Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 46 - 48)

Bảng 4.3. Tình hình đẻ của lợn nái tại cơ sở Tháng Số con đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó Tỷ lệ (%) 12 215 215 100 0 0 1 215 215 100 0 0 2 214 213 99,53 1 0,47 3 215 215 100 0 0 4 213 213 100 0 0 5 215 212 98,60 3 1,4 Tổng 1287 1283 99,06 4 1,87

(Nguồn: tại trại)

Qua bảng 4.3 cho thấy: Số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp tại cơ sở. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp thấp chỉ từ 0,47 – 1,4%, trung bình là 0,93%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.

Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ

khó sẽ không kịp thời xử lý.

Bảng 4.4: Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ

Trước khi đẻ Dấu hiệu

0 - 7 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương mọng

2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa

6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài

30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở, đứng lên nằm xuống không yên 15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép

bụng, ép đùi, quẫy đuôi rặn đẻ

(Nguồn: phòng kỹ thuật công ty CP)

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

- Một số biểu hiện lợn đẻ khó đã gặp tại cơ sở:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ không có biểu hiện rặn đẻ.

+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do khối lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Lợn mẹ kiệt sức do quá trình rặn đẻ nhiều.

-Cách can thiệp lợn đẻ khó tại cơ sở: Dùng thuốc sát trùng cơ quan sinh dục của lợn nái, sát trùng tay, đeo găng tay, dùng dầu bôi trơn tay, sau đó đưa tay vào tử cung lợn, nắm lợn con, đưa lợn con ra ngoài. Tùy thuộc vào vị trí thai nằm để lựa cách đưa bào thai ra ngoài.

* Sử dụng thuốc cho nái đẻ

-Sử dụng oxytoxin: Dùng cho trường hợp lợn nái đẻ khó với liều lượng 2 ml/con.

-Sử dụng kháng sinh: Mỗi lợn nái tiêm 1 mũi kháng sinh hitamox LA bắt buộc đề phòng viêm tử cung ở ngày đẻ thứ nhất và cách 1 ngày tiêm 1 lần mũi thứ 2, 3. Nguyên nhân lợn con hay bị chết là do lợn con quá yếu, không tự làm rách màng bọc, bị chết ngạt, khi đẻ ra bị lợn mẹ đè chết, lợn mẹ cắn con.

Cách chăm sóc theo dõi để hạn chế lợn con chết mà em rút kinh nghiệm được đó là: Luôn túc trực theo dõi đỡ đẻ cho lợn nái trong quá trình đẻ để tránh lợn mẹ đè chết con hoặc cắn con, lợn con đẻ ra phải lau hết dịch ở các lỗ tự nhiên, khi lợn mẹ đẻ ra cả bọc thì phải nhanh chóng xé bọc, kịp thời hỗ trợ hô hấp cho lợn con.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)