4.1. Kết luận
Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Vậy để nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường thì vai trò của tổ chuyên môn là cực kì quan trọng, vì thế người Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trong sự phát triển chung của nhà trường. Từ đó có những địng hướng, kế hoạch hiệu quả, tạo ra được những sự gắn kết chặt chẽ, cách làm việc khoa học giữa tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo nhà trường.
Để công tác quản lý tổ chuyên môn đạt hiệu quả, Hiệu trưởng cần xác định đúng thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của đơn vị mình để từ đó lập kế hoạch cụ thể rõ ràng, xác định lộ trình thực hiện và đánh giá kế hoạch để có những điều chỉnh kịp thời phù hợp. Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và tư vấn thúc đẩy nhằm động viên, khuyến khích, tạo động lực cho các tổ chuyên môn hoàn thành tốt những nhiệm vụ đã đề ra.
Hiệu trưởng phải biết khai thác, phát huy mặt mạnh của từng nhân tố trong nhà trường, tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tong nhà trường. Nhận thức đúng đắn vị trí vai trò và nhiệm vụ của các tổ trưởng chuyên môn là một việc hết sức quan trọng của người Hiệu trưởng. Từ đó có quyết định đúng đắn trong việc cơ cấu và lựa chọn tổ trưởng chuyên môn cho phù hợp, bồi dưỡng chuyên môn cho các tổ trưởng và các thành viên của tổ để đề ra các biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của năm học.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị với Phòng Giáo dục
Phòng giáo dục cần lựa chọn những chuyên đề thiết thực cho giáo viên học tập. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí cho giáo viên làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
4.2.2. Kiến nghị với Trường Tiểu học Xóm Chiếu
* Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: Giám sát các hoạt động của tổ để đảm bảo dân chủ trong quản lí, đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên có điều kiện phát
huy được năng lực sở trường của mình. Đối với cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn cần nắm vững tình hình đội ngũ, yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm học sinh, điều kiện về trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học để có những tác động quản lí phù hợp. Bổ sung tư liệu, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, sách tham khảo để phục vụ nghiên cứu; đồ dùng dạy học; phương tiện dạy học; động viên, khen thưởng xứng đáng, kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp trong quá trình triển khai đề tài; giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Vận dụng sáng tạo vào điều kiên thực tiễn của trường mình cho phù hợp.
* Đối với tổ trưởng: Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong tổ. Xây dựng nội
quy, quy chế hoạt động của tổ một cách rõ ràng để các thành viên trong tổ nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ.
* Đối với giáo viên: Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định
về nề nếp dạy học của nhà trường, chủ động đề xuất, hiến kế những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn./.
5. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông. Trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh.
- Chuyên đề 9: quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong trường phổ thông. Trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh.
- Thực tế Trường Tiểu học Xóm Chiếu Quận 4 TP Hồ Chí Minh
- Các báo cáo tham khảo kinh nghiệm, chuyên đề của đồng nghiệp. - Tạp chí giáo dục.
- Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)