Thực trạng phát triển NNL của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM. (Trang 38 - 47)

2.2.1 Thực trạng phát triển số lượng và cơ cấu

Về số lượng

Bảng 2. 1 : Thống kê số lượng NNL của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Đơn vị tính: Người (Nguồn: Theo Số liệu báo cáo của phòng TCHCTH năm 2015 -2020 )

Kể từ khi THQHVN chính thức đi vào hoạt động, đội ngũ nguồn nhân lực chỉ có 271 người trong đó đội ngũ cán bộ luân chuyển từ VOVTV của Đài TNVN sang là 91 người, 180 người tuyển dụng mới. Vào những năm đầu hoạt động và phát triển, THQHVN đã gia tăng hơn về quy mô số lượng cũng như trình độ nhân lực. Năm 2016, NNL của THQHVN đã tăng thêm 35 người, năm 2017 tăng thêm 37 người so với năm 2015. Năm 2018, THQHVN tiếp nhận thêm Cổng thông tin điện tử Quốc hội và thành lập 01 đơn vị cấp phòng là Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền thông đa phương tiện nên số lượng nhân sự có tăng lên. Tuy nhiên mức tăng

số lượng NNL năm 2018 và năm 2019 vẫn chưa theo kịp và chưa tương xứng với mức tăng về khối lượng công việc mà THQHVN được giao ngày một nhiều cùng với yêu cầu tăng về số lượng, chất lượng chương trình. Điều đấy dẫn đến việc quá tải công việc ở các phòng sản xuất hiện nay đặc biệt là khối dựng, khối quay phim.

Về cơ cấu

Ngoài việc đánh giá thực trạng số lượng NNL thì việc xem xét đánh giá về cơ cấu NNL là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng.

Bảng 2.2: Thống kê cơ cấu NNL theo giới tính và độ tuổi

Đơn vị tính: Người

Nội dung chỉ tiêu

Số liệu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số NNL 271 276 278 287 294 294

1. Cơ cấu theo giới tính

Lao động nam 141 146 145 152 137 137

Lao động nữ 130 130 133 135 157 157

2. Cơ cấu theo độ tuổi

Độ tuổi dưới 30 62 64 72 91 108 108

Độ tuổi từ 31 đến 49 188 190 182 172 161 161

Độ tuổi từ 50 đến 60 21 22 24 24 25 25

(Nguồn: Theo Số liệu báo cáo của phòng TCHCTH năm 2015 -2020 )

- Về cơ cấu NNL theo giới tính: theo số liệu thống kê tại Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu nhân lực nữ của THQHVN tăng nhanh trong những năm gần đây; nếu ở thời điểm năm 2015 nhân lực là nam có 141 người chiếm tỷ lệ 52%, nữ có 130 người chiếm tỷ lệ 48% thì tính đến hết năm 2012 nhân lực nam có 137 người chiếm tỷ lệ 46.6 %, nữ có 157 người chiếm tỷ lệ 53.4%. Việc nhân lực nữ tăng bên cạnh thuận lợi là phù hợp với tính chất của một số nhiệm vụ đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ như dựng hình, đồ họa..v.. v, thì cũng gặp không ít khó khăn đối với những nhiệm vụ đòi hỏi sự vận động với cường độ cao như truyền hình lưu động, truyền hình trực tiếp.

Ngoài ra tỷ lệ nữ cao cũng ít nhiều gây ra sự khó khăn trong công tác sắp xếp công việc ca kíp do lao động nữa trong độ tuổi sinh đẻ cao nên số lượng nghỉ thai sản, nghỉ chăm con ốm. Điều đó gây áp lực trong sắp sếp công việc của đơn vị

- Về cơ cấu NNL theo độ tuổi: theo số liệu thống kê tại Bảng 2.2 cho thấy, tính đến hết năm 2019 NNL của THQHVN nằm trong độ tuổi từ 31 - 49 chiếm tỷ lệ 54.8 % trong tổng số NNL của THQHVN, NNL nằm trong độ tuổi dưới 30 trở xuống chiếm tỷ lệ 36,7%; trong khi đó nhân lực nằm trong độ tuổi từ 50-60 trở xuống chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 8.5% trong tổng số NNL của THQHVN. Tuy nhiên với đội ngũ nhân lực trẻ trên bên cạnh những thuận lợi để đảm bảo sự nhanh nhạy, năng động, tiếp cận nhanh với thành tựu của khoa học công nghệ thì cũng không ít khó khăn vì còn thiếu kinh nghiệm nhất là trong công tác quản lý, biên tập, vận hành, khai thác và sản xuất các chương trình trực tiếp.

2.2.2 Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.2.2.1 Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ

Bảng 2.3: Thống kê cơ cấu NNL theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ tin học, ngoại ngữ

Đơn vị tính: Người

Nội dung chỉ tiêu Năm Số liệu

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số NNL 271 276 278 287 294 294

1. Phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ trên đại học 27 29 31 31 33 35

Trình độ đại học 239 242 241 254 259 257

Trình độ cao đẳng, trung cấp 5 5 6 2 2 2

2. Phân theo trình độ ngoại ngữ

Trình độ Đại học 28 29 30 30 32 32

Trình độ chứng chỉ C 62 65 67 65 67 67

Trình độ chứng chỉ A, B 177 176 175 187 191 193

(Nguồn: Theo Số liệu báo cáo của phòng TCHCTH năm 2015 -2020 )

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Qua số liệu thống kê tại Bảng số 2.3 cho thấy, nếu năm 2015 nguồn nhân lực THQHVN mới chỉ có 27 người có trình độ trên đại học thì đến năm 2019 đã tăng lên 33 người; nhân lực có trình độ đại học năm 2015 là 239 người, đến hết năm 2019 đã tăng lên 259 người; nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2015 là 5 đến hết năm 2019 đã giảm xuống 2 người, tỷ lệ giảm là 60%. Tính đến năm 2020 theo bảng trên THQHCN có số người có trình độ đại học và trên đại học của là 292 người đạt tỷ lệ 99,6 %. Số ít lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chủ yếu bao gồm các đội ngũ lái xe, tạp vụ…Có thể thấy lao động tại THQHVN phần lớn là những người có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, một vấn đề không chỉ của riêng THQHVN mà của hầu hết các Đài truyền hình trong cả nước hiện nay, đó là nhân lực ngành truyền hình mặc dù tốt nghiệp đại học nhưng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công việc cho nên khi tuyển dụng vào đơn vị đều phải đào tạo lại. Đây cũng là một trong những bất cập của THQHVN gây lãng phí thời gian và kinh phí.

Về trình độ ngoại ngữ:

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng thì ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng và đặc biệt cần thiết trong lĩnh vực truyền hình thời kỳ hội nhập. Bởi muốn tiếp cận công nghệ, tiếp cận thông tin thì nhà báo phải kiên trì nâng cao năng lực ngoại ngữ để có thể kiểm chứng thông tin đa chiều. Vậy nên trong các kỳ tuyển dụng của THQHVN đều bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ nên hầu hết đội ngũ CBQL, phục vụ và cán bộ chuyên môn đều có trình độ ngoại ngữ từ A trở lên (98,5%), cá biệt có vài trường hợp chưa có trình độ ngoại ngữ là đội ngũ lái xe phục vụ, tạp vụ.

Về trình độ tin học:

Một trong yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận, thao tác các khâu sản xuất chương trình đặc biệt là ứng dụng trong các khâu vận hành, khai thác các nguồn dữ liệu đó là kiến thức tin học

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, trong những năm qua, THQHVN đã đưa ra tiêu chuẩn bắt buộc khi được tuyển dụng vào làm việc tại THQHVN là phải có trình độ tin học từ trình độ B trở lên. Đồng thời THQHVN cũng thường xuyên khuyến khích người lao động chủ động hơn trong việc nâng cao trình độ tin học.Vậy nên tỷ lệ người có trình độ tin học trong đơn vị rất cao.

2.2.2.2 Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước

Về trình độ lý luận chính trị

Đây là việc tiêu chuẩn hóa cán bộ, viên chức Nhà nước; việc học tập lý luận chính trị sẽ tạo cho cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị, lập trường kiên định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đường lối đổi mới do Đảng đề ra. Nâng cao nhận thức lý luận chính trị chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là đối với THQHVN là đơn vị báo chí sản xuất tin bài chuyên biệt về Quốc hội.

Bảng 2. 4 : Thống kê chất lượng NNL theo trình độ lý luận chính trị và ngạch bậc

Đơn vị tính: Người

Nội dung chỉ tiêu

Số liệu Năm

2015 Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020

Tổng số NNL 271 276 278 287 294 294

1. Phân theo trình độ lý luận chính trị

Trình độ cao cấp 10 10 11 12 12 13

Trình độ trung cấp 72 87 95 98 105 108

Trình độ sơ cấp 189 179 172 177 177 173

2. Phân theo ngạch bậc

Chuyên viên chính, biên tập viên

chính, phóng viên chính, kỹ sư chính 19 19 20 32 35 37

Phóng viên, biên tập viên, MC,

chuyên viên, kỹ sư 125 140 144 135 134 132

Nhân viên hợp đồng 127 117 114 120 125 125

(Nguồn: Theo Số liệu báo cáo của phòng TCHCTH năm 2015 -2020 )

Qua Bảng 2.4 cho thấy, trong những năm qua một số lượng khá lớn NNL của THQHVN đã được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị. Nếu như năm 2015, số

lượng cán bộ quản lý, biên tập viên chính, phóng viên chính, chuyên viên chính, kỹ sư chính và kỹ thuật viên có trình độ lý luận chính trị cao cấp chỉ có 10 người, thì đến hết năm 2019 đã tăng lên 12 người; cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, chuyên viên, kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp năm 2015 mới chỉ có 72 người thì đến hết năm 2019 đã tăng lên 105 người.

Về ngạch bậc

Việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước là trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, chuyên viên kỹ sư và kỹ thuật viên kiến thức, hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi về chế độ cho đội ngũ cán bộ này.

Qua Bảng 2.4 cho thấy, nếu năm 2015 chỉ có 19 cán bộ là biên tập viên chính, phóng viên chính, chuyên viên chính, kỹ sư chính thì đến hết năm 2019 số người này đã tăng lên 35 người. Đội ngũ cán bộ là phóng viên, biên tập viên, chuyên viên, kỹ sư năm 2015 là 125 người đến năm 2019 đã tăng lên 134 người. Trong đó, đội ngũ nhân viên năm 2015 là 127 người đến năm 2019 chỉ còn 125 người đã giảm 2 người cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ có trình độ thấp của THQHVN trong thời gian qua đã được cải thiện và nâng lên một cách đáng kể.

2.2.3 Thực trạng về cơ chế chính sách sử dụng và đãi ngộ

Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương hợp lý là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy NLĐ hăng say làm việc. Đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo của NNL. Vậy nên ngoài việc trả lương cho người lao động theo đúng sức lao động là điều cần thiết đồng thời còn phải khuyến khích NLĐ bằng các hình thức khen thường nhằm giúp NLĐ phấn đấu hơn trong công việc

THQHVN ngoài chi trả mức lương cơ bản theo quy định 25/CP còn chi trả nhuận bút, thù lao định mức tin, bài cho CBCNV. Việc gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ quảng cáo giúp gia tang định mức cho người lao động. Cụ thể thu nhập của người lao động như sau:

Tổng thu nhập = Lương cơ bản(Lcb) + Vượt định mức(Lđm) + Các khoản phụ cấp khác + Hệ số phụ cấp trách nhiệm (nếu có)

+ Lcb áp dụng theo quy định 25/CP (nộp BHXH, BHYT, Đảng phí, đoàn phí công đoàn)

+ Lđm áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo tác phẩm báo chí và trả lương khoán

(+) Hình thức trả lương theo tác phẩm báo chí: căn cứ vào từng thể loại cụ thể và thời lượng sản phẩm thực tế làm ra. Đối tượng chi trả cho các bộ phận trực tiếp như biên tập, MC, quay phim, kỹ thuật dựng…

Ví dụ: Thực hiện phóng sự 2,5 phút chức danh biên tập: 300.000đ/bài; Quay phim : 150.000đ/bài; Tổ chức sản xuất: 60.000đ/bài; Kỹ thuật dựng 40.000đ/1’; Kỹ thuật đọc: 20.000đ/bài.

(+) Hình thức trả lương khoán: Chi trả cho các bộ phận gián tiếp như trực phát sóng, trực hệ thống, thư ký phát sóng.

Lương = Mức lương khoán x tỷ lệ % hoàn thành công việc - Các khoản phụ cấp khác bao gồm:

(+) Phụ cấp phương tiện đi lại: (200.000đ/người/tháng) (+) Phụ cấp tiền sử dụng điện thoại hàng tháng

Việc chi trả lương, nhuận bút, thù lao phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai trong cơ quan và có sự tham gia của các tổ chức công đoàn nhưng do Tổng giám đốc quyết định. Với cách tính này có ưu điểm là dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Khuyến khích được người lao động hăng say làm việc hơn bởi chế độ tiền lương gắn liền với kết quả lao động. Tuy nhiên theo cách tính này thì ở một số bộ phận đơn giá sản phẩm còn cao do vậy có sự chênh lệch tiền lương giữa khối trực tiếp và khối gián tiếp. THQHVN cần phải thực hiện việc khoán thu, khoán chi đối với từng nhóm sản xuất, phòng, ban để người lao động cùng làm cùng hưởng, không có sự chênh lệch giữa các bộ phận phòng ban, thúc đẩy từng người lao động, từng bộ phận trong THQH hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Chế độ đãi ngộ

Với mục đích đảm bảo đời sống cho cán bộ, nhân viên, phát huy vai trò đòn bảy kinh tế kích thích cá nhân, tập thể đóng góp vào thành quả lao động vì sự phát triển chung của THQHVN. Do đó, trong nhiều năm qua, các bộ phận tham mưu chức năng của đơn vị đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng và áp dụng nhiều giải pháp tích cực cho chế độ đãi ngộ. Hàng năm, THQHVN trích một phần chênh lệch thu nhập lập quỹ phúc lợi để mua bảo hiểm thân thể cho người lao động và sử dụng một phần quỹ để trợ giúp khó khăn cho cán bộ công chức, trợ cấp khi họ ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, THQHVN còn đề ra các hình thức biểu dương, tặng quà sinh nhật, thưởng sáng kiến, tăng lương trước thời hạn… Vào mỗi quý THQHVN tổ chức cuộc họp bình bầu và khen thưởng những tin bài xuất sắc, những cá nhân có nhiều thành tích trong năm của các đơn vị phòng ban. Trong các dịp lễ, ngày kỷ niệm THQHVN cũng thường xuyên tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát. Hàng năm, đơn vị có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV. Đặc biệt trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, THQHVN đã kết hợp với nhiều doanh nghiệp, đồng thời trích một phần quỹ để mua khẩu trang, nước rửa tay, vitamin để CNCNV yên tâm công tác trong mùa dịch.

Một mặt mạnh khác của THQHVN là công tác Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên được duy trì hoạt động đều đặn, nghiêm túc và rất có hiệu quả.

Bên cạnh quy chế chế độ tiền lương, đãi ngộ với người lao động, THQHVN cũng xây dựng quy chế kỷ luật, để đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo sự công bằng cho người lao động.

2.2.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của THQHVN. Việc đào tạo, bồi dưỡng một cách thường xuyên, liên tục sẽ củng cố và trang bị những kiến thức cơ bản, những kiến thức mới và kỹ năng làm việc, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quy trình triển khai đào tạo bồi dưỡng của THQHVN như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Hàng năm, bộ phận phụ trách đào tạo thuộc Phòng TCHCTH gửi cho các phòng, Ban, nhóm sản xuất kế hoạch đào tạo trong năm và bảng tự đề xuất lớp học bồi dưỡng tạo điều kiện

cho tất cả cán bộ đều có thể đăng ký tham gia học tập .Bên cạnh đó, các CBQL của các phòng ban nhận thấy cần nâng cao trình độ cũng như kỹ năng làm việc của

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM. (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w