Thực trạng lợi nhuận của ngân hàng MSB

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM. (Trang 68 - 77)

3.2.1. Thực trạng môi trường vĩ mô liên quan đến lợi nhuận ngân hàng thương mại

Năm 2007, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam là 5.98%. Bắt đầu từ năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam chỉ đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 4.54%, chỉ số lạm phát lên tới 23.12%, nhập siêu cao nhất năm 2009, nguồn vốn đầu tư cũng chững lại.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2020

Đơn vị: %

Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát

2007 5.98 8.30 2008 4.54 23.12 2009 4.29 7.05 2010 5.31 8.86 2011 5.12 18.68 2012 4.12 9.09 2013 4.31 6.59 2014 4.85 4.09 2015 5.55 0.63 2016 6.21 2.67 2017 6.81 3.52 2018 7.08 3.54 2019 7.02 2.80 2020 2.91 3.22

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ngân hàng Thế giới (Worldbank) Từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam dần hồi phục sau khủng hoảng, tình hình kinh tế cũng được cải thiện. nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công khi đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước khu vực (5.31%). Tuy nhiên, hiện tượng lạm phát cao năm 2010 – 2021 cũng như hiện tượng bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản đã kéo nền kinh tế chậm phục hồi.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an ninh xã hội. Nhờ sự triển khai đồng bộ các giải pháp, đến hết quý IV/2011, nền kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến khả quan hơn: GDP duy trì mức tăng trưởng ổn định, lạm phát tăng chậm lại, thâm hụt cán cân thương mại được thu hẹp và tỷ giá thì ổn định.

Đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng lên mức 4.85%, đạt mức cao nhất kể từ năm 2011. Một số tín hiệu tích cực khác đối với nền kinh tế là lạm phát năm 2014 gần như được kiểm soát hoàn toàn.Lãi suất được xem như một trong số những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2014. Việc lãi suất giảm và ngân hàng mở rộng nguồn vốn cho vay góp phần làm chi phí tài chính doanh nghiệp giảm và nhiều doanh nghiệp hồi sinh khi tiếp cận được nguồn vốn.

Về môi trường pháp luật, các luật như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được Quốc Hội thông qua trong năm. Những luật này đều có nhiều tiến bộ so với trước. Luật Nhà ở mở rộng đối tượng là doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có thể mua, sở hữu nhà tại Việt Nam. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra thuận lợi cho thị trường bất động sản. Luật Doanh nghiệp có sự thay đổi tích cực khi chuyển từ cơ chế xin cho sang việc đưuọc làm những điều pháp luật không cấm. Về cải cách hành chính: đơn giản hóa các thủ tục; minh bạch hóa tài liệu, giấy tờ cần thiết; rút ngắn và định rõ thời gian xử lý hồ sơ. Từ đó giúp tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn.

Kinh tế năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các yếu tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yêu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và sự tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước.

Tỷ lệ lạm phát năm 2015 ở mức thấp nhất (0,63%) kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá trong giai đoạn 2016-2019. Mặc dù tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6,21%, thấp hơn tốc độ tăng của năm 2015 (tăng 6,68%) nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội 15 Trích: Niên giám Thông kê – Tổng cục Thống kê 2015

đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, trong đó tốc độ tăng GDP năm 2017 đạt 6,81%; năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm 2019 tăng 7,02%. Bình quân giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, cao hơn 0,87 điểm phần trăm so với mức tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra (6,5- 7%/năm). Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN.

CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-202015

16.

Biểu đồ 3.1.Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2020 (%)17

CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), 16 Tốc độ tăng CPI tháng Mười Hai so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 4,74%; 2,6%; 2,98%; 5,23%; 0,19%.

trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng; (ii) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng; (iii) Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao; (iv) Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019.

3.2.2. Thực trạng lợi nhuận của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng qua các chỉ số đo lường lợi nhuận: ROA, ROE, NIM. Số liệu cho thấy hai chỉ số ROA, NIM có sự biến động giống nhau trong giai đoạn 2007-2020. Năm 2011, cùng gánh chịu các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tài sản suy giảm, đặc biệt là sự sụt giảm thu nhập ngoài lãi làm ROA trung bình của ngân hàng giảm xuống còn 0.70% (năm 2011) và ROE trung bình giảm xuống mức 8.39%% (năm 2011), NIM trung bình 1.55%. Chưa dừng lại ở đó, năm 2015, một lần nữa ROA của ngân hàng Hàng Hải giảm mạnh xuống còn 0.11% với ROE là 0.85% và NIM là 1.80%

Biểu đồ 3. 2. Tình hình lợi nhuận Ngân hàng TMCP Hàng Hải giai đoạn 2007-2020

Nguồn: Báo cáo Tài chính của ngân hàng MSB và tín toán của tác giả

Bảng 3.5. Số liệu lợi nhuận Ngân hàng TMCP Hàng Hải giai đoạn 2007-2020

Năm ROA ROE NIM

2007 0.98% 9.18% 2.09% 2008 0.97% 16.90% 2.36% 2009 1.21% 21.75% 2.13% 2010 1.00% 18.29% 2.12% 2011 0.70% 8.39% 1.55% 2012 0.21% 2.49% 2.30% 2013 0.31% 3.50% 1.90% 2014 0.14% 1.51% 1.47% 2015 0.11% 0.85% 1.80% 2016 0.15% 1.03% 3.01% 2017 0.11% 0.89% 1.79% 2018 0.63% 6.28% 2.61% 2019 0.66% 7.02% 2.37% 2020 1.14% 11.85% 3.19%

Nguồn: Báo cáo Tài chính của ngân hàng MSB và tín toán của tác giả Trong giai đoạn 2012-2015, do chịu ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại. Các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng chất lượng các khoản tín dụng đi xuống. Lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm cùng sự

tăng lên của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE và NIM có xu hướng giảm (dựa trên biểu đồ trên). Năm 2014, dù thu nhập lãi thuần đã có sự gia tăng trở lại, nhưng do thu nhập ngoài lãi giảm, cộng với tình hình nợ xấu khiến cho ngân hàng MSB phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời. Việc trích lập dự phòng rủi ro là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT NHNN. Một nguyên nhân nữa cũng tác động lớn đến lợi nhuận ngân hàng đó là xu 31 hướng giảm của lãi suất do áp lực cạnh tranh cao. Do lãi suất cho vay thường giảm nhanh hơn lãi suất huy động do khoản vay mới đã phải áp dụng mức lãi suất mới, nhưng huy động có kỳ hạn thì không thể điều chỉnh được lãi suất (tác giả tổng hợp từ dữ liệu lãi suất công bố của Ngân hàng Nhà nước).

Đến năm 2016, một lần nữa đứng trước áp lực suy giảm kinh tế của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên Ngân hàng MSB đã có những nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, và Phần trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã giúp cho lượng tiền gửi cũng nhưu thu nhập ngoài lãi tăng, trong khi đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh góp phần làm cho ROA và ROE trung bình ngân hàng tăng nhẹ. 3.2.3. Thực trạng yếu tố nội tại của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Với sự hội nhập toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Để gia tăng năng lực cạnh tranh, NH TMCP Hàng Hải đã phát triển khá nhanh về số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng gần khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước và vươn ra cả thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa với hàng ngàn máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc, cố gắng đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, cũng như thực hiện mục tiêu của NHNN – nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống. Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như điểm giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh. Trên cơ sở tận dụng thế mạnh của mình, NH Hàng Hải luôn tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông

qua chiến lược tăng vốn tự có, quy mô tổng tài sản và lợi nhuận, góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Trong những năm trở lại đây, bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, Hàng Hải đã chú trọng hơn trong việc phát triển và làm mới nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thông như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, đầu tưu trái phiếu…. để chia sẻ rủi ro với hoạt động tín dụng. Bên cạnh việc thực hiện mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa sản phẩm, Ngân hàng Hàng Hải vẫn chú tâm cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành. Với tình hình khó khăn mà dịch bệnh Corona gây nên, khủng hoảng là tình trạng chung của nền kinh tế hiện nay không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang đối mặt, những thách thức về kinh tế lẫn xung đột chính trị, giá dầu suy giảm cùng với phá sản của nhiều tập đoàn kinh tế thế giới, các ngân hàng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng, cũng như những yêu cầu gắt gao của NHNN. Điều đó cho thấy công tác quản trị điều hành đang ngày càng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững đang là vấn đề cốt lõi mà ngân hàng quan tâm.

Biểu đồ 3.3. Các yếu tố nội tại của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Các yếu tố nội tại của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam trong cỡ mẫu có tổng dư nợ tăng dần từ 2007- 2020 về xu hướng, cao trong những năm 2010-2011 và giảm dần đến năm 2014, sau đó tăng trưởng trở lại. Về rủi ro thanh khoản có xu hướng tăng chủ đạo đến năm 2016, và từ năm 2016 giảm dần đều đến năm 2020. Đối với chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chỉ tiêu này tăng cao nhất trong năm 2007, sau đó giảm xuống và ổn định đến năm 2010; trong những năm 2011-2014, chỉ tiêu này bắt đầu có bước chuyển mình và đạt đỉnh trong những năm 2015-2017. Rủi ro tín dụng thấp dần trong những năm 2007 đến năm 2014, từ năm 2015 rủi ro tín dụng bắt đầu tăng và tăng mạnh trong năm 2020. Chỉ tiêu chi phí hoạt động hầu như có sự thay đổi phong phú nhất, thấp nhất là năm 2016, cao nhất trong năm 2008.

Sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi v.v… Dù là ngân hàng Việt Nam có lợi thế so sánh về mạng lưới do đã phát triển từ trước, ở các vùng nông thôn và tỉnh nhỏ, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, về đào tạo nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro cũng như kinh nghiệm đối phó với các thay đổi môi trường vĩ mô. Các ngân hàng nước ngoài có bề dày về kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường ở rất nhiều dạng quốc gia cũng như nhiều khu vực, với lợi thế về tiềm lực vốn lớn luôn là thách thức đối với các ngân hàng ở các quốc gia mà các ngân hàng nước ngoài hướng đến.

Trước đây, ít nhiều NH TMCP Hàng Hải tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Sự phụ thuộc này có tính hai mặt, nó có thể giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận ấn tượng, nhưng cũng có thể khiến ngân hàng giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ vì đây là những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Việc cấp tín dụng nhưng chưa tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện cơ bản, cơ cấu tín dụng không được phân bổ hợp lí, tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao, hệ thống khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro (nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có tình hình tài chính

kém lành mạnh, kinh doanh kém hiệu quả) tất yếu đã dẫn đến tình trạng chất lượng tín

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM. (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w