+ Khi vào tiền đường quý khách sẽ nhìn thấy đầu tiên là Ban Công Đồng , Thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Có tượng quan Hoàng Bảy đội xếp xanh- còn được gọi là Ông Hoàng Bảo Hà, quan Hoàng Mười đội xếp vàng , còn được gọi là Ông Mười Nghệ An , và 3 đôi câu đối ca ngợi chúa Liễu Hạnh được khắc bằng chữ Triện.
+ Ở trên cao nhất của Tiền đường là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Là Cha của Mẫu Liễu Hạnh. Người có quyền lực tối cao, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất và âm phủ.Đứng hầu bên phải Ngọc Hoàng là Nam Tào tay cầm cuốn sổ tử. Bên trái Ngọc Hoàng là Bắc Đẩu trên tay cầm cuốn sổ sinh. Ngoài ra ,gian này còn có bức trạm bốn câu thơ chữ Triện ca ngợi Chúa Liễu Hạnh:
“Mây là áo gió là xe
Sáng đi đâu suất chiều chơi yên hà Người đời muốn biết tên ta
Quỳnh Hoa công chúa mờ xa thiên đình.”
+Ngoài ra,Hai bên cung vua cha Ngọc Hoàng còn có đôi câu đối ca ngợi cảnh sắc thần tiên tuyệt đẹp của mảnh đất Tây Hồ.
+ Tiếp theo Ở tầng không,mái phía trên điện thờ Ngọc Hoàng là sự hiện diện của đôi mãng xà quấn trên sà ngang. (còn gọi là ông Lốt), tượng trưng cho quan lớn Tuần Tranh.
- Sau lớp 1- Tiền Đường là Lớp thứ 2: Trung đường được chia thành ba gian đơn giản.
+Chính giữa là ban thờ Tam vị Thánh Mẫu bằng bài vị , hay còn gọi là “cung Tam Hòa”. ”. Đứng trầm kính trước cung Tam Hòa, chúng ta sẽ trông thấy bức hoành phi được sơn son thiếp vàng với dòng chữ: “Tây Hồ phong nguyệt”( Trăng gió Tây Hồ),và đôi câu đối bộc lộ một nội dung ca ngợi nữ thần bất tử Liễu Hạnh.
+ Phía bên hữu treo quả chuông lớn bằng đồng, bên tả treo chiếc Khánh đồng.
+Đáng chú ý hơn là các hương áng rất cổ làm từ thời Lê với họa tiết hoa văn cảnh “ngũ phúc hàm tiền”. Một lát nữa quý khách có thể vào trong tham quan để thấy rõ hơn nét đẹp của nó.
-Và lớp cuối cùng là: Hậu cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
Hiện nay Ban Quản Lý di tích không còn mở cửa Hậu Cung nữa. Nhưng Huyền Trang vẫn sẽ cung cấp thông tin về Hậu Cung cho quý khách được biết ạ! Đi đến gian Cung hoa quý khách có thể kiễng chân nhìn với qua các song cửa sổ sẽ thấy ngay 1 pho tượng mặc áo màu đỏ . Dạ đấy chính là tượng Mẫu Liễu Hạnh đấy ạ. Còn tượng bên phải mặc áo xanh là Chầu Quỳnh và tượng bên trái, áo trắng là Chầu Quế. Đây là 2 vị hầu cận bên Thánh Mẫu. Ngoài ra ,Trên nóc mái Hậu Cung còn có một bức đại tự đề “Thiên tiên trắc giáng” và một bức hoành phi giáp cửa hậu đề “Mẫu nghi thiên hạ” ( Đức mẹ muôn dân). Nhìn sang hai bên sẽ là đôi câu đối rực sáng dòng chữ với nội dung thể hiện lòng tôn kính của nhân dân ta với Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Phủ chính của Phủ Tây Hồ được bày trí rất thoáng đãng không tạo cho khách hành hương một cảm giác âm u,tĩnh mịch. Hệ thống tượng ở đây được tạo tác với khuôn mặt phúc hậu hiền từ và chân thật.
Vốn nổi tiếng linh thiêng bậc nhất kinh kì nên ngày nào Phủ Tây Hồ cũng đón rất đông lượng khách hành hương, đặc biệt là ngày rằm,mùng một. Người ta thường đến đây để cầu may,cầu an, cầu tự. Trong dân gian có câu:
“Tháng 8 giỗ Cha tháng 3 giỗ Mẹ”
Cha là Trần Hưng Đạo , Mẹ là Mẫu Liễu HạnhThang 3 giỗ mẹ chính là nói tới ngày giỗ của Mẫu Liễu. Vậy nên ngày hội chính của Phủ Tây Hồ là từ 3/8-8/8 âm lịch hằng năm. Có dịp các bạn hãy đến tham gia nhé.
Tiếp theo, xin mời quý khách theo chân tôi sang lầu sơn trang nằm sát ngay bên phải của phủ chính.
Lầu Sơn trang mới được xây dựng năm 1992 bằng bê tông giả gỗ kiểu nhà chồng diêm hai tầng, 8 mái .
+4 đầu kìm mái thượng là hình ảnh các con Rồng uốn lượn vừa mềm mại, vừa khỏe khoắn. 4 đầu kìm mái Hạ được trang trí bằng những con phượng sải cánh bay. Nếu trong tín ngưỡng người Việt. Rồng biểu tượng cho sức mạnh uy
nghi của Nam nhi thì phượng lại là biểu tượng cho sự đức hạnh, duyên dáng, thanh nhã,thùy mị của Nữ nhi. Như lúc nãy ngoài cổng tam quan t đã nói, Kết hợp 2 hình tượng này biểu thị cho sự hòa hợp âm dương, cho phúc lộc vuông tròn.
+ Và tiếp theo Trên mái lầu sơn trang là hình ảnh 2 con trào phong ngạo nghễ.
Vậy quý khách có biết con Trào Phong là con gì không ạ? Vâng. Trào Phong là 1 trong 9 con của Rồng. Tương truyền nó thích trèo cao ngắm cảnh,thường giúp dân diệt hỏa hoạn,trừ tà ma nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ,chùa chiền,đền đài,.. ngụ ý cầu trấn hỏa,bảo vệ bình yên cho công trình.
+Phía trên cửa bên trái của Lầu Sơn Trang là hình ảnh ‘ngư long hí thủy’ nghĩa là rồng và cá cùng đùa dưới nước . Còn Bên trên cửa phải là hình ảnh Phượng Hoàng được đắp nổi rất sặc sỡ, lộng lẫy .
Thưa quý khách Nội thất động sơn trang chia làm 3 động sơn trang thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và 24 cô Sơn Trang (12 cô bên trái, 12 cô bên phải),châu lục, châu bé ngoài ra còn có cả quan Hoàng, quan quận.
Xin quý khách nhìn theo hướng tay tôi chỉ ạ! quý khách dễ dàng thấy ngay bức hoành phi gồm 4 chữ Hán được sơn son thiếp vàng rất lộng lẫy đề “ Kính Hoa Thủy Nguyệt” ( nghĩa là: Khuôn mặt nước Hồ Tây chiếu ánh trăng”) và ngay bên dưới là đôi câu đối ca ngợi vẻ đẹp tài sắc của Mẫu Liễu Hạnh. Ngoài ra: Trong Lầu sơn trang hiện có 1 bát hương đồng ghi “ Đông Cung Điêu”, 1 quả chuông đồng cổ thời Tây Sơn treo ở nóc nhà gian bên Phải và 1 chiếc Khánh đồng treo ở nóc nhà bên trái của Lầu sơn Trang.
Sau đây, xin mời quý khách nhìn theo hướng tay tôi chỉ ạ? Đối diện với lầu sưn trang là 1 chiếc chuông đồng khá lớn.Quý khách có thể thấy hình ảnh con vật rất giống con Rồng trên quai chuông.
Thưa quý khách đó khoàn toàn là rồng đâu ạ, nó chỉ mang hình tượng giống rồng mà thôi. Quý khách có thắc mắc liệu con này có phải anh em họ hàng gì nhà rồng không mà sao giống rồng vậy?
Dạ Vâng. Nó có tên là Bồ Lao. Tục truyền rằng, Rồng đẻ ra được 10 quả trứng nhưng chỉ có duy nhất 1 quả nở thành rồng, 9 quả còn lại nở thành những con thú tựa rồng. Và Bồ Lao Là con thứ 3 của Rồng. Vì thích âm thanh lớn nên người ta thường đúc hình tượng Bồ Lao trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý.
Cũng có truyền thuyết kể lại rằng: Giữa biển cả mênh mông, rộng lớn, xuất hiện 1 loài cá to lớn,mình dài. Người ta gọi nó là Cá Kình. Bồ Lao vốn rất sợ nó. Bởi vậy, mỗi khi cá kình đánh là Bồ Lao Kêu rất to. Ngày nay , muốn chuống Thỉnh to, trong và vang xa ,người ta thường chạm trên quai chuông hình Bồ Lao và chiếc chày gõ chuông được làm giống hình con cá Kình, mình dài, mõm nhọn là bắt nguồn từ truyền thuyết đó.
Và đằng sau Chuông là hai Tháp nhỏ cùng 1 hòn non bộ.Hai tháp này chính là nơi đựng hài cốt của 2 thầy trò nhà sư đã ở đây vào thời Pháp thuộc để tu
luyện,chăm sóc và thờ tự tại Phủ. sau khi 2 ngài mất thì dân làng nơi đây đã chôn tro cốt của các ngài tại đây.
Giữa 2 tháp mộ là Hòn non bộ được đặt đối diện công trình nhằm mục đích chắn những luồng gió độc,tránh tai ương,ma ác để từ đó công trình được bình an, bền vững.
Và đằng sau 2 tháp mộ là cây si cổ thụ nằm nghiêng đã mấy trăm năm. Nó giống như 1con kì lân ngóng ra sóng gợn.Cây Si là loại cây được coi như nơi ngự của các thần linh. Đồng thời, cũng là nơi nương tựa dựa dẫm của các linh hồn bơ vơ, nhờ gần với đền miếu mà các vong linh ấy được nương dựa vào thần, hưởng chút hương lộc của chúng sinh. Cây càng khúc khuỷu rậm rạp thì càng được coi là linh thiêng.Cây si này đã được công nhận là cây di sản Việt Nam vào ngày 23/11/2012.Trước kia ở gốc cây si này đã từng đặt 1 tấm bia Từ chỉ của xã Vĩnh Thuận dựng năm Thiệu Trị 5( 1845). Quý khách có biết tại sao nó được công nhận là cây di sản không ạ? Dạ vâng tại vì nó đã đạt tất cả những tiêu chí để công nhận thành cây di sản như có tuổi thọ hơn 200 tuổi, cao trên 25m, có chu vi hơn 15m , có hình dạng đặc sắc , kì thú.
Vừa rồi tôi đã chia sẻ với quý khách một số thông tin về phủ chính và động Sơn Trang, quý khách có gì chưa hiểu rõ không ạ?
Sau đây, quý khách có thể tự do nghỉ ngơi, tham quan , chụp ảnh. Sau 20p nữa xin mời quý khách nhanh chóng tập trung đầy đủ tại đúng vị trí này để đoàn mình tiếp tục di chuyển đến địa điểm tiếp theo ạ!
Đền Kim Ngưu
Xin chào cô và các bạn đã đền tham quan và học tập tại Phủ Tây Hồ.
Lời đầu tiên tôi xin phép được tự giới thiệu tôi là …….., là thuyết minh viên viên của ban quản lý khu di tích Phủ Tây Hồ. Hôm nay tôi rất vui khi được đồng hành cùng cô và các bạn tham quan và học tập tại khu di tích nổi tiếng này. Vừa rồi cô và các bạn đã được thuyết minh viên…….thuyết minh về cổng tam quan, phủ chính, hay điện sơn trang….và bây giờ cô và các bạn đang đứng ở Đền Kim Ngưu – một trong những điểm hấp dẫn du khách khi đến với Phủ Tây Hồ.
Đền Kim Ngưu là nơi thờ thần Kim Ngưu, gắn liền với truyền thuyết Trâu Vàng.
“Ngưu hồ dĩ biến tam triều cục
Long Đỗ nhưng lưu bách chiến thành” Nghĩa là:
“Hồ Trâu (vàng) đã thay đổi qua ba triều đại Long Đỗ vẫn còn tòa thành bách chiến”
Theo sách Linh Nam chính quái có viết “Núi Tiên Du có tinh Trâu Vàng Kim Ngưu nửa đêm thường tỏa sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu. Trâu bỏ chạy húc vào đất làm sụp thành hồ. Nơi đó là thôn Húc sau này. Trâu chạy qua địa phận Văn Giang, qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lan, Đa
Ngưu... Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đến Ninh Giang, đi men phủ Lý Nhân, ra theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ. Thủơ đó, Cao Biền hay cưỡi diều bay trên không để yểm các thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào Dâm Đàm, nay là Tây Hồ rồi không thấy trâu đâu nữa.”
Tuy nhiên, theo truyền thuyết Khổng Minh Không, tổ nghề đúc đồng thì sự tích Trâu vàng lại khác. “Vị cao tăng Minh Không sang chữa bệnh cho con vua. Để tạ ơn hoàng tử khỏi bệnh, vua cho Minh Không vào kho, muốn lấy gì và bao nhiêu cũng được. Minh Không hoá phép lấy tất cả đồng đen cho vào tay nải rồi ra bờ bể thả nón tu lờ làm thuyền chở về nước, đem đúc chuông. Chuông đúc xong, đánh thử mấy tiếng, bỗng Trâu vàng từ phương Bắc chạy sang lồng lộn tìm mẹ vì “đồng đen là mẹ vàng”, dẫm nát cả đất sụp xuống thành hồ. Phải ném quả chuông xuống hồ cho trâu khỏi lồng lên. Từ đó Trâu vàng ẩn dưới đáy hồ”.
Truyền thuyết dân gian biến hoá theo dòng chảy của cuộc đời, nhưng vẫn coi Trâu là một con vật thiêng có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Tín ngưỡng thờ Trâu vàng là một tín ngưỡng tích cực phù hợp với nguyện vọng cầu mong một cuộc sống yên ổn của nhân dân ta xưa. Đền Kim Ngưu thờ Trâu vàng bên bờ Hồ Tây là một biểu hiện vật chất của tín ngưỡng và nguyện vọng đó.
Đền Kim Ngưu hay còn gọi là đền Trâu Vàng, tọa lạc trên một gò đất dài và kéo dài ra tận giữa Hồ Tây, thuộc Phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Hiện tài thì chưa có tài liệu nào ghi chép lại năm đền được xây dựng, chỉ biết là vùa Trịnh Sâm ngày trược có đến và làm tặng đền bài thơ “Vĩnh cảnh Tây Hồ”. Năm 1947 kháng chiến chống Pháp, đền đã bị phá hủy chỉ còn lại dấu tích đó là 1 gốc cây đa. Nhân dân tại đây tôn kính nên đã lập một bàn thờ nhỏ bên gốc đa để thờ. Năm 2001, đền đã được ban quản lí di tích cho xây dựng lại dừa theo lối kiến trúc cũ của đền. Và đến 2010 đền đã được trung tu toàn bộ gồm có tam quan, phủ chính, điện thờ mẫu, sân đền và xây them nhà khách và gác chuông.
Đền Kim Ngưu có kết cầu theo hình chữ “Đinh”, bên ngoài có 3 gian bái đường, chính giữa thờ Thần Kim Ngưu, hai bên là thờ hai ông thần Thiện Ác chuyên trừng trị những kẻ xấu và ngăn không cho những ý nghĩ xấu xa vào trong đền. Bên trong là 2 gian hậu cung. Trong đền có 32 đạo sắc phong cho thần Kim Ngưu từ đời Lê đến đời Nguyễn. Đền Kim Ngưu cùng với quần thể di tích và danh thắng phủ Tây Hồ, đền được coi là di tích văn hóa có giá trị cao của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Bên cạnh đền cây đa cổ thụ - một hình ảnh quen thuộc của của người Việt. “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây bồ đề”
Câu thơ trên thể hiện tín ngưỡng của người Việt Nam, tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh.Ờ các ngôi đền xưa của người Việt đều thấy xuất hiện hình ảnh cây đa. Điều đó thể hiện cây đa là một hình ảnh rất linh thiêng của trong tín ngưỡng Việt Nam xưa.
Cũng giống như cây si di sản của Phủ cây đa cổ thụ này cũng đã được “Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam” công nhận là cây di sản năm 2012. Như cô và các bạn quan sát, cây có hình ảnh rất đặc biệt có phải không ạ? Vâng, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá là cây di sản đấy ạ. Và cũng với các
tiêu chí khác đó là cây được công nhận phải có từ 200 năm tuổi trở lên, Phải cao trên 25m, có chu vi trên 15m và là dấu tích lịch sử gắn liền với một sự tích lịch sử, Và cây đa này chính là dấu tích lịch sử gắn liền đền Kim Ngưu này đấy ạ. Bên dưới cây có 2 con trâu bằng đồng nặng 400 do gia đình tín chủ Nguyễn Bích Tuyên tiến cúng vào tháng 10 năm 2010.
Đối diện cây đa di sản là một gác chuông có treo một quả chuông lớn bằng đồng, được đúc vào tháng 4 năm Canh Dần 2010. Quả chuông có trọng lượng tới gần 10 tấn và cao 1.2m, được chạm khác rất tỉ mỉ, tinh tế. Trên chuông có ghi lại nhiều bài thơ, văn ca ngợi thần Kim Ngưu.
Kế bên gác chuông là nhà khác. Đây là nơi nhà đền tiếp đón khách và cho nhân dân thuê để làm các nghi lễ về ma chay hay cưới hỏi.
Và bây giờ cô và các bạn có thể tự do tham quan và chụp ảnh lưu lại kỉ niễm tại đền. Nếu cô và các bạn ai vẫn còn câu hỏi gì về đền muốn được giải đáp có thể hỏi tôi ạ.
Tiệc nào rồi cũng đến lúc tàn, tôi xin được kết thúc chuyến thăm quan tại cụm di tích Hồ Tây tại đây. Nơi đây quy tụ 3 phong tục thờ phúng của nhân dân Việt Nam, đó là thờ Thần là thần Huyền Thiên Trấn Vũ ở Đền Quán Thánh – một trong “Thăng Long tứ trấn”; thờ Phật ở chùa Trấn Quốc và thờ Mẫu là Mẫu Liễu Hạnh – một trong “Tứ bất tử” ở Phủ Tây Hồ. Hy vọng qua chuyến thăm quan cô và các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức để làm hành trang trên con đường trở thành một hướng dẫn vien giỏi trong tương lai. Và nếu còn cơ hội, Tôi