Địa bàn và mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VỀ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC. (Trang 31 - 35)

2.1.2.1.Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được triển khai tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phốBiên Hòa bao gồm: trường tiểu học Tân Phong A và trường tiểu học Tân Phong B.

2.1.2.2.Khách thể nghiên cứu

Mẫu của nghiên cứu này là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Mẫu điều tra bằng bảng hỏi định lượng chính thức bao gồm: 180 giáo viên tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hoa bao gồm: trường tiểu học Tân Phong A và trường tiểu học Tân Phong B.

Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn định tính 10 giáo viên tiểu học, 2 cán bộ quản lý.

Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể giáo viên tiểu học (n=180)

Đặc điểm khách thể Tần suất Tỉ lệ %

30 Tuổi Từ 30 đến 39 134 74,4 Từ 40 trở lên 26 14,4 Giới tính Nam 20 11,2 Nữ 160 88,8 Khu vực Thành thị 107 59,4 Nông thôn 73 40,6 Trình độ Cao đẳng 15 8,3 Đại học 159 88,3 Sau đại học 6 3,4

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm 15 8,3 Từ 6 đến 10 năm 105 58,3 Trên 10 năm 52 28,9 Trên 20 năm 8 4,4 Chức vụ chính GV chủ nhiệm 138 76,7 GV kiệm nhiệm 42 23,3 Khối lớp Lớp 1 29 16,1 Lớp 2 31 17,2 Lớp 3 32 17,8 Lớp 4 36 20 Lớp 5 52 28,9

Được đào tạo về tổ chức lớp học trong một năm gần nhất

Có 58 32,2

Không 122 67,8

Được đào tạo về tâm lý học phát triển trong một năm gần nhất

Có 44 24,4

Không 136 75,6

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.1.1. Mục đích

Xây dựng cơ sở lí luận về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựnglớp học hạnh phúc.

2.2.1.2. Nội dung

Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có liênquan trực tiếp đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc. Tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết chương cơ sở lí luận của đề tài.

2.2.1.3. Cách thực hiện

Tìm kiếm những tài liệu về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựnglớp học hạnh phúc được công bố dưới dạng sách, luận văn, luận án, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyênngành của các tác giả trong nước và ngoài nước.

Từ đó phân loại theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kếtquả của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống trongnhững nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lí luận có liên quan đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc, từ đó xây dựngcơ sở lí luận và khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.2.2.1. Mục đích

Thu thập những thông tin định lượng về thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc.

2.2.2.2. Nội dung

Bảng hỏi về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnhphúc có các nội dung chính như sau

Bảng 2.2. Nội dung bảng hỏi về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc STT Nội dung Số biến

quan sát

Thang đo

Đặc điểm của giáo viên

1 Tuổi 1 Danh định

2 Giới tính 1 Nhị giá

3 Thâm niên công tác 1 Danh định

4 Chức vụ chính 1 Danh định

5 Khu vực làm việc 1 Nhị giá

6 Trình độ học vấn 1 Danh định

7 Khối lớp giảng dạy 1 Nhị giá

8 Tập huấn trong một năm gần đây 3 Nhị giá

Nhận thức của GV về xây dựng lớp học hạnh phúc

1 Nhận thức của GV về tổ chức và quản lý lớp học

32

2 Nhận thức của GV về xây dựng không khí lớp học

8 Likert 5 mức độ

3 Nhận thức của GV về xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh

6 Likert 5 mức độ

Đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng

1 Các yếu tố ảnh hưởng 10 Likert 5 mức độ

2.2.3.3. Cách tiến hành

Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi định lượng được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Điều tra thử

Sau khi xây dựng được bảng hỏi định lượng, chúng tôi đã mời 5 giáo giáo viên tiểu học làm thử bảng hỏi trên tinh thần tự nguyện. Sau đó chúng tôithu thập phản hồi cũng như góp ý của 5 giáo viên trên và tiến hành điều chỉnhbảng hỏi.

Bước 2: Điều tra chính thức

Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc.

Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm 180 giáo viên tiểu học tại thành phố Biên Hòa.

Trước khi điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành tập huấn cho các điều tra viên. Nội dung tập huấn bao gồm: giới thiệu khái quát về mục đích điều tra; giới thiệu khái quát về nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc;

Sau khi tập huấn cho điều tra viên, chúng tôi bắt đầu chính thức tiếnhành điều tra tại 3 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đó thông qua phép kiểm Cronbach’s Alpha. Theo Slater (1995) và Peterson (1994) thì hệ số đo độ tin cậy của dữ liệuđịnh lượng trong khảo sát Cronbach’s Alpha (α) là:

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là rất tốt;

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì số liệu có thể sử dụng được tương đối tốt;

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm đo lường là mới hoặc tương đối mới đối với người trả lời.

Bảng 2.3. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của bảng câu hỏi định lượng

STT Thang đo Số câu hỏi

Hệ số Cronbach’s

Alpha

1 Tổ chức và quản lý lớp học 6 0,840

2 Xây dựng không khí lớp học 8 0,746

3 Xây dựng mục tiêu phát triển nhân cách 6 0,781 4 Nhận thức chung về xây dựng lớp học hạnh phúc 20 0,747

Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo dao động từ 0,7 đến gần 0,9 cho thấy độ tin cậy của thang do dùng trong nghiên cứu.

2.2.2.4. Cách tính điểm

Ở thang đo nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc các mệnh đề được đánh giá với 5 mức độ lựa chọn của giáo viên tiểu học tương ứng với các điểm số như sau: Hoàn toàn không đồng ý (1 điểm); Ítđồng ý (2 điểm); Bình thường (3 điểm); Đồng ý (4 điểm) và Rất đồng ý (5 điểm). Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về xây dựng lớp học hạnh phúc được đánh giá thông qua tổng ĐTB ở mỗi nhận thức. Theo đó, ĐTB càng lớn thì giáo viên càng nhận thức được cách xây dựng lớp học hạnh phúc và ngược lại.

Thang đo được thiết kế trên thang Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, tùy vào mục đích của câu hỏi mà có các ý nghĩa khác nhau như đã giải thích ở trên. Giá trị các mức độ = (giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất)/ (số lượng các mức

độ) = (5-1)/5 = 0.8. Do đó ý nghĩa các mức được phân chia như sau: 1.00 đến1.08: Mức rất thấp; 1.81 đến 2.60: Mức thấp; 2.61 đến 3.40: Mức trung bình;

3.41 đến 4.20: Mức khá; 4.21 đến 5.00: Mức tốt.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VỀ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC. (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w