1.2.3.1. Khái niệm kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng GV muốn trở thành thực hành tư vấn hướng nghiệp phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thực tiễn cần thiết để trợ giúp một người phát triển kế hoạch nghề nghiệp suốt đời. Họ đáp ứng được những yêu cầu về các mặt kiến thức, kỹ năng và thực tế về cơ sở ngành như các lý thuyết, đạo đức nghề nghiệp, các chính sách pháp luật; về tư vấn, phòng ngừa và can thiệp; sự đa dạng về văn hóa, xã hội và các mối quan hệ có ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp; đánh giá trong quá trình tư vấn; việc nghiên cứu và đánh giá tổng thể quá trình tư vấn; chương trình xúc tiến quản lý và thực hiện, cũng như các thông tin về nguồn tài nguyên hữu ích cho sự lựa chọn và thăng tiến trong nghề nghiệp [25].
Tại Việt Nam Tiếp tục triển khai “Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: (1) Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; (2) đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; (3) phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học; (4) tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với
giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông; (5) bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; (6) huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông; (7) tăng cường quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Tăng cường các hoạt động giáo dục khởi nghiệp, tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường phổ thông nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh phổ thông [6].
Theo Nguyễn Thị Trường Hân (2011), hướng nghiệp ở trường THPT thường tập trung vào những nội dung sau [14]:
- Giúp học sinh định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tương lai bằng cách cung cấp những thông tin về hệ thống ngành nghề và hệ thống các trường đào tạo nghề trong xã hội; giới thiệu những ngành, nghề mà xã hội, địa phương đang có nhu cầu
- Giúp cho học sinh chọn nghề phù hợp, có căn cứ khoa học bằng cách:
+ Sử dụng các trắc nghiệm hướng nghiệp làm cơ sở khoa học khách quan để đánh giá năng lực trí tuệ, xu hướng nghề nghiệp, tính cách… của học sinh, qua đó giúp các em hiểu bản thân mình hơn.
+ Chỉ ra những đặc điểm, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, điều kiện sức khoẻ… của nghề, trên cơ sở đó học sinh đối chiếu với những đặc điểm của bản thân để có thể tự mình đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
+ Giúp học sinh nói lên những khó khăn của mình trong việc chọn nghề, giải đáp những vướng mắc của các em và cho lời khuyên chọn nghề phù hợp.
Carrie Sanders và Laura E. Welfare (2017) trong công trình nghiên cứu về hoạt động hướng nghiệp trong bối cảnh lớp học đã cho rằng người thực hiện công tác này trước hết cần phải có kỹ năng tư vấn, tham vấn cơ bản và sử dụng hiệu quả. Ngoài ra người làm công tác hướng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy hay vẫn đang giảng dạy sẽ có điều kiện để thực hành công việc này tốt hơn và còn cần phải có các kỹ năng đánh giá và diễn giải nghề nghiệp, kỹ năng tiếp cận và tìm hiểu đặc điểm
riêng của học sinh (như văn hóa, tính cách, năng lực và sở thích), kỹ năng tìm hiểu xu hướng hiện này trong thị trường nghề nghiệp [60].
Dựa trên những công trình trong và ngoài nước, chúng tôi xây dựng khái niệm kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm như sau: “Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm là hoạt động vận dụng tri thức, kinh nghiệm nhằm trợ giúp học sinh trung học phổ thông nâng cao nhận thức về đặc điểm nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề và hiểu biết về đặc điểm tâm lý của bản thân để lựa chọn nghề cho phù hợp”.
Như vậy, tư vấn hướng nghiệp là một kỹ năng chuyên môn đòi hỏi người thực hiện kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hành. Ngoài ra khái niệm này cũng nhấn mạnh các hoạt động chính trong tư vấn hướng nghiệp mà GVCN phải tuân thủ như kỹ năng tư vấn, cung cấp thông tin, đánh giá học sinh, tổ chức hoạt động chuyên môn, v.v..
1.2.3.2. Biểu hiện kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm
Tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi phân chia kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của GVCN thành 4 kỹ năng thành phần bao gồm:
- Kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh. - Kỹ năng hỗ trợ học sinh tìm kiếm thông tin.
- Kỹ năng tổ chức tư vấn, ra quyết định chọn nghề cho học sinh. - Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả vấn hướng nghiệp.
Kỹ năng tiếp cận và đánh giá học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp
Phạm Ngọc Linh (2013) liệt kê các kỹ năng cần có khi thực hành công tác hướng nghiệp bao gồm [25]:
- Sử dụng các trắc nghiệm tâm lý tổng quát, bảng kiểm, bảng tự đánh giá cá nhân. Trắc nghiệm được xem như là những công cụ đắc lực cho tư vấn hướng nghiệp đã được các nhà tư vấn hướng nghiệp quan tâm từ lâu như lý thuyết của F. Parsons tại Hoa Kỳ và việc áp dụng các trắc nghiệm nhân cách của F. Galton phục vụ cho việc tư vấn nghề tại Anh. Việc sử dụng trắc nghiệm khách quan có thể giúp người được tư vấn biết được về cơ bản cá nhân có hợp (hay không hợp) với nghề
định chọn. Kết quả trắc nghiệp là cơ sở khoa học để tư vấn hướng nghiệp, góp phần hỗ trợ cho học sinh tự hiểu mình một cách khách quan hơn, từ đó biết chọn học ngành nghề nào cho phù hợp, đồng thời tránh chọn lầm nghề. Một số trắc nghiệm được các chuyên gia khuyên dùng là IQ (chỉ số trí tuệ ), EQ (đo chỉ số cảm xúc), AQ (đo chỉ số vượt khó), CQ test (đo chỉ số sáng tạo)...
- Các trắc nghiệm chuyên biệt như: Trắc nghiệm nghiên cứu kiểu nhân cách của Eysenck, trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Raven, trắc nghiệm đánh giá trí tuệ tổng quát của Wechsler, trắc nghiệm giao tiếp Luscher.
- Các trắc nghiệm nghề nghiệp như: trắc nghiệm hứng thú học sinh của Golomstoc, bản xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự đánh giá của John Holland.
Như vậy kỹ năng đánh giá của GVCN trong công tác hướng nghiệp phải bao gồm kỹ năng thực hiện 3 loại trắc nghiệm tâm lý: trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm nhân cách và trắc nghiệm nghề nghiệp.
Tương tự, nghiên cứu của Trần Chí Vĩnh Long và Nguyễn Thị Diễm My (2015) đã liệt kê GV khi thực hành hướng nghiệp cần phải có kỹ năng giúp học sinh tự đánh giá phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng GV cần phải có kỹ năng tư vấn cho học sinh khi các em nhờ giúp đỡ, kỹ năng giao tiếp với HS [26].
Theo Phạm Hồng Quang, Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Danh Nam, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) đã liệt kê kỹ năng tiếp cận học sinh bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống giáo dục, kỹ năng truyền đạt và kỹ năng huy động các thành phần khác [31]. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có những kỹ năng tìm hiểu học sinh bao gồm: tìm hiểu khả năng nhận thức, trình độ tư duy của học sinh, tìm hiểu khả năng giao tiếp của học sinh, tìm hiểu điều kiện sống, học tập của học sinh, tìm hiểu nhu cầu, sở thích của học sinh, tìm hiểu các thói quen, hành vi của học sinh, tìm hiểu phong tục tập quán cộng đồng địa phương.
Kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực chọn nghề của học sinh
Phạm Ngọc Linh (2013) cho rằng, GVCN thực hành hướng nghiệp cho học sinh THPT, ngoài trình độ nhận thức, chuyên môn, kỹ năng thái độ... thì họ cần có
hiểu biết sâu sắc về nghề và đặc điểm yêu cầu của nghề, nhu cầu xã hội với nghề và hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh phù hợp với nghề. Do vậy trong hoạt động hướng nghiệp, GVCN cần phải có kỹ năng tìm kiếm các thông tin liên quan đến nghề nghiệp, các yêu cầu xã hội của nghề và cập nhật thông tin về thị trường lao động [25].
Trần Chí Vĩnh Long và Nguyễn Thị Diễm My (2015) cho rằng GV phải [26]: - Cung cấp cho HS các nghề, yêu cầu của nghề và thị trường lao động
- Giúp HS xác định thị trường lao động
- Giới thiệu cho HS những ngành nghề có liên hệ trực tiếp với các môn học tại THPT.
Kỹ năng tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh
Theo Lê Thị Thu Trà (2016), nội dung của việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp phải có tính mềm dẻo, phân hóa: nội dung hướng nghiệp phải được tiến hành dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các điều kiện...nhằm phát triển tốt nhất cho người học. Tác giả cũng gợi ý cần phải tăng thời lượng thực hành, thực tế, tham quan, trang bị các tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp [36]. Quản lý các hoạt động hướng nghiệp cần phải thực hiện thông qua hai hình thức:
- Hỗ trợ HS chọn và tham gia các nghề phổ thông do các trung tâm dạy nghề hoặc giáo dục thường xuyên tổ chức như theo quy chế chuyên môn Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc làm này góp phần hình thành hướng nghiệp tương lai cho các em thông qua các môn học nghề.
- Tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động mang tính chất hướng nghiệp, các đơn vị cần chú trọng đến mối quan hệ đến các cơ sở sản xuất, tạo hứng thú để các em tiếp cận học tập thực tế. Tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất, giúp các em hiểu về thế giới nghề nghiệp, cần phải nghiên cứu, bố trí thời gian phù hợp để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp, nông trường, hoặc tổ chức sinh hoạt thường xuyên tại các câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương.
Theo Phạm Hồng Quang và cộng sự (2015) đã liệt kê kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục: kỹ năng lập kế hoạch hoạt động có tính khả thi, kỹ năng huy động các thành phần khác tham gia, kỹ năng đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục [31].
Bên cạnh đó, GVCN cần có kỹ năng soạn các giáo án, chương trình dạy ngoại khóa về hướng nghiệp cũng như là tìm kiếm thông tin về cách ngành nghề. Các kỹ năng thành phần mà GVCN cần là: kỹ năng nghiên cứu chương trình đào tạo nghề, kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa về hướng nghiệp, kỹ năng nghiên cứu tài liệu mới để tham khảo, kỹ năng lập dàn ý - bố cục - mô hình thuyết trình về nghề [31].
Và để tiến hành tổ chức trao đổi hướng nghiệp trên lớp, GVCN cần có các kỹ năng: kỹ năng dẫn nhập, nêu vấn đề, tạo hứng thú cho học sinh; kỹ năng liên hệ với kinh nghiệm đã có của HS, kỹ năng nêu vấn đề xuất hiện trong nội dung sinh hoạt, kỹ năng gợi mở vấn đề từ các sự kiện trong cuộc sống, Kỹ năng diễn giảng, thuyết trình, kỹ năng nêu câu hỏi và gợi ý học sinh trả lời, kỹ năng tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, kỹ năng liên hệ thực tiễn [31].
Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả công tác tư vấn hướng nghiệp
Trong suốt quá trình hướng nghiệp, GVCN cần phải thường xuyên đánh giá hiệu quả cũng như khó khăn trong việc lồng ghép chương trình hướng nghiệp và công tác chuyên môn. Các kỹ năng người GVCN cần phải có bao gồm: kỹ năng rà soát kế hoạch, kỹ năng lập kế hoạch dự phòng, kỹ năng kiểm tra tiến độ, kỹ năng lập thời gian biểu và kỹ năng đánh giá hiệu quả chương trình hướng nghiệp. Ngoài ra GVCN cũng cần có kỹ năng thu nhận phản hồi từ HS cũng như là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch giáo dục.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên giáo viên chủ nhiệm
Trong quá trình tư vấn hướng nghiệp có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng của GVCN, những yếu tố này có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực làm tăng lên hoặc giảm đi hiệu quả của quá trình tư vấn. Việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp chúng ta cải thiện kỹ năng hướng nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả của hướng nghiệp tại các trường THPT.
1.3.1. Yếu tố chủ quan
Thiếu kiến thức và kỹ năng về tư vấn hướng nghiệp
Theo Kiweewa (2018) nhận định công việc tư vấn hướng nghiệp là công việc khó khăn và gây nản lòng. Công việc đòi hỏi thời gian và kỹ năng giao tiếp đặc biệt để một người có thể kết nối với cả những học sinh khó khăn nhất và cha mẹ của các em. Nếu giáo viên thực hiện công tác hướng nghiệp tốt, họ có thể được nhìn nhận như một phụ huynh thứ cấp mà học sinh có thể tin tưởng và tâm sự; tuy nhiên, việc phân tách vai trò phải được chú ý. Kiweewa cũng nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh có nhiều yếu tố nguy cơ. Có thể tiềm tàng các mẫu thuẫn giữa việc định hướng nghề nghiệp và ưu tiên kiến thức trong giảng dạy. Giáo viên có thể sẽ bộc lộ xu hướng độc đoán trong giảng dạy nếu ưu tiên hướng học sinh theo một khối ngành nào đó, do đó việc hướng nghiệp cần phải cân bằng thêm yếu tố hiểu về nhu cầu phát triển của học sinh và phát triển các kỹ năng phù hợp [52]. Gysbers (2004) nhấn mạnh đến kỷ luật giữa học sinh và giáo viên khi thực hiện hướng nghiệp [46].
Theo các công trình của Jennifer M Kidd, Lynda Ali and Barbara Graham và Trần Thị Minh Đức thì cán bộ thực hành hướng nghiệp cần phải có những kiến thức và kĩ năng của một nhà tham vấn, đó là: Kĩ năng thiết lập mối quan hệ; Kĩ năng lắng nghe; Kĩ năng thấu hiểu; Kĩ năng chia sẻ; Kĩ năng quan sát; Kĩ năng phản hồi; Kĩ năng khai thác thông tin; Kĩ năng phân tích, đánh giá thông tin; Kĩ năng sử dụng các trắc nghiệm tâm lý; Kĩ năng quản lý thời gian; Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý HS. Do đó, nếu GV không có những kĩ năng trên sẽ không đem lại hiệu quả cao trong hoạt động tham vấn nghề [12],[42],[50].
Quan điểm chủ quan của giáo viên trong quá trình tư vấn hướng nghiệp
Tại các quốc gia đang phát triển, bước đi mạnh mẽ nhất của chương trình định hướng nghề nghiệp tại trung học là khuyến khích học sinh theo học một trường cao đẳng hoặc đại học, đặc biệt là những cơ sở đầu ngành. Trọng tâm chính của chương trình định hướng nghề nghiệp ở trường trung học trong năm cuối là chương trình “Ngày đại học” được tổ chức hàng năm, lúc đó các giảng viên các ngành nghề tại
trường Cao đẳng, Đại học sẽ trao đổi với học sinh chủ yếu về thu nhập mà không phải về ngành học. Đây là một bất cập lớn khi học sinh không có cái nhìn về nghề nghiệp dựa trên các yếu tố tâm lý cá nhân mà trên yếu tố xã hội, kinh tế [57]. Theo Ralph Kirkman một trong những vấn đề lớn của việc định hướng nghề nghiệp là chỉ tập trung vào các ngành nghề ở cấp bậc Đại học trong khi đó bỏ qua các ngành lao động phổ thông. Tình hình thường trở nên trầm trọng hơn bởi những bậc cha mẹ cảm thấy rằng con cái họ phải có một nền giáo dục đại học [51]. Do đó, GV cần phải nhận thức được các xu hướng việc làm trong xã hội bao gồm công việc phổ