Ứng dụng cơ chế điều khiển MPLS-TE để điều khiển các OXC

Một phần của tài liệu Đồ án Tốt nghiệp: Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC MẠNG TRUYỀN TẢI

3.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG

3.4.1 Ứng dụng cơ chế điều khiển MPLS-TE để điều khiển các OXC

Một ưu điểm rất quan trọng khi sử dụng MPLS-TE để thực hiện điều khiển cho mạng quang là việc sử dụng này sẽ mang lại khả năng rất tốt để cung cấp các đường dẫn quang với thời gian thực qua mạng OTN.

Có ba yêu cầu chính khi sử dụng MPLS-TE để thỏa mãn cho mặt phẳng điều khiển OXC:

- Cần phải có khả năng để tạo ra các đường ánh sáng ổn định

- Cung cấp chức năng kỹ thuật lưu lượng để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có

- Cơ chế bảo vệ và phục hồi cần phải cung cấp để dảm bảo khả năng phục hồi nhanh qua mạng

Lý do đầu tiên vì sao chọn MPLS-TE là giải pháp cho mặt phẳng điều khiển OXC. Vấn đề là ở chỗ các bộ định tuyến bước sóng WR và các định tuyến chuyển mạch nhãn LSR là rất giống nhau về cấu trúc và chức năng. Cả WR và LSR đều có mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng số liệu riêng biệt. Vì vậy chuyển mạch kết nối quang hoặc truyền tải lưu lượng số liệu được thực hiện một cách riêng biệt bằng các cơ chế định tuyến và báo hiệu.

Lý do thứ hai chọn MPLS-TE là vì các đường ánh sáng rất giống LSP. Cả hai đều là các tuyến ảo điểm-điểm, đẳng hướng giữa một nút vào và một nút ra. Thông qua quá trình xử lý tiêu đề (header) các gói của LSR, tải tin tức được truyền đến các phần tử mạng của cả hai mạng LSR và WR. Các LSP được định nghĩa là một tô pô ảo trên mạng dữ liệu, cịn các đường dẫn ánh sáng là những tơ pô ảo trên mạng OTN. Nếu như xác định một nhãn cho một LSP thì tương đương xác định một kênh cho một đường dẫn ánh sáng.

Trong kiến trúc MPLS, nhãn biểu thị cho một chiều dài cố định trong tiêu đề của gói. Các LSR xử lý tiêu đề để phân biệt giữa các LSP khác nhau, mà các LSP được mang trên đường dẫn (link).

Trong kiến trúc MPLmS, nhãn biểu thị một bước sóng xác định trên một đoạn truyền dẫn quang hoặc là một kênh TDM xác định của một bước sóng nếu các WR có đặc tính TDM. Vì vậy WR xử lý lưu lượng đến tại mức cổng/kênh và phân biệt giữa các LSP khác nhau phù hợp với việc nhận biết các cổng/kênh đến chúng.

Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thơng tin quang

SVTH: Hồng Cơng Minh_Lớp CCVT03B 50

Khơng gian nhãn có giá trị là khơng xác định khi thực hiện cho mạng MPLS các bộ định tuyến IP hoặc chuyển mạch ATM. Trong mạng OTN, số lượng các nhãn có giá trị trên mỗi WR được xác định là số bước sóng được cung cấp bởi các hệ thống DWDM, không gian nhãn trở nên hữu hạn. Thông thường, một mạng MPLS yêu cầu một nhãn cho một FEC. Đối với một nhà cung cấp mạng tiêu biểu có thể có hơn 60000 tuyến trong bảng định tuyến kết quả dẫn đến có hàng ngàn FEC. Vì vậy, MPLS đơn giản trong OTN sẽ không hoạt động được, bởi vì khơng gian nhãn cho các mạng DWDM sẽ rất lớn: mỗi cổng phải được cung cấp từ 40 đến 128 nhãn (bước sóng).

Như một hệ quả, MPLS-TE sử dụng trong kiến trúc MPLmS để giảm bớt số lượng các nhãn yêu cầu. Thành phần cơ bản trong kiến trúc MPLS-TE là trung kế lưu lượng (traffic trunk). Một trung kế lưu lượng có thể tập trung các luồng lưu lượng chuyển đến cùng một đích và cùng thuộc một loại lưu lượng. Một trung kế lưu lượng đại diện cho một LSP. Các thuộc tính đặc trưng cho một trung kế lưu lượng là băng thông yêu cầu, độ nhạy, quyền ưu tiên, khả năng phục hồi và loại tài nguyên. Nếu triển khai kiến trúc MPLS-TE trong mạng OTN, một đường dẫn ánh sáng sẽ mang một số LSP có cùng đích đến và có các thuộc tính tương hợp. Vì vậy, từ “trung kế lưu lượng” có thể đồng nghĩa với từ “đường dẫn ánh sáng”.

Một phần của tài liệu Đồ án Tốt nghiệp: Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)