Liệu pháp nhận thức hành vi

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CHO BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI (Trang 29 - 37)

1.2.1. Khái niệm liệu pháp nhận thức - hành vi

Liệu pháp nhận thức - hành vi là một trong những liệu pháp tâm lý trị liệu. Người trị liệu sẽ trò chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề liên quan của mình với nhà trị liệu. Liệu pháp này giúp người trị liệu nhận thức được suy nghĩ không chính xác hoặc tiêu cực khi đứng trước các tình huống thách thức. Từ đó phản hồi chúng theo những cách tích cực và hiệu quả hơn. Liệu pháp nhận thức - hành vi là sự kết hợp của các nguyên tắc cơ bản từ tâm lý học nhận thức và tâm lý học hành vi, được các nhà nghiên cứu phát triển phù hợp với xu hướng trị liệu tâm lý trong xã hội hiện đại. Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi. CBT thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu.

Liệu pháp nhận thức - hành vi là sự kết hợp giữa liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi. Vì vậy, trước khi định nghĩa liệu pháp nhận thức - hành vi, chúng tôi phân tích sơ lược các đặc điểm của liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi.

Liệu pháp nhận thức có những đặc trưng là:

Tâm lý nhận thức quan tâm đến quá trình tư duy. Theo mô hình nhận thức, kích thích tác động lên nhận thức từ đó mới dẫn đến sự đáp ứng. Liệu pháp nhận thức nhằm thay đổi những cảm xúc và hành động có ảnh hưởng lên tư duy của người bệnh. Tác giả Nguyễn Văn Thọ đã định nghĩa liệu pháp nhận thức như sau: liệu pháp nhận thức là một tiếp cận tâm lý trị liệu hướng tới việc thay đổi những cảm nhận và những hành vi bằng cách thay đổi sự tiếp nhận hoặc suy nghĩ của bệnh nhân về những trải nghiệm quan trọng.

Liệu pháp hành vi có những đặc trưng là:

Liệu pháp hành vi là một thuật ngữ rộng đề cập đến tâm lý trị liệu lâm sàng sử dụng các kỹ thuật bắt nguồn từ hành vi. Những người thực hành liệu pháp hành vi có xu hướng nhìn vào các hành vi cụ thể, đã học và cách môi trường ảnh hưởng đến những hành vi đó. Những người thực hành liệu pháp hành vi được gọi là nhà hành vi, hoặc nhà phân tích hành vi. Họ có xu hướng tìm kiếm kết quả điều trị có thể đo lường khách quan. Trị liệu hành vi không liên quan đến một phương pháp cụ thể nhưng nó có một loạt các kỹ thuật có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề tâm lý của một người.

Liệu pháp hành vi tập trung chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại và tạo lập chương trình hành động. Liệu pháp này nhấn mạnh đến những hành vi hiện tại mà khách hàng đang trải nghiệm (trái ngược với cách tiếp cận của tâm lý học phân tâm khi mà quan tâm nhiều hơn tới những dấu hiệu của tiềm ẩn, vô thức).

Dựa trên đặc điểm của liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi, chúng tôi đưa ra định nghĩa của liệu pháp nhận thức - hành vi như sau:

Liệu pháp nhận thức – hành vi là phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào việc tiếp cận, thách thức nhận thức kém thích ứng và thay đổi hành vi tiêu cực của thân chủ, giúp thân chủ điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân.

1.2.2 Nội dung của liệu pháp nhận thức - hành vi

Liệu pháp nhận thức - hành vi được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm, CBT thường được áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn và tập trung giúp bệnh nhân đương đầu với một vấn đề cụ thể. Trong suốt quá trình trị liệu, bệnh nhân sẽ học cách xác định và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng xấu lên hành vi và cảm xúc. Nội dung cốt lõi của CBT chính là suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta đóng một vai trò căn bản trong việc quyết định các hành vi mà ta thể hiện. Nhà trị liệu dùng các kỹ thuật khác nhau để làm bộc lộ và kiểm tra các ý nghĩ và làm thay đổi hành vi của bệnh nhân, trong đó chủ yếu dựa vào các kỹ thuật nhận thức và kỹ thuật hành vi.

1.2.2.1. Các kỹ thuật nhận thức

Với mục đích là làm bộc lộ và kiểm tra ý nghĩ, thay đổi hành vi của thân chủ, các kỹ thuật nhận thức bao gồm 4 quá trình:

Đầu tiên là nhận diện các tư duy tự động bao gồm các niềm tin không hợp lý, nhà trị liệu phải cho họ thấy rằng cảm xúc của họ, không phải do người khác gây ra hoặc các nguồn lực bên ngoài (sự kiện kích hoạt), giúp thân chủ hiểu rằng chính cách mà họ làm, họ cảm nhận và thể hiện, cư xử ra bên ngoài, thông qua cách mà thân chủ nghĩ và niềm tin không hợp lý - nhận thức sai lệch.

Thứ hai là kiểm chứng các tư duy tự động, nhà trị liệu hướng dẫn và giúp đỡ thân chủ kiểm chứng giá trị của các tư duy tự động, thân chủ được hướng dẫn để sẵn sàng chất vấn lại với những ý nghĩ của họ trước một sự kiện đau buồn hoặc gây ra những cảm xúc khác, cách thay đổi suy luận của họ. Mục đích là khuyến khích thân chủ đưa ra các giải thích thay thế cho các sự

kiện cũng là một cách làm xói mòn các tư duy tự động.

Thứ ba, nhận diện các giả định kém thích ứng, một khi niềm tin đã nhận diện thì khuôn mẫu biểu hiện các nguyên tắc hay các giả định kém thích ứng đã dẫn dắt cuộc sống của thân chủ đến với thất vọng, thất bại và cuối cùng là trầm cảm.

Thứ tư là kiểm chứng và thay thế giá trị của giả định kém thích ứng khi đã nhận diện được các giả định kém thích ứng. Nhà trị liệu đương đầu với từng loại để giúp thân chủ nhìn ra các sai lầm vốn có của niềm tin không hợp lý thông qua cuộc tranh luận ý thức bằng cách hỏi–yêu cầu đưa ra - giải thích bằng chứng về niềm tin bởi những câu hỏi trực tiếp, và hình thức thứ hai được lựa chọn để đương đầu với niềm tin là dùng tranh luận tưởng tượng, đây là kỹ thuật cho phép trí tưởng tượng của thân chủ đi ngược lại niềm tin không hợp lý, tưởng tượng với tình huống không thoải mái và từng mức thang bậc dễ chịu hơn, ít căng thẳng hơn, ít giận hơn…hoặc giảm hơn bất cứ điều gì liên quan đến cảm xúc tiêu cực.

Khi thân chủ có thể nói ra rằng mình có thể tưởng tượng việc giảm dần cường độ mạnh mẽ của cảm xúc, và nhà trị liệu sẽ hỏi để giúp thân chủ tìm ra suy nghĩ gì đã sử dụng để tạo ra sự cải thiện. Và dần những suy nghĩ này sẽ được sử dụng trong những tình huống thật trong tương lai để thay thế các suy nghĩ đã sinh ra cảm xúc tiêu cực, (Parrott, 1997). Kỹ thuật thứ ba là tranh luận hành vi với mục đích là thay đổi hành vi khi các niềm tin không hợp lý, các giả định kém thích ứng được chứng minh là sai hoàn toàn, và một niềm tin mới đã được xuất hiện.

1.2.2.2.Các kỹ thuật hành vi

Các kỹ thuật hành vi và nhận thức đi đôi với nhau, kỹ thuật hành vi nhằm kiểm tra và thay đổi các nhận thức kém thích ứng, không chính xác nhằm hướng tới mục đích chung đó là giúp thân chủ nhận ra những niềm tin giả định và nhận thức không chính xác của bản thân, học các chiến lược và

cách thức mới để giải quyết vấn đề. Các kỹ thuật hành vi bao gồm lên các kế hoạch hoạt động, thư giãn, làm bài tập về nhà như viết nhật ký ý nghĩ và tư duy hành vi và cảm xúc kèm theo, diễn tập nhận thức, đóng vai. Để đơn giản và thành công thì nhà trị liệu chia các công việc thành các bài tập khác nhau, với mục đích chứng tỏ với thân chủ rằng họ có khả năng thành công.

Giải mẫn cảm hệ thống cũng là một kỹ thuật hành vi thường được áp dụng kèm với kỹ thuật nhận thức, khi thân chủ tưởng tượng một tình huống hay một sự việc mà bản thân đã trải nghiệm gây lo sợ, cùng với kỹ thuật thư giãn sẽ giúp thân chủ đối phó với phản ứng sợ và cuối cùng loại bỏ được lo âu, mức độ sẽ tăng dần cho đến khi tiếp xúc với thực tế, với mục đích thân chủ sẽ dần trở nên giải nhạy cảm với các đáp ứng sợ hãi đã trải nghiệm và học cách cải thiện phản ứng, đối phó với tình huống. Nhà trị liệu hướng dẫn cho thân chủ các bài tập thư giãn như kỹ thuật thư giãn bằng các bài tập thở…Ngoài ra, còn có các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự khẳng định bản thân, kỹ năng xã hội…các kỹ thuật sẽ được thay đổi theo từng cá nhân và theo từng vấn đề.

1.2.3. Sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm

1.2.3.1. Khái niệm

Dựa trên khái niệm liệu pháp nhận thức - hành vi và khái niệm bệnh nhân trầm cảm, chúng tôi định nghĩa khái niệm sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm như sau:

Sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi cho bệnh nhân trầm cảm là quá trình áp dụng các kỹ liệu nhận thức và kỹ thuật hành vi trong trị liệu tâm lý cho thân chủ được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm theo ICD-10 hoặc DSM-4, giúp thân chủ điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân.

Nhìn chung, quy trình trị liệu nhận thức – hành vi gồm 5 bước: - Chuẩn bị bệnh nhân

- Đánh giá đầu vào - Tiến hành trị liệu - Đánh giá đầu ra - Kết thúc trị liệu

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của liệu pháp nhận thức - hành vi, chúng tôi đã xây dựng quy trình trị liệu nhận thức - hành vi như sau:

Giáo dục tâm lý (2 buổi)

- Xây dựng mối quan hệ tin tưởng, an toàn, chia sẻ, thấu cảm với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân.

- Giúp bệnh nhân hiểu về bệnh trầm cảm, thống nhất những vấn đề hiện tại của bệnh nhân.

- Chỉ ra được những điểm mạnh và khó khăn của bệnh nhân.

- Lên kế hoạch trị liệu cho bệnh nhân: nội dung, thời gian, địa điểm…

Hướng dẫn kỹ thuật nhận thức (6 buổi)

- Giải thích cho bệnh nhân về tam giác nhận thức, cảm xúc, hành vi và mối liên quan giữa chúng.

- Giới thiệu và luyện tập đo nhiệt kế cảm xúc, mối quan hệ giữa suy nghĩ với cảm xúc.

- Hướng dẫn bệnh nhân kỹ năng giải quyết vấn đề. - Thay đổi suy nghĩ và sửa lỗi tư duy.

- Tranh cãi với suy nghĩ tiêu cực thông qua mẫu cân đối tư duy.

Hoạt hóa hành vi (4 buổi)

- Lựa chọn hoạt động: hoạt động với người mình thích, hoạt động với thứ mình thích, giúp đỡ người khác, luôn bận rộn.

- Thực hành lên kế hoạch thời gian vui vẻ.

Thư giãn (3 buổi)

- Cân bằng cảm xúc thông qua thư giãn giúp suy nghĩ tích cực và hướng tới những hành vi thân thiện hơn

- Thở sâu.

- Thư giãn cơ lũy tiến. - Thở nhanh.

Kế hoạch tương lai (1 buổi)

- Dự đoán sự kiện có thể làm xuất hiện triệu chứng. - Xây dựng kế hoạch đương đầu với thách thức.

1.2.3.3. Cấu trúc và nội dung buổi trị liệu

Thời gian trị liệu cá nhân thường kéo dài 60-90 phút/ buổi. Tùy theo tình trạng của thân chủ, số buổi trị liệu có thể thay đổi từ 6-10 buổi.

* Cấu trúc một buổi trị liệu

- Xem lại bài về nhà hôm trước: điểm lại những khó khăn khi làm bài về nhà, hoặc những lý do thất bại, không làm được.

- Giới thiệu khái niệm mới và phương pháp mới. - Thực hành.

- Lắng nghe ý kiến phản hồi về phương pháp mới. - Lên kế hoạch để làm bài tập về nhà thành công - Định hướng buổi trị liệu tiếp theo.

* Nội dung của từng buổi trị liệu

Buổi 1:

- Thống nhất nguyên tắc và phương pháp trị liệu - Xác định vấn đề, mục đích trị liệu

- Bài tập về nhà

Buổi 2:

- Xem lại bài tập về nhà - Lý giải cơ chế gây trầm cảm

- Tìm hiểu mô hình nhận thức - hành vi -Kỹ thuật thư giãn

- Bài tập về nhà

Buổi 3:

- Xem lại bài tập về nhà

-Rèn luyện kỹ năng thư giãn thực tế và kỹ năng thư giãn trong suy nghĩ -Hướng dẫn các kỹ thuật thay đổi nhận thức - hành vi

- Bài tập về nhà

Buổi 4 +5

- Xem lại bài tập về nhà

- Rèn luyện kỹ thuật thư giãn thực tế và kỹ năng thư giãn trong suy nghĩ - Hướng các kỹ thuật thay đổi nhận thức - hành vi

- Bài tập về nhà

Buổi 6

- Đánh giá lại các vấn đề

- Giải quyết vấn đề còn tồn đọng

- Ôn lại các kỹ thuật nhận thức - hành vi - Dự phòng trầm cảm tương lai

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CHO BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI (Trang 29 - 37)