2.2.1. Những khái niệm có liên quan khác
Khóa học bổ trợ : khóa học phù hợp cho mỗi cá nhân với mục tiêu nhằm bổ sung thêm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm về chuyên ngành, tri thức thực tiễn.
Quy chuẩn chủ quan: (Subjective norm): nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện; bị ảnh hưởng bởi sự phán xét của những người quan trọng khác (cha mẹ, bạn bè, người thân,..v.v).
Chi phí : được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau, toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện chi trả cá nhân về khóa học trước khi bắt đầu khóa học ...
Sở thích: những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn, chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định khiến tâm tư của họ được thoải mái, hạnh phúc, hoặc có thể qua đó tạo thành động lực lớn để theo đuổi.
Lợi ích: một cam kết, nghĩa vụ, nghĩa vụ hoặc mục tiêu gắn liền với một vai trò hoặc thực tiễn xã hội cụ thể đem lại điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó.
Thời gian: diễn tả trình tự xảy ra , biến cố và khoảng kéo dài của khóa học bổ trợ chuyên ngành bao gồm thời gian diễn ra khóa học và thời gian mình dành cho khóa học đó.
Chất lượng giảng dạy: phản ánh qua năng lực, phương pháp giảng dạy của giảng viên và hiệu quả đầu ra của sinh viên khi hoàn thành khóa học.
Xu hướng (trend) là trào lưu, xu hướng khi tập trung vào một điều nổi bật, thịnh hành nào đó đặc biệt mà được nhiều người quan tâm đến, chú ý đến trong một khoảng thời gian nhất định.
Chuyên ngành: một phần kiến thức và kỹ năng chuyên môn được phát triển sâu có tính độc lập trong một ngành nghề cụ thể.
2.2.2. Cơ sở lý thuyết phương pháp phân tích số liệu:
Thống kê mô tả: các đại lượng mô tả như giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn… kết hợp với các công cụ như bảng tần số, đồ thị, được sử dụng để mô tả đặc điểm đối tượng phỏng vấn và thực trạng của sinh viên đại học Thương mại.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy thang đo của các nhân tố tác động đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của sinh viên. Những yếu tố không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại ra khỏi tập dữ liệu.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): ban đầu dùng hệ số KMO và kiểm định bartlett để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến và sự phù hợp của phân tích nhân tố. Ngoài ra các biến số có ý nghĩa khi hệ số tải nhân tố ( Factor loading) lớn hơn 0,5 và các nhân tố được rút ra có Eigenvalue lớn hơn 1. Sau đó, tiến hành gom nhóm các yếu tố có mối tương quan chặt chẽ với nhau để rút trích các nhân tố tác động đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của sinh viên ĐHTM
Hồi quy tuyến tính bội : được sử dụng nhằm mục đích kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, đồng thời xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ chuyên ngành của sinh viên đại học
Thương Mại. Mô hình hồi quy có nghĩa khi giá trị sig của kiểm định Chi bình phương bé hơn mức ý nghĩa thấp và tỷ lệ dự báo trúng của mô hình cao.
PY = B0 + B1X1 + …+ BKXK
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc
B0: sai số ngẫu nhiên của hàm hồi quy tổng thể. B1…Bk: các hệ số hồi quy riêng
X1…Xk: các biến độc lập
Nội dung chủ yếu phần 2 là về các khái niệm liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu cùng mô hình nghiên cứu để từ đó phân tích những thang đo cả định tính và định lượng . Mô hình nghiên cứu gồm 8 giả thuyết nghiên cứu chính ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương mại , 33 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tiếp cận nghiên cứu :
Để hoàn thiện nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng phương pháp hỗn hợp. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là sinh viên đang theo học tại trường đại học Thương Mại.
Nghiên cứu định tính: thực hiện thông qua phỏng vấn dựa trên cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu có liên quan xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo dự kiến. Sau đó, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, phương pháp chuyên gia để tiến hành khảo sát. Mục đích chính là để điều chỉnh và bổ sung thang đo các khái niệm liên quan đến quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ chuyên ngành của sinh viên đại học Thương Mại, để thiết lập bảng câu hỏi, tiến hành thu thập thông tin từ tổng hợp một số tài liệu từ các bài báo, đề tài nghiên cứu có liên quan, thảo luận nhóm gồm: phỏng vấn các sinh viên, tham khảo và thảo luận nhóm…. Từ những thông tin có được sau khi thảo luận, các mô hình nghiên cứu tương tự, từ đó đưa ra những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng câu hỏi định tính
Câu hỏi 1 Câu hỏi 2
Anh/chị đã học khóa học bổ trợ nào cho chuyên ngành của mình chưa? Nếu có anh/chị đang theo học khóa học bổ trợ về kỹ năng nào? Anh/chị biết đến khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của mình từ đâu?
Câu hỏi 3
Câu hỏi 4
Câu hỏi 5
Câu hỏi 7
Câu hỏi 8
Câu hỏi 9
Câu hỏi 10
download by : skknchat@gmail26.com Câu
hỏi 12
Anh/chị có hài lòng với quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ đó của mình không? Anh/chị sẽ áp dụng kiến thức mình học được vào công việc và cuộc sống như thế nào?
Câu hỏi 13
Nếu có thể, anh/chị muốn học thêm khóa học bổ trợ nào nữa? Vì sao?
Nghiên cứu định lượng: thực hiện thông qua phương pháp phát bảng câu hỏi đến các đối tượng sinh viên trường đại học Thương Mại; để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu tiến hành theo phương pháp định lượng. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương Mại với thang đo 5 mức độ đo lường cảm nhận của đối tượng quan sát đối với từng yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn bổ trợ chuyên ngành.
Từ cơ sở dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố EFA thông qua phần mềm SPSS 22.0 được tổng số 353 phiếu khảo sát hợp lệ.
Sau đó tiến hành kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức
ýnghĩa Sig < 5%, xác định các nhân tố ảnh hưởng.
▲ Các thang đo trong nghiên cứu định lượng: Thang đo quy chuẩn
- Bố mẹ tôi muốn mình hoàn thiện bản thân qua khóa học bổ trợ đó. - Thầy cô và các anh chị khuyên tôi nên tham gia khóa học vổ trợ đó.
Thang đo chi phí
- Khóa học bổ trợ đó không có nhiều chi phí phát sinh trong quá trình tôi tham gia.
download by :
- Tôi ưu tiên những khóa học bổ trợ có học phí mà tôi/ gia đình tôi có khả năng chi trả.
- Mức chi trả để mua tài liệu, thiết bị học tập ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ.
Thang đo sở thích
- Yêu thích môi trường học tập năng động đã ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học bổ trợ đó của tôi.
- Tôi thích được khám phá khả năng bản thân về kỹ năng mềm qua khóa học bổ trợ.
- Tôi thích mở rộng mối quan hệ của mình qua khóa học bổ trợ đó.
Thang đo về lợi ích
- Cơ hội việc làm của tôi tăng cao sau khi kết thúc khóa học bổ trợ.
- Khóa học bổ trợ giúp tôi hoàn thành công việc dễ dàng hơn.
- Tôi hoàn thành bài thảo luận nhanh hơn nhờ vận dụng tốt kiến thức từ khóa học bổ trợ.
- Tôi mở rộng nhiều mối quan hệ hơn qua khóa học bổ trợ.
- Khóa học bổ trợ đó giúp tôi có sự tự tin hơn .
Thang đo về thời gian
- Thời lượng học khóa học bổ trợ đó không mất quá nhiều thời gian .
- Ngoài việc học ở trường, tôi muốn dành thời gian rảnh của mình để tham gia khóa học bổ trợ Tôi có thể sắp xếp thời gian tham gia khóa học bổ trợ phù hợp.
- Tham gia khóa học bổ trợ có ảnh hưởng hưởng đến thời gian học của tôi.
Thang đo về chất lượng giảng dạy
- Khóa học đó cung cấp thêm kiến thức cho tôi.
-Bên cung cấp khóa học cam kết tôi rằng nếu không học trực tiếp do dịch bệnh, thì các giảng viên vẫn hỗ trợ tôi qua việc học online.
-Đội ngũ giảng viên của khóa học bổ trợ năng động, giàu kinh nghiệm thôi thúc tôi tham gia khóa học bổ trợ.
- Tôi được khóa học đó cam kết chất lượng đầu ra.
- Xu hướng hiện nay của sinh viên là tham gia khóa học bổ trợ để phục vụ học tập và công việc.
- Hầu hết sinh viên đều có trang bị kiến thức bổ trợ cho bản thân trước khi ra trường.
- Sự quan trọng của kiến thức bổ trợ ảnh hưởng đến quyết định theo học của tôi.
- Các nhà tuyển dụng hiện nay, ngoài kiến thức chuyên ngành thì họ đặt biệt chú ý đên các kiến thức bổ trợ.
Thang đo về chuyên ngành
- Chuyên ngành tôi yêu cầu kiến thức bổ trợ đó.
-Một số khóa học bổ trợ giúp tôi thực hiện các dự án liên quan đến chuyên ngành tôi đang học .
-Khóa học bổ trợ giúp tôi dễ dàng phát triển toàn diện trong chuyên ngành của mình hơn.
Thang đo về quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ cho chuyên ngành của bạn
- Tôi hài lòng với quyết định tham gia khóa học bổ trợ của mình.
- Tham gia khóa học bổ trợ đó là một quyết định đúng đắn của tôi.
- Tôi sẽ ứng dụng những kiến thức mình học vào công việc, học tập thật tốt.
- Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè mình tham gia khóa học này.
3.2.Phương pháp chọn mẫu, thu thập thông tin, dữ liệu
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu
- Mô tả mẫu: Sinh viên có nhu cầu đăng ký khóa học bổ trợ chuyên ngành
- Phương pháp chọn mẫu: Kích thước mẫu là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quam tâm rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê, mỗi phương pháp phân tích thống kê đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau.
Hiện nay để xác định kích thước mẫu người ta thường dựa vào các công thức kinh nghiệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo Hair & , Anderson, Tatham và Black (1998) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá EFA là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát. Mô hình nghiên cứu này có 29 biến quan sát như vậy kích thước mẫu tối thiểu sẽ là: 29*5= 145 mẫu cần khảo sát.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng số lượng mẫu tối thiểu là 10 nhân (x) số biến. Tùy vào phương pháp xử lý mà kích thước mẫu cần thiết là khác nhau. Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng “kích thước mẫu được xác định dựa vào kinh nghiệm, tối thiểu
phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường tối thiểu là 5:1”. Kích thước mẫu trong nghiên cứu này là n = 353, đạt tiêu chuẩn cho mô hình nghiên cứu. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
Nghiên cứu này vận dụng kết hợp hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Để biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn khóa học bổ trợ chuyên ngành của sinh viên, chúng tôi thu thập và phân tích dữ liệu như sau:
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi khảo sát google form đối với sinh viên ĐHTM có và đang tham gia khóa học bổ trợ chuyên ngành.
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Thông qua các giáo trình, luận án, internet,Website trường đại học Thương Mại, các công trình nghiên cứu và luận văn tương tự, có liên quan.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập và làm sạch, xử lý qua phần mềm SPSS. Các bước sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu:
Bước 1: Lập bảng tần số thống kê để mô tả mẫu Bước 2: Đánh giá độ tin cậy thang đo
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp (biến rác) và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu > 0,6 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thông thường thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo nghiên cứu có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt nhất.
Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, những biến còn lại được tiếp tục sử dụng tiến hành phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố là một phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích mối liên hệ tác động qua lại giữa một số lượng lớn các biến và giải thích các biến này dưới dạng các nhân tố ẩn.
Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu này có nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau và cần được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý.
Tiêu chuẩn để lựa chọn là Hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0,5; Thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥ 50%. Để thực hiện EFA cần kiểm
tra hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5 và Eigenvalue ≥ 1, đồng thời thực hiện phép xoay bằng phương pháp trích Principal component, phép quay Varimax với những trường hợp cần xoay (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Bước 4: Phân tích hồi quy bội
Mô hình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập định lượng với biến phụ thuộc định lượng ( Nguyễn Đình Thọ, 2012). Các biến độc lập định lượng trong bài làm của chúng tôi được trích xuất từ phép xoay Varimax và kiểm định EFA.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), để ước lượng các trọng số hồi quy βi (i= 1...5) trong mô hình hồi quy bội ta dùng phương pháp bình phương bé nhất. Một thước đo cho sự phù hợp của mô hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định R2. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số xác định R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, gần 0 thì mô hình càng kém thích hợp. Hệ số xác định R2 này đã được chứng minh là hàm không giảm theo các biến độc lập đưa vào mô hình,