MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Tran trong phuong loan HOÀN CHỈNH (Trang 48)

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng bộ Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2019-2022; trên cơ sở những kinh nghiệm tiếp thu được trong hoạt động của những nhiệm kỳ trước, BCH chi đoàn Sở Tư pháp đề ra phương hướng nhiệm vụ hoạt động chủ yếu của Ban Chấp hành chi đoàn nhiệm kỳ 2022-2025 như sau:

- Tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội chi đoàn Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2022-2025.

- Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn; nghiêm túc chấn chỉnh công tác quản lý đoàn viên; thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn.

- Tăng cường hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và công tác Đoàn, công tác thanh niên cho đoàn viên.

- Tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chú trọng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên; Triển khai Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Đẩy mạnh việc triển khai phổ biến, thực hiện Luật Thanh niên 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.

- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ đoàn viên, thanh niên phát huy tinh thần sáng tạo.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- 100% đoàn viên, thanh niên tham gia học tập, quán triệt và triển khai các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

- 100% đoàn viên thanh niên xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng hình ảnh người cán bộ Đoàn gương mẫu và xây dựng mẫu hình thanh niên thời kỳ mới.

- 100% đoàn viên thanh niên chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy quy chế của cơ quan, đơn vị và quy định của địa phương nơi cư trú.

- Tổ chức ít nhất 05 hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Phấn đấu giới thiệu 3 đoàn viên ưu tú, 03 được giới thiệu cho Đảng, trong đó, có 30% đoàn viên ưu tú được phát triển Đảng, 70% Đảng viên mới được kết nạp từ đoàn viên ưu tú.

- 100% Đoàn viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và công tác Đoàn - Hội, công tác thanh niên.

- Trong nhiệm kỳ, thực hiện 02 công trình thanh niên trọng điểm.

- Tổ chức ít nhất 5 đợt tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu niên tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2. Phương hướng

- Xây dựng chi đoàn vững mạnh về chính trị và tư tưởng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, sự đoàn kết, gắn bó và sức chiến đấu của chi đoàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về chính trị, bồi dưỡng lý tưởng, xây dựng niềm tin; tạo môi trường để đoàn viên học tập, rèn luyện và tìm hiểu rõ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên.

- Tổ chức cho đoàn viên sinh hoạt định kỳ theo các chủ điểm tư tưởng, chính trị phù hợp, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng của đoàn viên.

- Xây dựng các chương trình công tác, kế hoạch hoạt động của chi đoàn, gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Nội dung hoạt động cần hài hòa giữa phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên, vừa tăng cường chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích, chính đáng của đoàn viên thanh niên .

- Thực hiện phân công, giao nhiệm vụ cho từng đoàn viên; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đoàn viên theo hoạt động, theo các kỳ sinh hoạt và hằng năm.

- Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động của chi đoàn.

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của chi đoàn Sở Tư pháp.

3.1. Nâng cao chất lượng đoàn viên

Chất lượng của đoàn viên thanh niên chính là yếu tố quyết định đến hoạt động của chi đoàn. Để nâng cao chất lượng của đoàn viên thanh niên tại Sở Tư pháp cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, là nâng cao chất lượng đoàn viên thông qua việc thường xuyên tổ

đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên. Như:

- Giáo dục lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị: Tiếp tục cụ thể hóa Chương trình hành động số 20-CTr/TĐTN-BTG ngày 25/2/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng,

đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 – 2030”; Chỉ thị số 05-

CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chú trọng giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, khả năng đấu tranh, phản biện cho đoàn viên, thanh niên, nhất là trên Internet.

- Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa: Tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số

01-CT/TWĐTN ngày 17/5/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về “Tăng

cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác cán bộ Đoàn”; Cuộc vận động

“Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”; Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”. Qua đó, lựa chọn những gương người tốt, việc tốt để lan tỏa, tạo thành các tấm gương truyền cảm hứng trong đoàn viên, thanh niên.

- Giáo dục truyền thống lịch sử, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc: Tổ

chức các chương trình về nguồn, hành trình đến với địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích văn hóa, tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ vào dịp 27/7 hằng năm.

- Giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật, kỷ luật: Đổi mới các hình thức

tuyên truyền về pháp luật, chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên, đặc biệt là thông qua các câu chuyện thực tế.

Thứ hai, là nâng cao chất lượng đoàn viên thông qua việc đổi mới nội dung

và phương thức thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên theo hướng phù hợp từng đối tượng; đề cao vai trò chủ động của chi đoàn; tạo môi trường và nâng cao tinh thần tự giác của đoàn viên, trong đó chú trọng bồi dưỡng nhận thức chính trị, kỹ năng giao tiếp, khả năng vận động quần chúng của đoàn viên gắn với việc đổi mới nội dung, quy trình thực hiện công tác phân tích chất lượng đoàn viên và phân loại chi đoàn hằng năm.

Thứ ba, là thực hiện tốt công tác chăm lo, tạo động lực phấn đấu cho đoàn

viên, cụ thể như: thường xuyên động viên, khen thưởng cho các đoàn viên xuất sắc thông qua các đợt hoạt động trọng tâm, tổng kết năm; ghi nhận và tuyên dương đoàn viên 5, 10, 15, 20 tuổi Đoàn, đạt thành tích xuất sắc nhiều năm liền, có giải pháp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và gia đình, thúc đẩy tăng cường bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên thanh niên; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người cộng sản trẻ", thực hiện tốt quy trình bình chọn, giới thiệu đoàn viên ưu tú sang Đảng xem xét, kết nạp; quản lý và thực hiện tốt công tác trao thẻ Đoàn; quan tâm tổ chức Lễ trưởng thành Đoàn thật ý nghĩa, thực hiện việc kết nạp đoàn viên danh dự.

Thứ tư, là thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên; kiên quyết xử lý các

trường hợp vi phạm các quy định về công tác đoàn viên, quy trình kết nạp đoàn viên, rèn luyện đoàn viên hoặc thiếu trung thực trong công tác báo cáo số liệu tổ chức, có thể xem đây là những tiêu chí quan trọng trong đánh giá thi đua; khuyến khích ứng dụng các tiện ích tin học trong công tác quản lý.

Thứ năm, là thường xuyên củng cố, nâng chất hoạt động chi đoàn, tạo môi

trường cho đoàn viên rèn luyện, phấn đấu thông qua phương thức chi đoàn 3 tiêu chí; thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh, duy trì chế độ sinh hoạt chi đoàn; nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình, đảm bảo nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, tạo môi trường hành động trong các buổi sinh hoạt; đầu tư bồi dưỡng lý

luận chính trị và kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho Bí thư chi đoàn; nâng tỉ lệ bí thư chi đoàn được phát triển Đảng hằng năm.

3.2. Chi đoàn cần chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác

- Chủ động xây dựng chương trinh hành động, kế hoạch công tác của đơn vị nhằm cụ thể hóa nghị quyết của cấp ủy Đảng, lãnh đạo địa phương, đơn vị và của Đoàn cấp trên.

- Chủ động triển khai thực hiện chương trình công tác hàng năm của đơn vị; tổ chức các hoạt động tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị; triển khai thực hiện công trình phần việc thanh niên.

- Chủ động chỉ đạo các chi đoàn tổ chức sinh hoạt định kỳ .

- Chủ động trong kiểm tra, đánh giá, tự phê bình và phê bình; trong phát hiện, nhân rộng các mô hình, gương điển hình tiên tiến.

3.3. Duy trì và thường xuyên cải tiến hình thức sinh hoạt đoàn

- Duy trì hình thức sinh hoạt đoàn từ 01 tháng một lần hoặc các chi đoàn sẽ sinh hoạt ghép với nhau, thông qua việc sinh hoạt ghép sẽ góp phần gia tăng số lượng đoàn viên giúp tổ chức cơ sở đoàn tổ chức các hoạt động, các phong trào thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia.

- Sinh hoạt chi đoàn phải đảm bảo từ khâu trước, trong và sau khi sinh hoạt. Cụ thể:

+ Trước khi sinh hoạt chi Đoàn:

• Bí thư chi Đoàn chuẩn bị dự thảo nội dung và hình thức sinh hoạt. Các đánh giá kết quả thực hiện công tác của Chi đoàn trong tháng, định ra nội dung sinh hoạt kỳ tiếp theo.

• Họp ban chấp hành chi Đoàn thống nhất về nội dung và hình thức sinh hoạt, phân công Ban chấp hành (chuẩn bị nội dung và điều khiển chương trình sinh hoạt). Tổ chức sinh hoạt và chuẩn bị các điều kiện cho buổi sinh hoạt (công tác hậu cần)

• Xác định thời gian, địa điểm sinh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình của Chi Đoàn.

• Thông báo cho Đoàn viên và gửi thư mời đại biểu (nếu có).

+ Trong khi sinh hoạt Chi Đoàn:

• Tiến hành sinh hoạt Chi Đoàn cần đơn giản về hình thức, nghiêm túc về thái độ nhưng phải hấp dẫn, sinh động phù hợp tâm lý thanh niên. Người điều khiển cần tôn trọng Đoàn viên và thanh niên. Nội dung chính của nghị quyết phải được phân công cho từng cá nhân và yêu vầu thời gian hoàn thành. Trong sinh hoạt Chi Đoàn phải đảm bảo các tính chất: Tính giáo dục, tính tập trung dân chủ, tính chiến đấu, hấp dẫn, trẻ trung.

+ Sau khi sinh hoạt Chi Đoàn:

• Cơ sở để đánh giá một buổi sinh hoạt Chi Đoàn có hiệu quả là Đoàn viên được bàn bạc, trao đổi dân chủ đi đến thống nhất chương trình hành động của Chi Đoàn và điều cần chú ý là: Sau buổi sinh hoạt Chi Đoàn mỗi Đoàn viên đều biết được nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện nghị quyết của Chi Đoàn và phần việc của mình phối hợp với các cá nhân, bộ phận khác.

• Đồng chí Ban chấp hành Chi Đoàn phát huy vai trò lãnh đạo của mình, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở Đoàn viên trong việc thể hiện các công việc và nội dung đã đề ra trong buổi sinh hoạt Chi Đoàn.

- Hình thức sinh hoạt chi đoàn phải luôn được cải tiến và thường xuyên thay đổi để phù hợp với tâm lý đoàn viên. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi mỗi chi đoàn phải tích cực chủ động và sáng tạo để tìm ra những hình thức sinh hoạt thích hợp nhất. Các hình thức sinh hoạt như:

+ Sinh hoạt chi đoàn tại phòng họp: Hình thức sinh hoạt này thích hợp với nội dung sinh hoạt theo chuyên đề giáo dục vì cần sự yên tĩnh, có trang trí hài hoà để tạo ấn tượng. Cần sắp xếp vị trí ngồi trong một không gian thích hợp, cách tốt nhất là ngồi theo hình chữ U hoặc nữa hình tròn.

+ Sinh hoạt chi đoàn tại nơi di tích, danh lam thắng cảnh theo hình thức tham quan, dã ngoại (trường hợp này có thể gắn với một số hoạt động của chi đoàn để mở rộng đối tượng, song cần bố trí thời gian để đoàn viên sinh hoạt riêng). Nội dung: tổ chức những trò chơi dân gian thích hợp với địa hình, cảnh quan; phát động đoàn viên thanh niên thi viết ngắn về những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; trao đổi, hỏi đáp về các di tích lịch sử, cảm nhận sau khi tham quan.

+ Sinh hoạt chi đoàn tại nhà đoàn viên : Chọn nhà đoàn viên có đủ điều kiện để tổ chức sinh hoạt và có thể quay vòng theo định kỳ. Phát động đoàn viên đóng góp cơ sở vật chất như: sách, báo, truyện, tăng âm, loa đài phục vụ cho sinh hoạt của chi đoàn.

+ Sinh hoạt chi đoàn theo hình thức hội thảo, hái hoa dân chủ, toạ đàm: Hình thức này thích hợp trong các buổi sinh hoạt giao lưu giữa các chi đoàn với nhau. Cần phổ biến trước cho đoàn viên biết chủ đề hoặc câu hỏi cho đoàn viên chuẩn bị.

+ Sinh hoạt chi đoàn vào các ngày lễ kỷ niệm, ngày sinh nhật của đoàn viên: Cần gắn nội dung sinh hoạt với các nội dung của ngày lễ, ngày kỷ niệm để có chủ đề, chủ điểm. Nếu tổ chức vào ngày sinh nhật của đoàn viên nên có quà tặng của Ban chấp hành chi đoàn cho đoàn viên.

3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng yêu cầu.

Đây là giải pháp quan trọng, vì cán bộ đoàn chính là người trực tiếp đề ra các kế hoạch, các chương trình cho hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn có đầy đủ những tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất theo quyết định 289-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Quy chế quy định rõ về tiêu chuẩn, nghĩa vụ, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ đoàn. Chỉ thị 01-CT/TWĐTN ngày 17/5/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác cán bộ Đoàn. Theo đó cán bộ đoàn phải thực hiện

đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, phương hướng hoạt động của tổ chức Đoàn và thực hiện tốt 08 điều cán bộ đoàn nên làm và 08 điều cán bộ đoàn không nên làm. 08 điều cán bộ đoàn nên làm là: xung kích, trách nhiệm, gương mẫu, trung thực, sáng tạo, thân thiện, thường xuyên học tập, tích cực rèn luyện kỹ năng; 08 điều cán bộ đoàn không nên làm là: phát ngôn không đúng, làm việc hình thức, đối phó, quan liêu hành chính hóa, thiếu khiêm tốn và không cầu thị, không chấp hành kỷ luật, thiếu tinh thần đoàn kết, thiếu ý chí đấu tranh, thiếu chuẩn mực trong lối sống.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng được với yêu cầu của giai đoạn

Một phần của tài liệu Tran trong phuong loan HOÀN CHỈNH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)