Cơ hội, thách thức của các Công ty Logistics Việt Nam

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC TỚI ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS VIỆT NAM. (Trang 79 - 81)

3.1.3.1. Cơ hội

(1) Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm tới. Các hoạt động thương mại phát triển mạnh ở Việt Nam với tổng giá trị thương mại trong năm 2016 lên đến 350 tỷ USD. Yếu tố đó, cùng với triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, với mức giải ngân đã tăng 9% trong năm

qua, cũng như các khoản đầu tư lớn của các công ty đa quốc gia như Samsung, Intel…, sẽ tạo động lực cho ngành logistics phát triển mạnh hơn nữa.

(2) Định hướng của Chính phủ về cải tiến các lĩnh vực bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, cơ cấu lại thị trường vận tải hàng không vào năm 2020 sẽ góp phần phát triển thị trường vận tải hàng hóa và tăng vai trò vận tải hàng không, đặc biệt là các khu kinh tế trọng điểm và vùng sâu vùng xa. Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế đang và sẽ đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn vốn các công trình kết cấu hạ tầng như khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Mặt khác, các thể chế như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu... tiếp tục được củng cố, cải thiện.

Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.

3.1.3.2. Thách thức

(1) Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ, đặc biệt chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức, trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Vận tải đường bộ đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn nhất toàn ngành, là loại hình vận tải có mạng lưới giao thông phát triển và được đầu tư nhiều nhất, sản lượng hàng hóa vận tải đường bộ đạt mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như tỷ lệ quốc lộ thấp và khả năng chịu tải kém, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải tăng chi phí, thời gian, tăng rủi ro cho hàng hóa. Vận tải đường sắt có sản lượng hàng hóa thông qua liên tục giảm trong các năm qua do cơ sở hạ tầng, công nghệ lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu

vận chuyển. Vận tải đường biển trong năm qua cũng gặp nhiều khó khăn do sự mất cân đối, dư thừa tàu dẫn đến cạnh tranh gay gắt, giá cước sụt giảm liên tục. Cơ cấu đội tàu biển còn nhiều bất cập, tỷ trọng tàu container rất thấp, chỉ chiếm 3.5%, đầu tư manh mún, không bền vững, chất lượng đội tàu còn thấp, số chủ tàu thì nhiều nhưng năng lực tài chính và trình độ quản lý còn hạn chế.

(2) Thách thức đặt ra là khoảng cách rất lớn giữa nhu cầu và nguồn vốn đầu tư cho giao thông hiện nay. Làm thế nào để huy động sự tham gia của tư nhân trong phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ để đảm bảo giao thông, trong bối cảnh ngân sách và nguốn vốn ODA chỉ có thể chiếm phần nhỏ. Việt Nam cần phải cân nhắc huy động vốn tư nhân, vay thương mại, vay dự án, kể cả đầu tư theo hình thức công tư PPP. Đặc biệt, phải đầu tư như thế nào để phát huy hiệu quả hệ thống sân bay và cảng biển, giải quyết tình trạng mà bà Jung Euth Oh, chuyên gia giao thông cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), đã chỉ ra là 80% các sân bay Việt Nam hoạt động với công suất thấp hơn 5%, trong đó có 8% các sân bay thua lỗ, cũng như nhiều cụm cảng biển đầu tư lớn nhưng công suất sử dụng dưới 2%.

(3) Thể chế, chính sách với ngành logistics chưa rõ ràng, không đồng bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics còn non trẻ phát triển. Nhiều nơi, chi phí kinh doanh không chính thức còn cao Hệ thống thông tin thiết yếu chưa hiệu quả. Trong khi đó, sự cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngày càng gay gắt. Về nguồn cung cấp nhân lực logistics từ xã hội, cho đến thời điểm này, chỉ có vài trường đại học trên cả nước có chuyên khoa đào tạo logistics kết hợp với vận tải.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC TỚI ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS VIỆT NAM. (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w