5. Kết cấu đề tài
3.3. Một số giải pháp khác
Mặc dù khuôn khổ thể chế và chính sách về môi trường nước ta chưa hoàn thiện, nhưng những điều kiện ban đầu cho việc áp dụng các công cụ kinh tế đã được thiết lập. Hệ thống quản lý đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương, hệ thống quan trắc đang được xây dựng và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện. Các văn bản luật được bổ sung và xây dựng chặt chẽ hơn. Do đó trong thời gian tới có thể mở rộng việc áp dụng các công cụ kinh tế sau:
Tính phí theo sản phẩm:
Đây là những khoản phí được đưa vào giá bán các sản phẩm có khả năng gâu ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng (có thể áp dụng phụ thu), khoản phụ thu này ràng buộc trách nhiệm với các doanh nghiệp có các sản phẩm như vậy phải có biện pháp phòng tránh, xử lý ô nhiễm (như thu hồi bao bì, dầu thải từ động cơ…). Theo đó, các cơ sở sản xuất phải cam kết thu hồi phế thải và xử lý sau khi sản phẩm hết thời hạn sử dụng. Đối với các doanh nghiệp này Nhà nước có thể giảm mức thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Thu phí du lịch:
Hiện nay, với mức lệ phí trung bình tham quan du lịch trên một số danh lam thắng cảnh ở Việt Nam là 2000 đồng/người/lần thì không hề có hiệu quả bảo vệ
29
môi trường. Với mức phí thu như vậy thì chưa tính tới các chi phí về bảo vệ môi trường, vì vậy không tạo được ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường của khách tham quan, những tác động tới môi trường từ hoạt động du lịch là không nhỏ. Xây dựng một biểu phí thích hợp bao gồm cả chi phí sửa chữa, bảo tồn tôn tạo cảnh quan môi trường là rất cần thiết vừa tạo ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, khách tham quan đồng thời tạo nguồn thu cho Chính Phủ. Kết hợp với biện pháp kêu gọi sự đóng góp từ phía các công ty du lịch sẽ đạt hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.
Phí khí thải:
Theo ước tính của Bộ Giao thông Vận tải thì mỗi ngày các thành phố lớn như Thành phố Hà Nội thiệt hại 1 tỷ đồng do tình trạng ùn tắc giao thông. Hiện nay, tình trạng các phương tiện giao thông ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh chóng (18% đối với xe máy và 12% đối với ô tô) thì mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải thực sự báo động. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng là nguồn thải quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Các khí thải từ các lò sản xuất chứa rất nhiều chất độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Do đó, việc tính phí khí thải là biện pháp cần sớm thực hiện.
Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, mức phí có thể được tính theo lượng khí phát thải và nồng độ các chất có trong 1 m3 khí thải. Đối với các phương tiện giao thông có thể tính phí dựa trên việc tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Thực tế cho thấy các động cơ càng cũ, tuổi thọ càng cao thì lượng phát thải càng lớn. Do đó có thể kết hợp việc thu phí khí thải với việc khuyến khích người sử dụng thay thế các phương tiện đã cũ bằng các phương tiện mới thân thiện với môi trường.
Chương trình thương mại - môi trường, tạo thị trường mua bán quyền xả thải ô nhiễm:
Công cụ này áp dụng đối với nước thải và khí thải. Theo đó, Nhà nước sẽ ban hành một loại giấy phép gọi là giấy phép xả thải, giấy phép này có thể được trao
30
đổi mua bán giữa các đơn vị tạo nguồn thải. Trong hệ thống giấy phép, cơ quan hữu trách quyết định mức xả thải tối đa để đạt tới mục tiêu về chất lượng môi trường. Mức chất lượng môi trường được thể hiện thành tổng lượng xả thải cho phép, sau đó được phân bổ quyền xả thải cho các đơn vị sản xuất dưới hình thức các giấy phép. Các giấy phép sau đó được phân phối cho các cơ sở sản xuất có tiềm năng tạo ra chất thải. Mỗi giấy phép cho phép chủ sở hữu được xả thải một lượng ô nhiễm quy định. Giấy phép xả thải có thể được chuyển giao từ nguồn này sang nguồn khác. Nhu cầu được cấp giấy phép bắt nguồn từ các chi phí xử lý ô nhiễm của người xả thải, và người xả thải còn xử lý chất thải đến khi nào chi phí xử lý ô nhiễm còn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mua giấy phép.
Có hai cách cơ bản để thực hiện hệ thống giấy phép xả thải là bán đấu giá giấy phép, hoặc phân phối các giấy phép mà không thu tiền, sau đó sẽ xác định giá trị thông qua việc mua bán giữa những người xả thải.
Các hệ thống giấy phép có thể mua bán được có ưu điểm hơn so với hệ thống phí ô nhiễm vì chúng đảm bảo được chất lượng môi trường ở một mức độ nhất định. Một ưu điểm quan trọng khác là hệ thống này tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong các khu vực bị ô nhiễm mà không làm tăng thêm mức độ ô nhiễm.
Cơ chế thưởng phạt khuyến khích cơ sở sản xuất giảm lượng phát thải:
Dựa trên cơ sở mức phát thải tối đa theo quy định của Nhà nước thì cơ sở nào giảm được lượng phát thải xuống dưới mức tiêu chuẩn cho phép sẽ được hưởng ưu đãi (thưởng) vềt tài chính, hoặc có thể giảm mức phí ô nhiễm mà đơn vị phải đóng góp. Đối với các cơ sở xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị phạt một khoản phí nhất định. Cơ chế này tạo điều kiện khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư công nghệ mới thân thiện với môi trường.
31
KẾT LUẬN
Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được áp dụng một thời gian dài ở trên thế giới. Ở Việt Nam một số công cụ cũng được áp dụng và thu được những kết quả quan trọng.
Việc áp dụng các công cụ vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là nó được sự đồng tình chấp nhận của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc hậu,… nên hiệu quả đạt được thấp hơn yêu cầu đặt ra.
Trong giai đoạn hiện tại thì các công cụ quản lý môi trường đang dần được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Một số công cụ kinh tế được xây dựng và mở rộng phạm vi áp dụng trong thời gian tới.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được đưa ra bao gồm cả công cụ chính sách vá các biện pháp về giáo dục tuyên truyền. Các công cụ trong hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được kết quả tốt nhất.
32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Tài chính – Học viện Tài chính (2013), giáo trình Kinh tế môi trường, NXB Tài chính.
2.Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2004), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia.
3.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo kết quả hoạt động Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam năm 2018.
4.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (1997), Đổi mới quản lý kinh tế và
môi trường sinh thái, NXB Chính trị quốc gia.
5.Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê.
6.Trần Thanh Lâm, Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lao động.
7.Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2006) :Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện
Website 1. khbvptr.vn 2. monre.gov.vn 3. mof.gov.vn 4. tailieu.vn 5. tapchicongthuong.vn