Phân định nhiệm vụ chi, nguồn thu giữa các cấp ngân sách Nhà nước:

Một phần của tài liệu Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 2 pptx (Trang 26 - 37)

nước:

2.2.1 Nguyên tắc:

-Ngân sách trung ương-ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể. Việc phân định được đảm bảo bằng pháp luật. Các cấp chính quyền không được phép đặt ra hoặc điều chỉnh khoản thu của ngân sách cấp mình. Mỗi cấp ngân sách chỉ phải tiến hành nhiệm vụ thu chi trên cơ sở luật định.

-Bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải đảm bảo công bằng, đảm bảo yêu cầu phát triển cân đối giữa các vùng, địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Việc bổ sung không phải được thực hiện đồng loạt đối với mọi cấp ngân sách mà dựa trên khả năng thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách mà ngân sách cấp trên sẽ thực hiện việc cấp bổ sung.

-Không được dùng ngân của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp ngân sách khác. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp ngân sách thực hiện nhiệm vụ đó.

2.2.2 Phân định nguồn thu nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách: 2.2.2.1. Thu của ngân sách Nhà nước địa phương:

Ngân sách Nhà nước địa phương bao gồm ba cấp ngân sách: Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã. Mỗi cấp ngân sách Nhà nước đều được hình thành từ ba nguồn thu: thu cố định, thu điều tiết và thu bổ sung.

* Thu cố định: Khoản thu phát sinh tại địa phương và địa phương được hưởng 100%. Tùy theo từng cấp ngân sách địa phương mà nguồn thu cố định là khác nhau:

- Khoản thu 100% vào ngân sách Nhà nước của Tỉnh: +Thuế nhà, đất

+Thuế tài nguyên +Thuế môn bài

+Thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp +Tiền sử dụng đất

+Tiền cho thuê đất

+Tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước + Lệ phí trước bạ của nhà, đất

+Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương.

+ Toàn bộ thu từ hoạt động xổ số. + Thu kết dư ngân sách Nhà nước.

+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức trực tiếp cho địa phương.

+ Các khoản thu khác (phí, lệ phí thu từ hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh)

- Khoản thu 100% của ngân sách Nhà nước huyện:

+ Thuế môn bài, trừ thuế môn bài của các hộ kinh doanh nhỏ. + Thuế sát sinh của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Các khoản phí và lệ phí quy định cho ngân sách huyện. + Viện trợ không hoàn lại.

+ Các khoản thu từ kết dư ngân sách Nhà nước và thu khác.

- Khoản thu 100% của ngân sách Nhà nước cấp xã: Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002, Ngân sách cấp xã được tăng thu, tuy nhiên, chủ yếu tăng thu từ nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, cu thể:

+ Thuế môn bài từ các hộ kinh doanh nhỏ. + Thuế sát sinh do cá nhân giết mổ.

+ Các khoản phí, lệ phí quy định cho ngân sách xã. + Các khoản thu từ sự nghiệp dịch vụ của xã.

+ Các khoản thu từ đóng góp, ủng hộ. + Thu kết dư và các khoản thu khác.

* Thu điều tiết: Là khoản thu phát sinh trên địa bàn địa phương được hưởng theo một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định. Thu điều tiết phát sinh trong trường hợp các khoản thu cố định của địa phương không đáp ứng được nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao.

Tỷ lệ điều tiết cho các cấp ngân sách Nhà nước được ổn định từ 3 đến 5 năm, tạo cho địa phương chủ động trong bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm và khuyến khích đầu tư tạo nguồn thu. NGười ta có thể gọi giai đoạn cố định tỷ lệ phần trăm của các khoản thu được điểu tiết theo tỷ lệ phần trăm là thời kỳ ổn định ngân sách.

- Các khoản thu điều tiết giữa ngân sách Nhà nước Trung ương và ngân sách Nhà nước cấp tỉnh:

+ Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thu nhập của hoạt động xổ số).

+ Thuế thu nhập cá nhân.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước. +Phí xăng dầu.

Ngoài khoản thu điều tiết này, kết thúc năm ngân sách Nhà nước, nếu tỉnh hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách Nhà nước Trung ương về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì ngân sách nhà nước ở địa phương còn được trích một phần theo tỷ lệ phần trăm của số tăng để để giữ lại cho ngân sách của địa phương, với tính chất là khoản thưởng cho ngân sách Nhà nước của địa phương đó.

- Các khoản thu điều tiết giữa các cấp ngân sách Nhà nước tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã.

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất. + Thuế nhà, đất.

+ Thu tiền sử dụng đất.

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp. + Thuế tài nguyên.

+ Lệ phí trước bạ nhà đất.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng sản xuất trong nước (trừ sản xuất rượu, bia, thuốc lá, pháo, xăng dầu, ô tô).

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Nhà nước các cấp chính quyền địa phương trong đó đối với các thị xã,

thành phố thuộc tỉnh thì tỷ lệ điều tiết tối đa không quá tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Nhà nước Trung ương với ngân sách Nhà nước tỉnh, đối với các xã, thị trấn tối đa không quá tỷ lệ điều tiết được phân chia cho huyện.

Riêng đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngoài nguồn thu điều tiết trên vẫn được tính thêm các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm gồm có: Thuế giá trị gia tăng trên địa bàn (không kể thuế giá trị gia tăng của hoạt động xổ số), thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thu nhập của các đơn vị hạch tóan toàn ngành và xổ số), lệ phí trước bạ trên địa bàn nếu có.

* Thu bổ sung: trong trường hợp thu cố định và thu điều tiết của địa phương không đảm bảo được yêu cầu chi được phân cấp, sẽ được ngân sách Nhà nước cấp trên bù. Số thu bổ sung được xác định riêng cho từng cấp ngân sách địa phương dựa trên các tiêu thức dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng và có chú ý đến vùng sâu, vùng xa.

Số thu bổ sung được ổn định từ 3 – 5 năm và được điều chỉnh hàng năm tùy theo tỷ lệ trượt giá do Thủ tướng chính phủ công bố. Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức bổ sung từ ngân sách Nhà nước cấp huyện cho ngân sách Nhà nước cấp xã.

Ngoài các khoản thu trên, ngân sách Nhà nước cấp tỉnh được huy động vốn trong nước. Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu. Trường hợp tỉnh có nhu cần đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm thuộc danh mục đầu trong kế hoạch 5 năm đã đựơc HĐND cấp tỉnh quyết định nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán thì được phép huy động vốn trong nước bằng cách phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Mức dư nợ từ nguồn

vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

2.2.2.2. Nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước địa phương:

Nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách Nhà nước địa phương phụ thuộc vào việc phân cấp quản lý hành chính – kinh tế của mỗi cấp chính quyền. Các khoản chi của từng cấp ngân sách Nhà nước địa phương nội dung có thể giống nhau nhưng khác nhau về mức độ và đối tượng chi. Chi ngân sách Nhà nước địa phương gồm:

- Chi thường xuyên: bao gồm

+Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học công nghệ môi trường các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý.

+Chi cho an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);

+Chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương…

+Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật

+Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý

+Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý +Trợ giá theo chính sách của nhà nước

- Chi đầu tư phát triển.

+Đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do địa phương quản lý

+Đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính nhà nứoc theo quy định pháp luật.

-Chi trả nợ gốc và lãi những khoản tiền huy động cho đầu tư xây dựng công trình, kết cấu hạ tầng thông qua việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

- Chi bổ sung cho ngân sách Nhà nước cấp dưới. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.

2.2.2.3 Phân định nguồn thu của ngân sách Nhà nước Trung ương:

Do vị trí chủ đạo trong hệ thống ngân sách Nhà nước, ngân sách Nhà nước Trung ương cần phải tập trung được những nguồn ngân sách Nhà nước cơ bản nhất.

* Các khoản thu cố định gồm: - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thuế lợi tức của các đơn vị hạch toán toàn ngành. - Các khoản thuế và thu khác về dầu khí.

- Lợi tức từ góp vốn của Nhà nước, thu hồi tiền cho vay.

- Các khoản phí và lệ phí quy định nộp vào ngân sách Nhà nước Trung ương.

- Thu kết dư.

- Các khoản thu từ viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức cá nhân nước ngoài cho chính phủ Việt Nam

* Khoản thu điều tiết chuyển về cho ngân sách Nhà nước Trung ương sau khi đã để lại cho địa phương theo tỷ lệ điều tiết ổn định:

-Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế TNDN đối với DN hạch toán toàn ngành)

-Thuế thu nhập cá nhân

-Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá, dịch vụ trong nước. -Phí xăng, dầu

* Trong trường hợp cần phải bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, ngân sách Nhà nước Trung ương được phép vay trong nước hoặc vay nước ngoài nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cho đầu tư nhưng không được sử dụng bất kỳ khoản vay nào nhằm mục đích phục vụ cho các khoản chi thường xuyên; đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ngân sách nhà nước thường ưu tiên chọn giải pháp vay trong nước dưới hình thức các loại giấy tờ có giá ngắn hoặc dài hạn.

2.2.2.4 Nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước Trung ương:

- Chi thường xuyên:

+cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, dạy nghề,y tế, xã hội,văn hóa thông tin,văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường

+các sự nghiệp kinh tế do Trung ương quản lý, các sự nghiệp kinh tế khác do Trung ương quản lý

+ chi cho các nhiệm vụ về quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân sách trung ương bảo đảm theo yêu cầu của Chính phủ;

+chi thường xuyên cho các hoạt động của các cơ quan nhà nước trung ương thuộc hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ quan Đảng CSVN và các tổ chức chính trị xã hội.

+Chi thường xuyên dành cho các đối tượng chính sách như thực hiện chế độ đối với những người về hưu, nghỉ mất sức theo quy định của Luật Lao động, chi cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, liệt sĩ…

+Chi thuờng xuyên hỗ trợ cho các tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp thuộc trung ương.

+Chương trình quốc gia do Trung ương thực hiện. +Chi hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo luật định. - Chi đầu tư phát triển:

+ Đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn;

+đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực quan trọng, cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nước. Trước đây, theo Luật Ngân sách nhà nước 1998, ngân sách nhà nước chỉ phải chi đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp nhà nước mà không đề cập đến các tổ chức kinh tế dưới dạng góp vốn cổ phần.

+Chi bổ sung dự trừ nhà nước dưới dạng bổ sung cho dự phòng ngân sách trung ương.

+Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

+Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do cơ quan trung ương thực hiện

+Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của nhà nước do trung ương quản lý

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương. - Chi bổ sung cho ngân sách địa phương

- Chi cho vay theo quy định của pháp luật. - Chi viện trợ

- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

2.2.2.5 Mối liên hệ giữa việc phân định nguồn thu-nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện như sau:

1) Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;

2) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;

3) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;

4) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;

5) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;

6) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;

Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia phần ngân sách địa phương được hưởng thực hiện theo công thức sau:

Gọi:

Tổng số chi ngân sách địa phương (sau khi trừ đi các khoản sau: chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới, chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ

Một phần của tài liệu Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 2 pptx (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)