2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Ngày 15 tháng 6 năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành Nghị quyết số 1843/NQ-DKVN về việc chấp thuận để Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc (PVGasNorth) thành lập Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương, với vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 100 tỷ đồng, trong đó có 6 cổ đông là các đơn vị thành viên và các đơn vị liên kết của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 75% vốn điều lệ.
Ngày 28 tháng 6 năm 2007, Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương thống nhất cơ cấu góp vốn điều lệ theo đúng chủ trương của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại Nghị quyết số 1843/NQ-DKVN, đồng thời thống nhất danh sách cổ đông sáng lập Công ty gồm: Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc (PVGasNorth) sở hữu 1.500.000 cổ phần, chiếm 15% vốn điều lệ; Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) sở hữu 1.000.000 cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ; Công ty TNHH MTV Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ (PDC) sở hữu 1.000.000 cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ.
Ngày 25 tháng 7 năm 2007, Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu cho Công ty CP Vận tải Dầu khí Đông Dương.
Ngày 23 tháng 11 năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành Nghị quyết số 3877/NQ-DKVN về việc chấp thuận chủ trương chuyển Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương về thành Công ty thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans).
Ngày 14 tháng 01 năm 2008, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí ban hành Quyết định số 54/QĐ-VTDK-HĐQT về việc Quyết định đầu tư góp vốn vào Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương như sau:
- Vốn điều lệ: 100 tỷ đồng.
- Các cổ đông hiện tại: Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí: 4.867.000 CP, bằng 48,67% vốn góp; Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu: 1.000.000 CP, bằng 10% vốn góp; Tổng Công ty Dầu Việt Nam: 1.000.000 CP, bằng 10% vốn góp; Cổ đông cá nhân lớn: 2.025.400 CP, bằng 20,254% vốn góp; Các cổ đông khác: 1.107.600 CP, bằng 11,076% vốn góp.
Công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Dương có các ngành kinh doanh chính bao gồm: Lĩnh vực cho thuê xe văn phòng; Lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho CNG, LPG (vận chuyển bằng xe đầu kéo và cho thuê bồn chứa CNG, LPG …); Lĩnh vực kinh doanh khai thác tầu biển (vận tải biển).
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CP vận tải Dầu khí Đông Dương
Nguồn: Quyết định số 284/QĐ-VTDKĐD
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như quy mô sản xuất, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý một cấp. Giám đốc đứng đầu lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến từng xưởng, giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc và các trưởng phòng ban
chức năng. Thông qua sự trợ giúp của các Phó giám đốc và các trưởng phòng ban chức năng Giám đốc có thể nắm bắt được tình hình sản xuất của các đơn vị, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. (Chi tiết nội dung mô tả chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí được mô tả chi tiết trong Phụ lục 2).
2.2. Thực trạng quản trị nhân lực tại công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Dương
2.2.1. Đặc điểm cơ cấu lao động của công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Dương
Công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Dương là công ty chuyên về lĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải, do tính chất liên quan đến vận tải người và hàng hóa tại nhiều nơi trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam nên số lượng nhân viên không tập trung, phân tán tại các nơi có dịch vụ. Chính vì vậy việc bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, chặt chẽ là vấn đề được công ty quan tâm. Công ty chỉ tổ chức tuyển dụng khi có nhu cầu cần thiết cho các vị trí việc làm mới hoặc thay thế cá vị trí cũ. Bộ phận tuyển dụng phải có tờ trình xin giám đốc phê duyệt, đồng ý. Khi có nhu cầu lao động trong phục vụ kinh doanh dich vụ lớn, công ty tiến hành tổ chức thuê ngoài lao động thời vụ.
Công ty thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, đạo tạo đội ngũ lao động trẻ cũng như các khóa bồi dưỡng kiến thức cho toàn bộ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao năng lực làm việc, đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại doanh thu lớn cho công ty.
Tính đến hết năm 2020, tổng số cán bộ nhân viên trong công ty là 572 người, có thể phân tích lao động của công ty theo cơ cấu như sau:
2.2.1.1. Cơ cấu lao động theo chức năng
Đây là hình thức chia tách các hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty theo các chức năng nhất định để từ đó giao cho các bộ phận và tưng người lao động trong doanh nghiệp.
Theo cách này, trong mọi hoạt động của công ty có thể phân loại theo các chức năng có liên quan tới các lĩnh vực của sản xuất-kinh doanh như sau: - Chức năng quản lý chung - lãnh đạo; Chức năng thương mại; Chức năng tài chính; Chức năng
cung ứng vật tư - kỹ thuật; Chức năng sản xuất; Chức năng nhân lực...
Cơ cấu lao động theo chức năng trong công ty sẽ tách riêng từng nhóm người lao động theo vai trò của họ trong sản xuất, góp phần tạo nên cơ cấu lao động chung trong toàn doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động là tạo quy định các tỷ lệ biên chế hợp lý giữa các chức năng này. Ngoài ra, tác dụng của sự phân công này giúp cho mọi cá nhân và bộ phận làm việc đúng nhiệm vụ, đúng phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, đồng thời thực hiện tốt các mối quan hệ trong sản xuất – kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo chức năng của Công ty CP vận tải Dầu khí Đông Dương
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số Người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Lao động trực tiếp 586 72,61 575 72,6 487 72,1 462 75,55 437 76,64 Lao động gián tiếp 221 27,39 217 27,4 213 27,9 150 24,45 135 23,36 Tổng 807 100 792 100 700 100 612 100 572 100 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng số liệu ta có thể thấy số lượng cán bộ nhân viên của công ty giảm dần qua các năm. Sở dĩ có sự biến đổi như vậy là do những năm gần đây trình độ, máy móc, thiết bị của công ty đã được nâng cấp, cải tiến, mua mới với những chủng loại đa dạng và hiện đại hơn do đó sử dụng ít công nhân hơn. Thêm vào đó đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có tuổi đời tương đối cao nên số lượng cán bộ công nhân tổng công ty đến tuổi nghỉ hưu nhiều và do tinh giảm biên chế của công ty, cắt giảm một số lao động hết hợp đồng và năng lực kém. Ngoài ra, số hợp đồng được ký mới giảm nên lao động gián tiếp của công ty cũng có giảm qua các năm.
2.2.1.2. Cơ cấu lao động theo tuổi
Cơ cấu lao động theo độ tuổi xét ở nghĩa rộng tức là phản ảnh tính trạng nhân khẩu học và kinh tế - xã hội. Trong một công ty, cơ cấu lao động theo độ tuổi thể hiện lực lượng lao động của công ty đó trẻ hay già, tiềm năng phát triển công ty trong thời gian tiếp theo khi có cơ cấu lao động trẻ nhiều, năng động và thích ứng môi trường làm việc tốt.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo tuổi của Công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Chỉ
tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) 18-30 tuổi 121 14,99 130 16,41 132 17,21 137 32,85 139 24,3 31-45 tuổi 444 55,02 433 54,67 346 53,85 274 44,77 230 40,21 >45 tuổi 242 29,99 229 28,91 222 28,94 201 22,38 203 35,49 Tổng 807 100 792 100 700 100 612 100 572 100 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Nhìn chung, cơ cấu theo độ tuổi của công ty là được bố trí tương đối hợp lý trong hiện tại. Số lao động từ 31-45 tuổi chiếm tỷ trọng lớn, giữa nhiều vị trí quan trọng của công ty trong 3 năm liên tục. Công ty cũng đang cho thấy xu thế trẻ hóa, cụ thể là số lượng lao động từ 18-30 tuổi tăng. Điều này cho thấy công ty đang thu hút được lao đông động trẻ, tạo nhân tố giúp công ty phát triển hơn. Công ty muốn bổ sung đội ngũ lao động trẻ kế thừa kinh nghiệm và giữa cương vụ chủ chốt trong công ty. Mặt khác lao động trẻ năng động, khỏe mạnh phù hợp với đặc thù của công ty nhất là ở vị trí dịch vụ phụ vụ khách hàng, đứng máy, vận hành máy, giám sát và các công việc tại địa điểm thi công công trình. Công ty cũng cần có những biện pháp đào tạo phù hợp với đội ngũ cán bộ trẻ để họ có đầy đủ kiến thức và trình độ để đáp ứng như cầu của công việc cũng như kế thừa tốt những vị trí của cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu. Đây là chiến lược tốt và cần thiết cho sự phát triển lâu dài của công ty.
2.2.1.3. Cơ cấu lao động theo trình độ
Công ty đang cố gắng tối ưu hóa nguồn lao động đồng thời có biến đổi tích cực trong trình độ chuyên môn của công nhân viên. Lao động giản đơn không nghề được giảm đáng kể trong 3 năm giúp giảm chi phí và tối ưu được nguồn nhân lực. Có thể thấy số lượng nhân sự của công ty phần lớn đều có trình độ cao, bên cạnh đó do công ty vẫn sử dụng lao động phổ thông do yêu cầu về ngành nghề lái xe không cao. Nhưng công ty vẫn có những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng lao động nhằm nâng cao trình độ tay nghề cũng như bổ sung kiến thức cho nhân viên. Đặc biệt có thể thế nhân viên có trình độ cao tăng đều từ năm trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, điều này đã phán ảnh đúng thực trạng về những chính sách đãi ngộ, khuyến khích và tạo điều kiện của công ty trong việc nâng cao trình độ cho người lao động. Cơ cấu lao động công ty theo trình độ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ
Nội dung Số lao động (người)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: - Sơ cấp 2 1 1 2 1 - Trung cấp 100 87 85 82 86 - Đại học 210 294 267 240 245 - Trên đại học 20 25 29 36 40 Trình độ tay nghề/thâm niên - Trung bình 210 203 151 56 39 - Khá 212 42 45 46 40 - Giỏi 53 140 122 150 121 Tổng số 807 792 700 612 572 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng 2.3 có thể thấy lao động có tình độ chuyên môn và tay nghề, thâm niên có xu hướng tăng. Điều này cho thấy, sự nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên và sự phát triển của công ty theo chiều hướng tốt góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất chung của công ty. Cùng với sự lớn mạnh của công ty, đòi hòi đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty phải là những người có trình độ học vấn và trình
độ chuyên môn cao. Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến hiểu biết à nhận thức về kỹ năng, kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ… của mỗi lao động nên công ty cần có những biện pháp và kế hoạch trong đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên. Đồng thời cần có những đãi ngộ và chính sách thỏa đáng cho người lao động trong công ty để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Trình độ ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo ngoại ngữ là việc rất quan trọng trong quá trình hội nhập hiện nay của đất nước, nó lại càng quan trọng đối với việc kinh doanh của công ty. Đặc biệt khi khách hàng của công ty lại đa dạng, công ty có kinh doanh ở lĩnh vực dịch vụ vận tải trong nước và quốc tế.
2.2.2. Công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Dương
2.2.2.1. Lập kế hoạch nhân lực
Phân tích công việc
Từ mỗi công việc đều có những đặc điểm khác nhau, tùy vào từng loại công việc, nghề mà yêu cầu đối với người lao động khác nhau. Do đó, phân tích công việc nhằm giúp cho nhà quản trị có thể hiểu rõ bản chất của công việc từ đó sẽ tuyển dụng được người lao động cần phải có những yêu cầu cụ thể để hoàn thành công việc. Phân tích công việc dựa trên bản mô tả công việc. Là bước quan trọng để phân chia nhiệm vụ phù hợp với từng cương vị công tác và thực trạng hoạt động phân tích công việc tại công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Dương.
Tuy nhiên, để phân tích công việc đạt được những ứng dụng của nó trong hoạt động quản trị nhân lực là điều khó. Vì phân tích công việc đòi hỏi cán bộ chuyên trách nguồn nhân lực phải có kiến thức, kỹ năng vững vàng...
Đối với việc này, ở công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Dương là một việc làm mới mẻ, do đó mà việc thực hiện chưa được cụ thể rõ ràng. Vì các kết quả của phân tích công việc mà họ đưa ra không phải là ba bảng: Bảng mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc, bảng yêu cầu công việc đối với người thực hiện. Họ chỉ đưa những bản yêu cầu chung chung, không rõ ràng.
Bảng 2.4: Bảng yêu cầu chung về công việc: Phó phòng kinh doanh
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Dựa vào những thông tin thu thập được tại công ty cổ phần vận tải Dầu khí Đông Dương nhận thấy công tác phân tích công việc đã được thực hiện đến từng cá nhân, bộ phận tại công ty. Việc phân tích công việc tại công ty được triển khai dựa trên nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng ban từng giai đoạn, thời kỳ.
Tóm lại, phân tích công việc tại công ty chỉ mang tính hình thức, tổng quát, chung chung. Các cán bộ nhân viên trong các bộ phận, phòng ban chịu sự điều hành và giám sát công việc của các trưởng phòng, trưởng bộ phận.
Kết quả khả sát của tác giả về mức độ đánh giá của 100 cán bộ và người lao động đối với phân tích công việc tại công ty được thể hiện dưới bảng 2.5.
Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ, công nhân viên về công tác phân tích công việc
Chỉ tiêu Thang đo TB
1 2 3 4 5
Anh/chị được cung cấp thông tin một
cách chi tiết và chính xác về công 7 8 23 25 37 3,77
Phân tích công
việc
việc mình đang làm
Công ty có sự quan tâm tới việc xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí việc làm trong công ty.
15 17 21 25 22 3,22
Bản mô tả công việc chi tiết là đầy
đủ với từng vị trí công tác của công 18 19 26 20 17 2,99 ty
Bản mô tả công việc tại công ty được
17 20 22 25 16 3,03 cập nhật liên tục
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 6 năm 2021