần, thế mạnh làm cho Công ty ngày càng lớn mạnh.
* Nhiệm vụ:
Tiến hành phân cấp quản lý kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, nhậy bén trong cơ chế thị trường để có đủ khả năng chấp nhận sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kinh doanh có hiệu quả, xây dựng Công ty ngày một lớn mạnh.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa công tác dịch vụ kỹ thuật, bảo hành thiết bị, dịch vụ tiếp nhận vận chuyển hàng hoá thành những hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết vật liệu cho cán bộ công nhân viên.
Tổ chức đào tạo và tái đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu – nhập khẩu cho cán bộ làm việc trong cơ chế cũ, chưa có trình độ phù hợp, nhận và bổ xung thêm các cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ kinh doanh trong cơ chế thị trường và kinh doanh xuất khẩu
– nhập khẩu.
Kiện toàn tổ chức các đơn vị bổ xung các cán bộ có trình độ chuyên môn vào các khâu trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh, sửa đổi hoàn thiện các quy chế quy định về sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập, khuyến khích người lao động phát huy trí tuệ tài năng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Tăng cường hơn nữa nghiên cứu tình hình cung cấp thiết bị thông tin thế giới, nắm bắt được sự thay đổi trên thị trường để có biện pháp phù hợp. Không ngừng củng cổ uy tín trong kinh doanh, mở rộng hợp tác liên doanh, mở rộng quan hệ buôn bán với các đối tác trong khu vực.
Nhập khẩu các thiết bị lẻ vật tư, chuyên dùng với kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, thực hiện mục tiêu mà toàn ngành đã đặt ra.
Tăng cường các biện pháp nhằm tăng nhanh doanh số bán hàng, tăng vòn quay của vốn, khắc phục tình trạng thiếu vốn. Đến năm 2005 đưa doanh số hàng tự kinh doanh lên 205 tỷ đồng.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG TỰ DOANH Ở