Giải pháp nhằm nâng cao quản trị quy trình thu thập và khai thác thông tin

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THU THẬP VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN THỐNG KÊ TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ THỐNG KÊ TỔNG CỤC THỐNG KÊ. (Trang 76 - 94)

thông tin thống kê tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ thống kê

Công tác quản trị cho toàn bộ quy trình thu thập khai thác thông tin thống kê nói riêng và sản xuất thông tin thống kê nói chung là vô cùng quan trọng, đóng vai trò cốt lõi trong việc tạo ra một cơ chế thu thập số liệu mới vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo yêu cầu trong thời đại mới về số liệu thống kê.

Tác giả đã rà soát từng khâu trong công tác quản trị quy trình sản xuất số liệu thống kê và đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả trong mỗi bước trong quy trình để nhằm tối ưu hóa hiệu quả của từng bước trong quy trình này. Các nhóm giải pháp như sau:

3.3.1 Nhóm giải pháp về quản trị quy trình thu thập thông tin thống kê

3.3.1.1 Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, mô hình thống kê:

Xây dựng, hoàn thiện và ban hành đồng bộ các tiêu chuẩn thống kê, các quy trình sản xuất thông tin thống kê bao gồm quy trình chung và các quy trình

chi tiết phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.

Triển khai áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn thống kê, các quy trình sản xuất thông tin thống kê làm cơ sở để thực hiện tư liệu hóa và đánh giá chất lượng thông tin thống kê.

Từng bước nghiên cứu, xây dựng, ban hành và áp dụng các mô hình thống kê hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.

3.3.1.2 Hiện đại hóa hoạt động thu thập, xử lý và quản trị dữ liệu:

Tăng cường áp dụng phương pháp luận tiên tiến, hiện đại; đa dạng hóa hình thức và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu thống kê. Ưu tiên sử dụng dữ liệu hành chính, dữ liệu sẵn có của các cơ quan quản lý nhà nước cho hoạt động thống kê, trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương. Đổi mới mạnh mẽ thiết kế điều tra và tổng điều tra thống kê theo hướng tích hợp các cuộc điều tra và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong tất cả các bước của quy trình điều tra để tăng độ tin cậy của dữ liệu và giảm gánh nặng cho các đối tượng cung cấp thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học thống kê, khoa học dữ liệu để khai thác nguồn dữ liệu lớn, dữ liệu mới cho hoạt động thống kê.

Quản trị dữ liệu theo hướng tập trung và mở trên nền tảng kiến trúc tổng thể và công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu. Tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau hướng tới dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực. Hình thành cơ sở dữ liệu thống kê tập trung, thống nhất. Ưu tiên xây dựng hệ thống thông tin thống kê quốc gia phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành của các cấp các ngành.

Xây dựng trung tâm dữ liệu thống kê tập trung và cơ chế cung cấp dữ liệu thống kê bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin thống kê, từng bước cung cấp dữ liệu thống kê vi mô.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành ở tất cả các khâu của quy trình sản xuất thông tin thống kê đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng thông tin thống kê. Phát triển và

ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của bộ, ngành, xây dựng và vận hành mạng nội bộ, mạng internet và trang thông tin điện tử (website) phục vụ quản lý, điều hành của bộ, ngành; để từ đó TVDV có thể thu thập thông tin qua các phần mềm xử lý, tổng hợp số liệu theo chế độ báo cáo định kỳ do bộ, ngành chịu trách nhiệm.

3.3.1.3 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận, chuẩn mực, quy trình thống kê tiên tiến; khoa học dữ liệu, dữ liệu mới để tăng độ tin cậy và mức độ chi tiết của dữ liệu thống kê.

3.3.2 Nhóm giải pháp về đổi mới, hoàn thiện phương pháp thu thập, khai thác thông tin thống kê;

3.3.2.1 Ưu tiên nghiên cứu, áp dụng phương pháp đo lường các hiện tượng mới phát sinh để phản ánh kịp thời, đầy đủ kết quả hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước

3.3.2.2 Hoàn thiện các nội dung của hoạt động thống kê

Đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin thống kê thông qua việc đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê.

Đẩy mạnh phân tích và dự báo thống kê.

Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thống kê.

Phát triển nhân lực làm công tác thống kê.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê. Tăng cường cơ sở vật chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thống kê.

3.3.3 Đề xuất mô hình quy trình tiêu chuẩn trong khai thác dữ liệu thống kê trong sản xuất và biên soạn số liệu thống kê thay thế cho quy trình thu thập thông tin truyền thống

Qua nghiên cứu thực tiễn việc thu thập thông tin của các nước trên thế giới cũng như việc xây dựng các CSDL ở nước ta, tác giả nhận thấy yếu tố trung tâm và cốt lõi chính là “con người”. Hay nói cách khác, các CSDL của mỗi nước đều

xuất phát và lấy nền tảng xây dựng từ các cá nhân là công dân của quốc gia đó . Ở Việt Nam, sáu CSDL quốc gia đang được ưu tiên triển khai cũng đều được xây dựng dựa trên từ việc tích hợp thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan của từng cá nhân công dân thông qua mã số định danh.

Hình 3.1 Quy trình xây dựng CSDL quốc gia về Công dân

Nguồn: tác giả tự nghiên cứu đề xuất

Xuất phát từ mã số định danh cá nhân, các Bộ ngành, UBND tỉnh, huyện, xã sẽ xây dựng được các CSDL của từng đơn vị mình với các trường dữ liệu khác nhau. Ví dụ, CSDL quốc gia về dân cư có trường dữ liệu: tên, năm sinh, ngày sinh, địa chỉ thường trú; CSDL đất đai có thông tin về nơi cư trú, tạm trú, thửa đất cá nhân sở hữu; CSDL Y tế có trường thông tin về nhóm máu, bảo hiểm y tế, lịch sử khám chữa bệnh…

Từ các CSDL của mỗi bộ ngành sẽ được trích xuất, tổng hợp vào CSDL quốc gia chung về công dân. CSDL này sẽ sử dụng cho mục đích thống kê và các mục đích sản xuất thông tin khác.

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu, Luận văn này để xuất việc khai thác dữ liệu đầu vào cho Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ thống sẽ dựa trên việc khai thác, trích xuất dữ liệu hành chính từ hồ sơ cá nhân. Quy trình được đề xuất như sau:

Hình 3.2 Quy trình thu thập thông tin từ Dữ liệu hành chính

Nguồn: tác giả tự nghiên cứu đề xuất

Về cơ bản Quy trình thu thập thông tin từ Dữ liệu hành chính có một số bước tương tự như Quy trình thu thập thông tin truyền thống (7 bước như đã đề cập ở Chương Tuy nhiên, do các thông tin từ dữ liệu hành chính đều là các thông tin có sẵn trong các CSDL và đã được hiệu chỉnh, làm sạch nên loại bỏ được một số bước so với quy trình 7 bước truyền thống. Tuy nhiên, quy trình này cũng có một số bước thực hiện khác như trích xuất dữ liệu hay hài hóa dữ liệu (đồng bộ giữa các CSDL khác nhau) …

Việc áp dụng quy trình thu thập thông tin mới nếu được triển khai áp dụng trên thực tế sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa quy trình thu thập thông tin thống kê, là một ứng dụng hoạt động quản trị quy trình vào thực tiễn công tác thống kê.

Đề xuất áp dụng mô hình mới này là đề xuất quan trọng nhất của Luận văn sau khi nghiên cứu các giá trị thực tiễn của quản trị vào thực tiễn công việc.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã xem xét tình hình thế giới và trong nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các định hướng chiến lược trong việc hiện đại hóa công tác thu thập thông tin của Chính phủ Việt Nam cũng như của TCTK.

Luận văn đã nghiên cứu những tồn tại hạn chế trong công tác quản trị quy trình thu thập khai thác thông tin cũng như những vấn đề phát sinh từ chính quy trình, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình thu thập thông tin của TCTK. Luận văn cũng đưa ra đề xuất quan trọng nhất bằng cách áp dụng các lý thuyết của quản trị quy trình vào thực tiễn thông qua việc xây dựng một quy trình thu thập thông tin mới bằng dữ liệu hành chính để sản xuất thông tin thống kê.

KẾT LUẬN

Luận văn đã khái quát toàn bộ các khái niệm, định nghĩa quan trọng và chủ yếu của công tác thống kê cũng như làm rõ toàn bộ các bước trong Quy trình thu thập thông tin tiêu chuẩn của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ thống (TCTK), các hoạt động tư vấn, hỗ trợ điều tra/khảo sát, các kết quả đầu ra của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ thống. Luận văn cũng đã nghiên cứu đưa ra các ưu điểm và hạn chế tồn tại của quy trình tiêu chuẩn, để từ đó, từ góc nhìn của Quản trị quy trình, Luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện, sửa đổi, hiệu chỉnh, bổ sung cho quy trình tiêu chuẩn truyền thống và đề xuất quy trình tiêu chuẩn mới có sử dụng dữ liệu hành chính thay thế cho các nguồn thông tin truyền thống (các cuộc điều tra khảo sát, các báo cáo thống kê)

Tham vọng của Luận văn là đưa ra đề xuất giúp Trung tâm Tư vấn và dịch vụ thống kê nói riêng và Tổng cục Thống kê nói chung việc quản trị quy trình tiêu chuẩn cho một hệ thống sản xuất thống kê dựa trên việc tối ưu hóa việc khai thác, sử dụng và tận dụng các nguồn số liệu qua điều tra, khảo sát và báo cáo hành chính cũng như các dữ liệu hành chính; qua đó làm giảm đáng kể các khoảng trống dữ liệu, tinh giản và tự động hóa quy trình sản xuất số liệu thống kê chính thức. Từ việc tối ưu hóa nguồn dữ liệu đầu vào, Luận văn đề xuất quy trình và cách thức khai thác thông tin và dữ liệu thống kê để thực hiện các dịch vụ thống kê, không chỉ phục vụ cho yêu cầu về số liệu của Đảng, Chính phủ và các cơ quan bộ ngành của Nhà nước mà đây chính là cơ sở, nền tảng để số liệu thống kê có thể đáp ứng được yêu cầu về dữ liệu của Chỉnh phủ, bộ ngành và tổ chức, người dùng tin ở Việt Nam cũng như quốc tế.

Việc tăng cường năng lực để sản xuất số liệu thống kê chính thức dựa vào dữ liệu hành chính có thể góp phần giải quyết một số thách thức về các dữ liệu cần thiết để theo dõi, giám sát các mục tiêu MDGs, SGDs và đồng thời hỗ trợ việc ra các quyết định chính trị về kinh tế - xã hội căn cứ trên dữ liệu làm bằng chứng. Trong tương lai tới, việc sử dụng và khai thác các nguồn dữ liệu hành chính sẵn có từ các tổ chức quốc tế, các hiệp hội thương mại, các

công ty tư nhân cũng nên được nghiên cứu, xem xét. Bên cạnh đó, các nguồn dữ liệu mới như Big Data cũng đang được xem là các nguồn dữ liệu bổ sung đáng tin cậy.

Đây vừa là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội hiếm có để nhấn mạnh tầm quan trọng của số liệu thống kê và của hệ thống thống kê quốc gia.

Trong tương lai, việc Cơ quan Thống kê Nhà nước cần thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với chủ sở hữu các nguồn dữ liệu, đặc biệt là các nguồn hành chính, là rất quan trọng, và có thể phức tạp và đầy thách thức. Mục đích hợp tác là để hiểu các khái niệm, đảm bảo tính liên tục của nguồn cung cấp và đảm bảo liên kết dữ liệu dễ dàng từ các nguồn khác nhau đến CSDL của Cơ quan Thống kê nhà nước, tốt nhất là thông qua một số định danh chung. Việc hợp tác công tư này cũng để thúc đẩy lợi ích của việc sử dụng thống nhất các khái niệm thống kê trong các nguồn dữ liệu hành chính, ví dụ, mã hoạt động kinh tế tiêu chuẩn và định nghĩa tiêu chuẩn của các đơn vị kinh doanh.

Kết lại, tuy tác giả đã dành rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu đề tài này nhưng Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi một số sai sót.

Rất mong các Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các bạn học cùng Khóa X Quản trị Kinh doanh sẽ góp ý kiến để tôi tiếp tục hoàn thiện Luận văn này.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Thầy Cô và các bạn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Nội vụ (2016), Tài liệu đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ, https://dtbd.moha.gov.vn/uploads/resources/admin/CDLD/Chuyen%20 Vien/ChuyenDe16.pdf

2. Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thống kê Bộ, ngành

3. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

4. Cơ quan Thống kê Đan Mạch (Statistics of Denmark) (2015), Báo cáo công tác thực tế tại Việt Nam.

5. Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ (2010), Sổ tay cho các dự án dữ liệu hành chính.

6. Dison Hu (2019) Báo cáo của Chuyên gia tư vấn quốc tế về sử dụng dữ liệu hành chính giáo dục của Việt Nam trong sản xuất thông tin thống kê chính thức, Dự án Hiện đại hóa sản xuất thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê

7. Trương Quang Dũng, 2017, Giáo trình Quản trị học. Đại học Kinh tế Quốc dân

8. European Commission (2017), Hướng tới hệ thống thống kê dựa trên đăng ký hành chính;

9. Trần Tuấn Hưng và cộng sự (2019) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thống kê, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ 2018-2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

10.Khoa học máy tính, Đại học Khoa học và Công nghệ Ghana (2016),

Giới thiệu chung về các quy trình khai phá dữ liệu;

11.Hoàng Tuấn Long và Phạm Thu Thuỷ (2020). Quy trình quản lý dữ liệu cho các nghiên cứu xã hội học. Báo cáo chuyên đề 267. Bogor, Indonesia: CIFOR. DOI: 10.17528/cifor/007888

12.Luật Giá, 2012 (Số 11/2012/QH13, ban hành ngày 20/06/2012) 13.Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;

14.Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 20/4/2018 về quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp Quốc gia;

15. Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

16. Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

17. Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

18. Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

19. Nghị quyết số 26/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị

20. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 thông qua chủ trương, định hướng mới của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

21. Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THU THẬP VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN THỐNG KÊ TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ THỐNG KÊ TỔNG CỤC THỐNG KÊ. (Trang 76 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)