Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH TMCP

Một phần của tài liệu luanvan_NguyenThiAn_2019_QTKD (Trang 72 - 75)

Tuy nhiên, ngày nay không chỉ tại NH TMCP Hàng Hải mà hầu như tất cả các NHTM đã và đang tập trung phát triển những dịch vụ sản phẩm như: Bảo hiểm, Trái phiếu,… những sản phẩm này không còn quá mới mẻ tuy nhiên vẫn luôn hấp dẫn khách hàng vì những tiện ích và cơ hội mà chúng mang lại.

Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro đối với Hàng Hải tuy đã được chú trọng, nhưng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Ngân hàng Hàng Hải còn chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản dẫn đến tình trạng vay mượn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng với lãi suất lên xuống thất thường. Ngoài ra, ngân hàng vẫn chưa kiểm soát tốt 100% các rủi ro hoạt động phát sinh trong hoạt động, vẫn còn có các cán bộ thoái hóa, biến chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp để trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và làm giảm hệ số tín nhiệm của các ngân hàng trên thị trường quốc tế.

3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam Việt Nam

3.3.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu trên Phần 2 như sau:

● Giả thuyết 𝐻1: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của MSB. ● Giả thuyết 𝐻2: Chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến lợi nhuận của MSB. ● Giả thuyết 𝐻3: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của MSB. ● Giả thuyết 𝐻4: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến lợi nhuận của MSB. ● Giả thuyết 𝐻5: Rủi ro thanh khoản tác động ngược chiều đến lợi nhuận của MSB. ● Giả thuyết 𝐻6: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến lợi ● nhuận của MSB.

● Giả thuyết 𝐻7: Lạm phát tác động ngược chiều đến lợi nhuận của MSB.

● Giả thuyết 𝐻8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến lợi nhuận của MSB.

Với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM, luận

văn đã tham khảo mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở của Kizito Mudzamiri (2012), Fadzlan Sufian (2011), Alper Anbar (2011), Ahmet Ugur (2010), Vong và Chan (2009) [45] cùng các phát hiện của các nghiên cứu trước, tác giả dự kiến tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng để nhận dạng yếu tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam.

Đối với giải thích việc lựa chọn chỉ hai biến vĩ mô khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam, tác giả dựa trên tiếp cận nghiên cứu trước đây của tác giả Trần Việt Dũng (2014), tác giả này đề nghị sử dụng hai biến vĩ mô GDP và INF, hơn nữa đều tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2006-2012. Ngoài ra, bài nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) khi nghiên cứu yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 với tiếp cận tương đồng với tác giả Trần Việt Dũng (2014), cũng chỉ sử dụng hai biến vĩ mô GDP và INF trong kiểm soát các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như Molyneux, Thornton (1992), Gul, Irshad và Zaman (2011) [22], Sufian (2011), Zeitun (2012) trình bày trong Phần 2 chỉ ra lạm phát INF và tăng trưởng kinh tế GDP với các nghiên cứu Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Gul, Irshad và Zaman (2011), Ayadi và Boujelbene (2011) [5] có mối quan hệ đến lợi nhuận của NHTM. Đây là lý do ở khía cạnh của bài luận văn này, tác giả sử dụng hai biến vĩ mô GDP và INF trong kiểm soát các biến vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam. Mô hình thực nghiệm các yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam được trình bày dưới đây:

Mô hình 1: ROA làm biến phụ thuộc.

ROA = β0 + β1*SIZE + β2*OC + β3*CR + β4*KAP + β5*LQ + β6*LOTA + β7*INF+ β8*GDP + €i

Mô hình 2: ROE làm biến phụ thuộc.

ROE = β0 + β1*SIZE + β2*OC + β3*CR + β4*KAP + β5*LQ + β6*LOTA + β7*INF + β8*GDP + €i

Mô hình 3: NIM làm biến phụ thuộc.

NIM = β0 + β1*SIZE + β2*OC + β3*CR + β4*KAP + β5*LQ + β6*LOTA + β7*INF+ β8*GDP + €i

Trong đó:

Biến phụ thuộc là ba yếu tố đo lường lợi nhuận ngân hàng thương mại, nhằm

mục đích đối chiếu kết quả nhằm cho bằng chứng tin cậy hơn, gồm: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE), lợi nhuận trên tài sản: (Return on Asset – ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Biến độc lập: là yếu tố ở phía bên phải của phương trình hồi quy. Các yếu tố có

thể tác động đến tỷ lệ lợi nhuận trong các bằng chứng thực nghiệm và lý thuyết và quan điểm của các tác giả các bài nghiên cứu trước đây tác động đến lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam đã được trình bày và đặt giả thuyết ở Phần 2.

€i: là sai số trong mô hình hồi quy. Bảng tổng hợp chi tiết về công thức các biến

được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.6.Yếu tố đại diện biến ngẫu nhiên và kỳ vọng dấu

STT Ký hiệu biến Đo lường Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc

ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản ROE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

NIM (Thu nhập lãi – Chi phí lãi)/Tổng tài sản

1 SIZE Logarit tự nhiên của tổng tài sản +/-

2 OC Chi phí hoạt động chia cho tổng tài sản +/-

3 CR 𝐶𝑅 =(𝑛ợ đã 𝑥ử 𝑙ý − 𝑛ợ đã 𝑥ử 𝑙ý đã 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖 đượ𝑐)𝑡 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛ợ 𝑘ℎó đò𝑖𝑡−1 - 4 KAP Tỷ số vốn cổ phần trên tổng tài sản +/-

5 LQ

[(Tiền gửi không kỳ hạn + Cam kết cho vay chưa sử dụng) - (Tiền mặt và Tiền gửi tại các tổ chức khác + Chứng khoán kinh doanh + Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước + Thương phiếu + Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán + cho vay liên ngân hàng + Chứng khoán phái sinh ròng)]/Tổng tài sản

-

6 LOTA Tổng dư nợ/Tổng tài sản +/-

7 GDP Tốc độ tăng trưởng GDP +/-

8 INF Chỉ số lạm phát CPI +/-

Trước khi tiến hành chạy hồi quy, nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình như: hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến, và tương quan phụ thuộc chéo.

Một phần của tài liệu luanvan_NguyenThiAn_2019_QTKD (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)