Phương hướng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả của tiền lương tối thiểu

Một phần của tài liệu Thị truòng lao động Việt Nam định hướng và phát triển.doc.DOC (Trang 33 - 38)

lương thấp nhất trong khu vực ngân sách khác nhau. Tiền lương tối thiểu chủ yếu bị điều chỉnh theo quan hệ cung-cầu lao động trên thị trường, trong khi đó, khu vực hưởng lương từ ngân sách không có quan hệ thị trường. Theo các chuyên gia ILO, việc gắn mức tiền lương tối thiểu chung hệ thống tiền lương trong khu vực nhà nước đã gây các tác động tiêu cực cho cả 2 khu vực. Đối với khu vực có quan hệ thị trường, tiền lương tối thiểu không thực hiện được chức năng “lưới an toàn trong xã hội” do không có các chế tài thực hiện. Đối với khu vực hưởng lương ngân sách, lại gây cản trở việc mở rộng hệ số, bội số thang lương, bảo đảm mức tiền công tương xứng. Nhìn chung, cách làm này đã biến tiền lương tối thiểu trở thành một công cụ kiểm soát các mức chi trả hơn là công cụ bảo vệ người lao động.

- Tương tự, việc gắn tiền lương tối thiểu chung với các chính sách trợ cấp và ưu đãi xã hội đã khiến tiền lương tối thiểu trở thành một công cụ kiểm soát mức chi tiêu xã hội hơn là công cụ để bảo đảm mức sống cho cho các đối tượng này.

Theo kinh nghiệm của ILO, thiết kế các mức trợ cấp trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung đã tạo ra những vòng luẩn quẩn. Một mặt, không thể tăng tiền lương tối thiểu chung do mỗi lần điều chỉnh lại liên quan đến rất nhiều các đối tượng khác nhau, tạo gánh nặng cho ngân sách. Mặt khác, cũng không cho phép sự điều chỉnh các mức trợ cấp và ưu đãi xã hội linh hoạt để bảo đảm mức sống tối thiểu cho các đối tượng thụ hưởng. Kết quả là đời sống của những người hưởng trợ cấp xã hội gặp khó khăn, nhiều người sống dưới mức nghèo khổ.

II. Phương hướng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả của tiền lương tối thiểu lương tối thiểu

Thực trạng tiền lương tối thiểu ở nước ta nêu trên đã dẫn đến các doanh nghiệp không bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường; đồng thời đã tạo ra chênh lệch quá lớn về tương quan tiền lương giữa đội ngũ cán bộ, công chức (những người sáng tạo ra và vận hành thể chế nền hành chính, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước) với mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động (công chức chỉ được tính lương trên cơ sở mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng/tháng là mức thấp nhất trên thị trường lao động). Để giải quyết những bất hợp lý này cần thay đổi cơ bản chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng:

1.1 Thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung

Trên cơ sở hoàn chỉnh các thông số của 4 phương pháp tiếp cận xác định mức lương tối thiểu chung đang được sử dụng ở nước ta nêu trên, cần đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung để có thể áp dụng được một mức lương tối thiểu chung thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp. Khi mức lương tối thiểu chung đạt tới mức bảo đảm được mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người lao động (nhiều chuyên gia đánh giá mức này chính là mức lương tối thiểu ở các doanh nghiệp FDI) thì dùng kết quả của phương pháp tiếp cận theo nhu cầu thiết yếu này làm “trung tâm”, trên cơ sở đó ấn định và điều chỉnh mức lương tối thiểu chung (MLmin chung) theo công thức:

MLmin chung = MSmin x k1 x k2 x k3 Trong đó:

- MSmin: Kết quả (mức tiền) của phương pháp tiếp cận từ mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người lao động. MSmin cũng cần được điều chỉnh trong từng kế hoạch 5 năm để tiếp cận với chuẩn nghèo trong khu vực và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống theo hướng giảm dần chi cho ăn uống trong tổng chi tiêu cho đời sống;

- Hệ số k1: Hệ số điều chỉnh theo kết quả của phương pháp tiếp cận từ điều tra tiền lương của lao động giản đơn trên thị trường lao động;

- Hệ số k2: Hệ số điều chỉnh theo kết quả của phương pháp tiếp cận từ khả năng của nền kinh tế. Các phương án điều chỉnh (các giá trị k2 khác nhau) trong từng giai đoạn được xác định xoay quanh (thấp hơn, bằng hoặc cao hơn) mức tăng trưởng GDP;

- Hệ số k3: Hệ số điều chỉnh của phương pháp tiếp cận từ chỉ số giá tiêu dùng. Khi lạm phát (k3 > 1,0) thì phải tính đủ để không giảm tiền lương thực tế; khi giảm phát (k3 < 1,0) thì xác định k3 = 1,0 (coi như đã tăng lương thực tế).

Xác định mức lương tối thiểu chung theo công thức nêu trên sẽ thực hiện được chính sách tiền lương tối thiểu linh hoạt, có bảo đảm trong cơ chế thị trường (cơ sở của Luật lương tối thiểu) và tạo thuận lợi để cải cách cơ bản chính sách tiền lương. Phương pháp tích số này khác cơ bản và khắc phục được nhược điểm của việc xác định miền tiền lương tối thiểu theo 4 phương pháp tiếp cận đã thực hiện ở nước ta hiện nay.

2.2. Xác định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu

Do các yếu tố dùng để xác định mức lương tối thiểu được xác định theo số liệu thống kê hàng năm, vì vậy về nguyên tắc mức lương tối thiểu cũng phải điều chỉnh theo năm. Tuy nhiên, trong trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn do tăng trưởng chậm, khủng hoảng, thiên tai,... thì mức lương tối thiểu có thể điều chỉnh theo giai đoạn trong nhiều năm, nhưng nguyên tắc cao nhất là phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động của người lao động. Đồng thời để duy trì trạng thái cân bằng của thị trường lao động thì tỷ lệ thất nghiệp là căn cứ rất quan trọng để quyết định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Trên cơ sở thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung như đề cập ở trên, cần thay đổi cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu theo hướng:

- Đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động:

Tiến tới bãi bỏ cơ chế quy định hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu so với mức lương tối thiểu chung như đang làm hiện nay, tiến tới áp dụng 01 mức lương tối thiểu chung giữa các loại hình doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp FDI). Việc áp dụng mức lương tối thiểu thực trả cao hơn mức lương tối thiểu chung để doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp tự quyết định tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và quyền tự chủ của đơn vị.

- Đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

+ Xem xét sửa đổi lại Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng quy định đóng, hưởng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương thực trả thay cho việc tính theo mức lương tối thiểu chung như đang làm hiện nay. Trên cơ sở đó, tiền lương của các đối tượng này được điều chỉnh (tăng, giảm) theo mặt bằng tiền lương thực trả trên thị trường và như vậy có lẽ không cần thiết phải quy định lương tối thiểu đối với các đối tượng này.

+ Trường hợp chưa sửa Luật Bảo hiểm xã hội (vẫn tính đóng, hưởng trên cơ sở mức lương tối thiểu chung) thì để đồng thuận trong xã hội (do lương hưu tính theo % lương tại chức) không nên áp dụng mức lương tối thiểu riêng đối với công chức tại chức cao hơn mức lương tối thiểu chung mà thực hiện theo hướng quy định áp dụng chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức tại chức theo sự thay đổi của tiền lương trên thị trường lao động (mức phụ cấp được xác định bằng chênh lệch giữa mức lương thấp nhất thực trả tính bình quân trên thị trường lao động so với mức lương tối thiểu chung từng thời kỳ).

Thực hiện thống nhất 01 mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp và thực hiện cơ chế điều chỉnh tiền lương của cán bộ, công chức theo mặt bằng tiền lương thực trả trên thị trường lao động chính là cơ sở để thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt (có lên, có xuống) theo thị trường lao động; đồng thời cơ bản khắc phục được bất hợp lý giữa tiền lương của cán bộ, công chức với tiền lương của khu vực doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và chống tham nhũng. Theo định hướng này thì mức lương tối thiểu chung hiện nay cần điều chỉnh tăng tương đối cao (hiện nay mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng cho khu vực trong nước mới đạt khoảng 63% mức lương tối thiểu theo vùng thấp nhất 710.000 đồng của khu vực FDI, đó là chưa tính trượt giá và tăng trưởng kinh tế hằng năm). Việc tăng lương tối thiểu ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như cơ cấu chi ngân sách nhà nước, thất nghiệp, giá cả, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tương quan mức sống giữa các tầng lớp dân cư,... Đây là thách thức lớn nhất của cải cách cơ bản chính sách tiền lương ở nước ta và chỉ khi tiền lương tối thiểu (nền của chính sách tiền lương) phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng các thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với các đối tượng hưởng lương mới có ý nghĩa đầy đủ trong thực tiễn.

Kết luận

Tóm lại, việc quan niệm đúng đắn khái niệm về tiền lương tối thiểu và ảnh hưởng của nó đến cung cầu lao động trong thị trường lao động Việt Nam không những chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà quan trọng hơn nhiều là tạo được một cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác định tiền lương tối

thiểu, làm cho tiền lương tối thiểu thực sự là một trong những công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý điều hành nền kinh tế

Thực tế cho thấy việc quy định và các bước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu trên đã đạt được mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu, nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Phương pháp xác định mức tiền lương tối thiểu đã phần nào được tiếp cận có căn cứ khoa học và tổng hợp hơn so với các lần cải tiến tiền lương trước đó, phù hợp với khả năng nền kinh tế, đã loại bỏ được các khoản phân phối ngoài tiền lương chi từ ngân sách Nhà nước cho công nhân, viên chức.Tuy nhiên, mức lương tối thiểu qua rất nhiều lần điều chỉnh vẫn tồn tại một số mặt yếu kém, chưa thực sự phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, tạo chủ động cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tế này đòi hỏi cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phải đổi mới và cần có những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý với mục tiêu tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong quá trình lao động.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Phương Mai đã giúp em hoàn thành đề án môn học về đề tài "Tiền

lương trong nền kinh tế quốc dân và ảnh hưởng của nó tới cung cầu lao động"

Một phần của tài liệu Thị truòng lao động Việt Nam định hướng và phát triển.doc.DOC (Trang 33 - 38)