4. Các bệnh ung thư phổ biến và can thiệp dinh dưỡng
4.2. Ung thư phổi
• Khái niệm
Ung thư phổi là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường ở một hoặc cả hai phổi, thường là các tế bào thuộc lớp niêm mạc của đường thở. Những tế bào bất thường này không phát triển thành mô phổi khỏe mạnh mà phân chia nhanh chóng và hình thành các u gây cản trở chức năng phổi, ... Ung thư phổi được chia ra thành hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (khoảng 80%) và ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 20 %), trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển nhanh hơn. Ở Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở cả hai giới.
Hình: vị trí của ung thư phổi
• Triệu chứng
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể có các triệu chứng sau:
- Ho khan, ho máu, hay ho có đờm - Đau ngực
- Khó thở - Khàn tiếng
- Đau đầu (khi di căn não) hoặc phù mặt, cổ và tay (khi tĩnh mạch lớn ở ngực bị chèn ép)
- Nếu khối u ở đỉnh phổi, bạn có thể có các triệu chứng sau: - Đau ở tay, vai, hoặc cổ
• Yếu tố nguy cơ
- Hút thuốc. Hút thuốc vẫn là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi lớn nhất. Nguy cơ ung thư phổi tăng lên cùng với số điếu thuốc bạn hút mỗi ngày và số năm bạn đã hút. Việc bỏ hút thuốc lá ở mọi lứa tuổi đều có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư phổi. Tiếp xúc với khói thuốc lá. Thậm chí ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi vẫn tăng lên nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
- Tiếp xúc với khí radon. Radon là sản phẩm của sự phân hủy tự nhiên của uranium trong đất, đá và nước mà cuối cùng trở thành một phần trong không khí mà chúng ta hít thở. Radon có thể tích lũy trong những tòa nhà đến một mức độ không an toàn. Bộ đo radon có thể giúp xác định mức độ radon trong nhà bạn có an toàn hay không. Nếu nó quá mức cho phép, hãy tìm hiểu về các biện pháp khắc phục.
- Tiếp xúc với amiăng và các hóa chất khác. Sự tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác như asen, crôm và niken tại nơi làm việc cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
- Bệnh ung thư phổi trong tiền sử gia đình. Những người có cha mẹ, anh chị em hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Uống quá nhiều rượu. Việc uống nhiều rượu hơn mức cho phép (Nam giới 2 ly/ngày, nữ giới 1 ly/ngày) có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
• Các giai đoạn của ung thư phổi
- Giai đoạn I. Khối u nằm giới hạn trong phổi và không lan đến các hạch bạch huyết. Khối u thường có đường kính nhỏ hơn 2 inch (5 cm).
- Giai đoạn II. Khối u lớn hơn 2inch (5 cm) hoặc có thể liên quan đến các cấu trúc gần đó, chẳng hạn như thành ngực, cơ hoành hoặc màng phổi. Ung thư có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
- Giai đoạn III. Khối u đã phát triển rất lớn và xâm chiếm các cơ quan khác gần phổi. Giai đoạn này cũng có thể được phân định khi tìm thấy các tế bào ung thư trong hạch bạch huyết xa phổi hơn.
- Giai đoạn IV. Ung thư đã lan rộng ra khỏi phổi, đến lá phổi bên kia hoặc các khu vực xa hơn trong cơ thể.
• Can thiệp dinh dưỡng
Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay. Khi bị ung thư phổi, sức khỏe của người bệnh sẽ trở nên suy kiệt nhanh chóng, cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư. Chính vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi phù hợp là điều đặc biệt quan trọng. Khi bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu thì cơ thể mới đủ sức để theo hết các phương pháp điều trị nặng nề
- Thực phẩm nên dùng:
✓ Trái cây: Quả việt quất, cam, bưởi, chuối, chanh, lựu, quả lê, dâu tây, táo… ✓ Rau xanh và củ quả: Cải xoong, rau chân vịt, rau mồng tơi, cải bắp, rau bina,
khoai tây, khoai lang, cà chua, su hào, cà rốt, cải bắp, hành tây, bông cải xanh, cần tây, măng tây, nấm, cải xoăn, rau diếp, mướp...
✓ Các loại hạt như: lúa, gạo, mạch, kê, ngô, yến mạch, hạt chia, hạt lanh, đậu nành, đậu đen, hạt điều, hạt kê, đậu xanh, hạnh nhân, quả óc chó… Thực phẩm giàu protein: Cá hồi, trứng, gà, cá, thịt heo nạc, trứng…
✓ Các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai hoặc các sản phẩm thay thế sữa Dầu oliu, bơ, quả hạch, dầu hạt cải…
- Thực phẩm không nên dùng:
Trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi không nên có những đồ ăn cay nóng (có chứa ớt, hạt tiêu, nhiều dầu mỡ)
Hạn chế thấp nhất lượng muối có trong thức ăn. Muối và các độ ăn mặn là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng người bệnh xấu đi.
Không ăn thực phẩm chiên, dầu mỡ và chất béo
Tuyệt đối không hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất có cồn, nước uống có gas Không ăn đường và các sản phẩm chứa đường, kể cả mật ong (honey) Không ăn thực phẩm hun khói, đồ đóng hộp và đồ nướng
Tránh các thực phẩm lên men như: dưa muối, cà muối, bắp cải hay su hào muối Hạn chế hải sản như các loại tôm, cua, cá, hàu, bề bề, ghẹ…
Tuyệt đối không uống các đồ uống lạnh
5. Xây dựng thực đơn
• Mục tiêu chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi:
- Duy trì cân nặng, nâng cao thể trạng người bệnh - Giảm nguy cơ sụt cân, suy mòn
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
• Nguyên tắc dinh dưỡng:
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, cân đối các chất sinh năng lượng theo tình trạng bệnh nhân: 30 – 35 kcal/ kg cân nặng/ ngày
- Chất đạm: 1.5 – 2g/ kg cân nặng/ ngày
- Chất béo: 25 – 30% tổng nhu cầu nặng lượng - Glucid: 50 – 60% tổng nhu cầu nặng lượng
- Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ theo nhu cầu khuyến nghị Thực đơn cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, nam1m65, 51kg
Năng lượng chuyển hóa cơ bản = 24*0.9*51=1101.6 Kcal Năng lượng chuyển hóa hằng ngày = 1101.6 * 1.2=1321 Kcal P= 0.15* 1321=198.15 Kcal=49g/ ngày
L= 0.25*1321=330.25 Kcal=36.69g/ ngày G= 0.6*1321=792.6 Kcal= 198.15g/ngày
Bữa ăn Món ăn Khối lượng
(g) Năng lượng (kcal) Bữa sáng Phở bò viên - Bánh phở - Thịt bò - Hành lá, hành tây - Nước súp - Rau ăn kèm 340.1 431
Bữa phụ sáng Táo đỏ 2 trái 165 78
Bữa trưa Cơm chén vừa
Tàu hủ dồn thịt sốt cà - Đậu phụ
- Thịt heo nạc - Cà chua
Canh bắp cải - Cải bắp - Thịt heo nạc - Hành lá, nước mắm, muối 488.7 215 Phụ xế Mận 2 trái 70 11
Tối Cơm chén vừa
Thịt bò xào nấm rơm -Nấm rơm - Thịt bò Canh mướp - Mướp - Thịt heo nạc - Hành lá, muối, nước mắm 201 176
Phụ tối Sữa tươi 180 139
• Giá trị từng chất dinh dưỡng
- Năng lượng: 1049.4 kcal - Protein: 51.6g
- Lipid: 42.4g
- Cacbonhydrat: 111g - Chất xơ: 8.8g
• Đánh giá mức độ đáp ứng
Thành phần Protein Lipid Glucid Năng lượng
Kết quả tính toán từ thực đơn 56.10 42.36 110.97 1049.42
Nhu cầu khuyến nghị 49.00 36.69 198.15 1321.00
Mức đáp ứng (%) 114.48 115.46 56.00 79.44
6. Tài liệu tham khảo
• Sung, H., Ferlay, J., Siegel, R. L., Laversanne, M., Soerjomataram, I., Jemal, A., & Bray, F. (2021). Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer
journal for clinicians, 71(3), 209-249.
• PGS.TS. Lê Thị Hương, 2016 – Dinh dưỡng lâm sàng – Tiết chế
• Little, J. B. (2000). Radiation carcinogenesis. Carcinogenesis, 21(3), 397-404.
• IARC Working Group on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans, World Health Organization, & International Agency for Research on Cancer. (2004). Tobacco smoke and involuntary smoking (Vol. 83). Iarc.
• Inoue-Choi, M., Liao, L. M., Reyes-Guzman, C., Hartge, P., Caporaso, N., & Freedman, N. D. (2017). Association of long-term, low-intensity smoking with all-cause and cause-specific mortality in the National Institutes of Health–AARP Diet and Health Study. JAMA internal medicine, 177(1), 87-95.
• Bagnardi, V., Rota, M., Botteri, E., Tramacere, I., Islami, F., Fedirko, V., ... & La Vecchia, C. (2013). Light alcohol drinking and cancer: a meta-analysis.
Annals of oncology, 24(2), 301-308.
• Nelson, D. E., Jarman, D. W., Rehm, J., Greenfield, T. K., Rey, G., Kerr, W. C., . . . Naimi, T. S. (2013). Alcohol-attributable cancer deaths and years of potential life lost in the United States. American Journal of Public Health, 103(4), 641- 648.
• Pöschl, G., & Seitz, H. K. (2004). Alcohol and cancer. Alcohol and alcoholism,
39(3), 155-165.
• Clinton, SK, Giovannucci, EL, & Hursting, SD (2020). Báo cáo thứ ba của chuyên gia về chế độ ăn, dinh dưỡng, hoạt động thể chất và ung thư của quỹ nghiên cứu ung thư thế giới / Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ. Tạp chí dinh
dưỡng, 150 (4), 663-671.
• Kushi, L. H., Doyle, C., McCullough, M., Rock, C. L., Demark‐Wahnefried, W., Bandera, E. V., ... & American Cancer Society 2010 Nutrition and Physical Activity Guidelines Advisory Committee. (2012). American Cancer Society Guidelines on nutrition and physical activity for cancer prevention: reducing the risk of cancer with healthy food choices and physical activity. CA: a cancer journal for clinicians, 62(1), 30-67.
• Lauby-Secretan, B., Scoccianti, C., Loomis, D., Grosse, Y., Bianchini, F., & Straif, K. (2016). Body fatness and cancer—viewpoint of the IARC Working Group. New England journal of medicine, 375(8), 794-798.
• Calle, E. E., & Kaaks, R. (2004). Overweight, obesity and cancer: epidemiological evidence and proposed mechanisms. Nature Reviews Cancer,
4(8), 579-591.
• Kershaw, E. E., & Flier, J. S. (2004). Adipose tissue as an endocrine organ. The
Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 89(6), 2548-2556.
• Anand, P., Kunnumakara, A. B., Sundaram, C., Harikumar, K. B., Tharakan, S. T., Lai, O. S., ... & Aggarwal, B. B. (2008). Cancer is a preventable disease that requires major lifestyle changes. Pharmaceutical research, 25(9), 2097-2116.
• Samaras, V., Rafailidis, P. I., Mourtzoukou, E. G., Peppas, G., & Falagas, M. E. (2010). Chronic bacterial and parasitic infections and cancer: a review. The Journal of Infection in Developing Countries, 4(05), 267-281.
• Roukos, D. H. (2009). Genome-wide association studies: how predictable is a person’s cancer risk? Expert review of anticancer therapy, 9(4), 389-392.
• Larsson, S. C., & Wolk, A. (2012). Red and processed meat consumption and risk of pancreatic cancer: meta-analysis of prospective studies. British journal of cancer, 106(3), 603-607
• Weinberg, R. A. (1996). How cancer arises. Scientific American, 275(3), 62- 70.
• Alexander, J. W., Saito, H., Trocki, O., & Ogle, C. (1986). The importance of lipid type in the diet after burn injury. Annals of surgery, 204(1), 1.
• Brenner, H., Rothenbacher, D., & Arndt, V. (2009). Epidemiology of stomach cancer. Cancer epidemiology, 467-477.
• Carsin, H., Bargues, L., Stéphanazzi, J., Paris, A., Aubert, P., & Le Béver, H. (2002). Inflammatory reaction and infection in severe burns. Pathologie- biologie, 50(2), 93-101.
• Kosaka, N., Iguchi, H., Yoshioka, Y., Hagiwara, K., Takeshita, F., & Ochiya, T. (2012). Competitive interactions of cancer cells and normal cells via secretory microRNAs. Journal of Biological Chemistry, 287(2), 1397-1405.
• Tanoue, L. T., Tanner, N. T., Gould, M. K., & Silvestri, G. A. (2015). Lung cancer screening. American journal of respiratory and critical care medicine,