Cây thanh long

Một phần của tài liệu ĐỀ án chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh long an giai đoạn 2021 2025 (Trang 29 - 33)

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

3.3. Nội dung cụ thể cần xây dựng của đề án

3.3.3. Cây thanh long

3.3.3.1. Xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu theo chuỗi giá trị

a) Địa điểm: Huyện Châu Thành. b) Quy mô: Tối thiểu 300 ha/vùng. c) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ giá giống thanh long cho các hộ trồng mới lại vườn thanh long và hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất thanh long.

- Tổ chức tập huấn cho nông dân trồng thanh long về các quy trình sản xuất, các điều kiện và yêu cầu cần và đủ để thực hiện sản xuất thanh long theo VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ.

- Lồng ghép xây dựng 01 mô hình trồng thanh long theo GAP với diện tích khoảng 10 ha đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand,… (tỉnh thực hiện) và nhân rộng trên diện tích còn lại (huyện thực hiện).

- Xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ từ đầu vào – đầu ra với quy trình sản xuất theo yêu cầu doanh nghiệp.

- Quản lý chỉ dẫn địa lý “Châu Thành Long An” cho quả thanh long của tỉnh Long An.

20

- Thực hiện công tác thu gom và tiêu huỷ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 1, Điều 4, Nghị

quyết số 10/2021/NQ-HĐND.

3.3.3.2. Duy trì diện tích ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 – 2020 Trên

nền tảng các mô hình đạt hiệu quả giai đoạn 2016-2020, tỉnh sẽ tiếp tục

hỗ trợ nhằm nâng cấp các mô hình này, trong đó tiếp tục hỗ trợ tập huấn, thuê chuyên gia tư vấn hướng dẫn sản xuất thanh long theo hướng GlobalGAP, hướng hữu cơ. Đồng thời xây dựng 03 mô hình sản xuất thanh long theo GAP cho nông dân là thành viên của THT, HTX đã tham gia trong giai đoạn 2016-2020.

a) Địa điểm và quy mô:

STT Địa điểm

1 Các xã của huyện Châu Thành

Tổng cộng

Bên cạnh 3 mô hình do tỉnh thực hiện thì huyện Châu Thành cân đối

ngân sách địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động duy trì diện tích ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020

b) Nội dung thực hiện: Hỗ trợ giống và vật tư thiết yếu như phân bón hữu cơ,

phân bón sinh học; chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để xử lý đất và quản lý dịch hại trên thanh long; ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số… vào sản xuất như: băm cành nhánh, ủ thân cành với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ; lắp đặt hệ thống tưới nước tiên tiến; hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng máy móc, thiết bị cơ giới trong chăm sóc thanh long (cắt tỉa cành nhánh, bón phân, phun thuốc,...) cho nông dân tham gia thực hiện mô hình.

c) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4, Nghị

quyết số 10/2021/NQ-HĐND.

3.3.3.3. Xây dựng mô hình điểm giai đoạn 2021 - 2025

21

a) Địa điểm: STT Huyện 1 Châu Thành 2 Tân Trụ 3 Tân An Tổng b) Quy mô: Tối thiểu 10 ha/mô hình

c) Nội dung thực hiện:

- Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện mô hình, khảo sát vườn và chọn lọc nông dân đủ điều kiện tham gia, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông dân. - Tập huấn, thuê chuyên gia tư vấn, hướng dẫn nông dân thực hiện mô hình sản xuất theo GAP, hữu cơ, trồng thanh long kiểu giàn, ứng dụng đèn tiết kiệm năng lượng, tưới tiên tiến…

-Kết nối, tìm đầu ra cho các mô hình đạt chứng nhận globalGAP, hữu cơ. - Tổ chức tham quan, tổng kết đánh giá hiệu quả mô hình và quảng bá nhân rộng.

- Quản lý chỉ dẫn địa lý “Châu Thành Long An” cho quả thanh long của tỉnh Long An.

- Thực hiện công tác thu gom và tiêu huỷ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 2, Điều 4, Nghị

quyết số 10/2021/NQ-HĐND.

3.3.3.4. Nhân rộng mô hình giai đoạn 2021 – 2025

Trên cơ sở các mô hình điểm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất do tỉnh và huyện, thành phố thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế và nguồn kinh phí địa phương, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức nhân rộng mô hình.

a) Địa điểm:

STT

1 2 3

b) Quy mô: Tối thiểu 10 ha/mô hình

c) Nội dung thực hiện: tổ chức triển khai, xây dựng mô hình, tập huấn cho

nông dân tham gia, hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu như phân bón hữu cơ, phân bón sinh học; chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để xử lý đất và quản lý dịch hại trên thanh long; ứng dụng cơ giới, công nghệ cao, công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số… vào sản xuất như: băm cành nhánh, ủ thân cành với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ; lắp đặt hệ thống tưới nước tiên tiến; hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng máy móc, thiết bị cơ giới trong chăm sóc thanh long (cắt tỉa cành nhánh, bón phân, phun thuốc,...) cho nông dân tham gia thực hiện mô hình.

d) Nội dung hỗ trợ và Điều kiện hỗ trợ: Áp dụng khoản 3, Điều 4, Nghị

quyết số 10/2021/NQ-HĐND.

Một phần của tài liệu ĐỀ án chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh long an giai đoạn 2021 2025 (Trang 29 - 33)