- Bổ sung thêm các rủi ro nếu cần thiết.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:
1. Kết luận:
Đề tài đồ án tập trung giải quyết vấn đề quản trị rủi ro trong công tác thi công xây dựng thuộc hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí Việt Nam. Những rủi ro tác động đến tiến độ, chi phí, chất lượng, ATSKMT luôn luôn hiện hữu và ảnh hưởng đến lợi nhuận, uy tín của nhà thầu, các cam kết của Tổng thầu với chủ đầu tư, tiếp theo là đến thành công của dự án. Do vậy, nghiên cứu của đề tài đã giúp Tổng thầu có được cái nhìn tổng thể về các rủi ro phải đối mặt và công cụ quản trị rủi ro trong công tác xây dựng khi thực hiện các dự án xây dựng giàn khoan khai thác dầu khí ở Việt Nam, nhà thầu tiết kiệm được thời gian nghiên cứu. Qua nghiên cứu cũng giúp chủ đầu tư thấu hiểu được những rủi ro mà Tổng thầu phải đối mặt để có phương pháp quản trị, hỗ trợ nhà thầu thực hiện thành công dự án. Với 5 chương đã nêu, nội dung đồ án đã giải quyết các vấn đề nêu ra trong mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Kết quả cụ thể như sau:
Những đóng góp về mặt lý luận:
- Đã tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Từ đó chỉ ra những khoảng trống khoa học mà đề tài cần giải quyết.
- Đã tổng quan lý thuyết và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro trong công tác thi công xây dựng hợp đồng EPCI dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung và dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí nói riêng.
- Rủi ro của Tổng thầu trong công tác thi công xây dựng của các hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí là sự kiện, tình huống bất ngờ mà khi xảy ra nó có thể gây ra hoặc có nguy cơ dẫn đến khả năng không đạt được mục tiêu đặt ra về chi phí, tiến độ, chất lượng, ATSKMT, mà hậu quả là những thiệt hại mất mát trong quá trình thi công, làm ảnh hưởng đến cam kết của hợp đồng EPCI, ảnh hưởng đến uy tín thậm chí đến sự tồn tại và phát triển của Tổng thầu; các sự kiện, tình huống này có thể đo lường được…
Quy trình quản trị rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển mỏ dầu khí được hoàn thiện theo các bước xác định, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro. Trong đó:
- Nhận diện, phân tích và định lượng rủi ro của Tổng thầu trong công tác thi công xây dựng của hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác dầu khí Việt Nam và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro này. Thông qua các nghiên cứu trước đây, theo nguyên nhân gây nên rủi ro, em đã thống kê được 26 rủi ro để đưa vào phân tích và nghiên cứu. Qua công cụ Cronbach’s Alpha để kiểm tra mô hình, loại nhân tố ít ảnh hưởng và có được danh sách cuối cùng là 26 rủi ro của Tổng thầu trong công tác thi công xây dựng của hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.
- Bằng công cụ khảo sát, phỏng vấn, sử dụng phần mềm SPSS để nhận dạng được 5 rủi ro gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác thi công xây dựng của hợp đồng EPCI dự án xây dựng giàn khoan khai thác mỏ dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.
- Vận dụng mô hình 2 phòng tuyến - 4 nhóm giải pháp của tác giả Lê Đặng Thức để thực hiện kiểm soát rủi ro đối với 5 loại rủi ro thường xảy ra.
2. Kiến nghị
Với Chính phủ:
Việc phân công trách nhiệm rủi ro cho Tổng thầu và Chủ đầu tư đã làm tăng hiệu quả quản lý, quy trách nhiệm xử lý nếu để rủi ro xảy ra. Có những rủi ro đòi hỏi tất cả các bên tham gia phải có trách nhiệm xử lý thì mới đảm bảo thành công. Với tầm quan trọng và tính hiệu quả của quản trị rủi ro, Chính phủ cần có các quy định, chính sách thưởng phạt để khuyến khích áp dụng quản trị rủi ro trong quản lý dự án, đặc biệt là các Tổng thầu EPCI khi thực hiện dự án.
Với Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư cần chú trọng công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là các dự án có vốn nhà nước. Hiện nay nhiều rủi ro mà khi Chủ đầu tư phát hiện ra thì quá muộn dẫn đển khó khăn
cho việc khắc phục. Chủ đầu tư cần khuyến khích việc xây dựng, áp dụng quy trình quản trị rủi ro cũng như việc xếp hạng, trao phần thưởng cho các Tổng thầu thực hiện thành công các cam kết dự án...Danh sách rủi ro phải thường xuyên cập nhật cho phù hợp với thực tế dự án mới triển khai, vì có nhiều rủi ro tưởng chừng như không bao giờ xảy ra thì xảy ra. Nên cập nhật học hỏi cách quản trị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro ở nước ngoài để chọn lọc và áp dụng vào thực tế Việt Nam. Áp dụng các tiêu chuẩn quôc tế như API, DNV... để tăng cường quản lý giúp giảm thiểu rủi ro. Để tăng cường tính cạnh tranh, giảm chi phí thì Chủ đầu tư nên áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh các gói thầu EPCI trên cơ sở có sự khảo sát sàng lọc ra khỏi danh sách những nhà thầu kém chất lượng, không đáp ứng các yêu cầu.
3. Bàn luận:
Mặc dù có được kết quả nghiên cứu như trên nhưng đồ án vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tiên là do số người tham gia khảo sát chủ yếu là những người không có hoặc có ít chuyên môn về hợp đồng EPC nói riêng và EPCI nói chung. Điều này dẫn tới các kiểm định thang đo chưa mang lại hiệu quả mong đợi cũng như không thể loại các rủi ro ít liên quan tới các mục tiêu chính. Thứ hai là hạn chế về mặt số liệu, các dự án đã triển khai từ 1981 đến nay vẫn chưa có số liệu public khiến cho việc tìm kiếm số liệu gặp khó khăn, chủ yếu số liệu em sử dụng trong bài này đều trong Luận án Tiến sĩ – Lê Đặng Thức và số liệu em thu thập được. Cuối cùng là số lượng nghiên cứu về đề tài này còn hạn chế, khiến cho việc tìm hiểu và nghiên cứu còn khó khăn. Từ những lí do trên, em mong thầy bỏ qua cho em những thiếu xót về mặt kiến thức và đóng góp giúp em xây dựng được luận văn hoàn chỉnh hơn ạ.