Ung thư thực quản

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG lâm SÀNG đề tài BỎNG và PHẪU THUẬT PHÒNG NGỪA và điều TRỊ UNG THƯ (Trang 27 - 29)

4. Các bệnh ung thư phổ biến và can thiệp dinh dưỡng

4.1. Ung thư thực quản

Khái niệm

Ung thư thực quản là bệnh mà khối u ác tính đã xuất hiện từ các tế bào biểu mô của thực quản làm cho các tế bào phân chia không theo cấu trúc của cơ thể, tạo nên các khối u, thường gặp ở đường tiêu hóa. Với những biểu hiện bệnh khác nhau trong từng giai đoạn, ung thư thực quản thường rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, thường đến khi bệnh đã tiến triến người bệnh mới có thể phát hiện và điều trị.

Dấu hiệu:

- Cơ thể chán ăn, khó nuốt và bị sụt cân bất thường. - Đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.

- Xuất hiện những cơn đau bụng theo từng đợt và tần suất ngày càng nhiều hơn. - Nôn ra máu thường xuyên.

- Bị đi ngoài, phân có màu đen.

Yếu tố gây bệnh

- Lạm dụng các chất kích thức như rượu, bia và thuốc lá - Những người béo phì, người có bệnh lý về thực quản

- Những người có chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, lạm dụng chất béo, thiếu các vitamin A, B2, C; duy trì thói quen ăn uống nhiều thực phẩm có chứa chất nitrosamin... - Một số bệnh lý làm cơ sở cho bệnh ung thư thực quản phát triển như: ung thư tị hầu, bệnh ruột non, bệnh sừng hóa gan bàn chân...

- Bệnh nhân từng có tiền sử mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ

Biện pháp ngăn ngừa

28 - Có chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

- Với những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ... cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.

Can thiệp dinh dưỡng

Ở bệnh nhân ung thư thực quản, kém hấp thu dinh dưỡng dẫn đến thay đổi các chất trong cơ thể (giảm khối lượng chất béo), giảm khối lượng tế bào trong cơ thể, từ đó suy giảm chức năng thể chất và tinh thần. Nguyên nhân:

• Khối u thực quản: Các khối u cản trở việc tiêu thụ và hấp thu chất dinh dưỡng. Biểu hiện bằng tình trạng nuốt nghẹn. Ban đầu có thể là khó nuốt thức ăn rắn, sau tiến triển đến thức ăn mềm và cuối cùng là chất lỏng và cả nước bọt. Sự tiến triển tăng dần khi khối u ngày càng phát triển và chiếm hết lòng thực quản.

• Hội chứng suy mòn (cachexia): là một hội chứng chuyển hoá phức tạp liên quan đến bệnh tật và đặc trưng bởi mất khối lượng cơ và có hoặc không giảm mỡ, tốc độ trao đổi chất tăng lên trong khi khối lượng ăn vào giảm dẫn đến tình trạng suy giảm sức khoẻ thể chất và tinh thần. Đây là tình trạng tiến triển sau nuốt nghẹn và chán ăn.

- Các thực phẩm nên ăn: người bệnh nên ăn các thực phẩm tươi, ngon được lựa chọn kỹ càng, ngâm rửa đúng cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

✓ Thực phẩm giàu protein: thịt, cá, trứng, ... có thể băm nhỏ nấu thành súp hoặc cháo. Đây là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh ung thư

✓ Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: rau, củ quả. Chế biến rau củ quả bằng cách xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ, nghiền nát để người bệnh ăn uống dễ dàng hơn. - Các thực phẩm hạn chế ăn: Nếu thường xuyên ăn chế độ ăn này sẽ khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn.

 Thực phẩm dưới dạng chiên, rán, xào... vì chứa nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khoẻ.

29  Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ hộp... chứa chất bảo quản, phụ gia và phẩm màu, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư thực quản.

 Những thực phẩm lên men sống như: Dưa muối, cà muối, kim chi... không nên ăn vì chứa nhiều muối, vi khuẩn khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

 Những đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có ga hoàn toàn không tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư thực quản.

Người bệnh nên uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước trái cây ít đường. Để cơ thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh ung thư thực quản cần chú ý chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ, khi ăn nên ngồi thẳng lưng sẽ giúp thực phẩm đi xuống dễ dàng hơn. Người bệnh chú ý không nên đi nằm ngay sau khi ăn vì có thể khiến thực phẩm bị trào ngược và nên ần vận động nhẹ nhàng hàng ngày, việc nằm một chỗ sẽ khiến cơ thể trì trệ, không tiêu hóa hết thức ăn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG lâm SÀNG đề tài BỎNG và PHẪU THUẬT PHÒNG NGỪA và điều TRỊ UNG THƯ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)