Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7. Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu thu thập sẽ được phân theo trình tự sau:

- Nghiên cứu này thực hiện thống kê và mô tả về những yếu tố sử dụng Mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại, về thang đo đối với các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài.

- Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Đưa ra những kết luận về yếu tố ban đầu. Cần xác định rằng “thang đo” được đề cập tới trong “kiểm định độ tin cậy của 2 thang đo” chính là đề cập tới tập hợp các biến quan sát x1,x2,x3,… mà ta có thể đo được.

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là công cụ cho phép ta xác định xem các biến quan sát phụ thuộc yếu tố A ban đầu có đáng tin cậy hay khơng. Kết quả của kiểm định Cronbach’s cho ta biết mức độ tương quan giữa các biến quan sát thuộc cùng 1 yếu tố là chặt chẽ hay khơng. Từ đó ta xác định được trong các biến quan sát thuộc 1 yếu tố, liệu có biến nào có góp phần vào việc đo lường yếu tố.

- Phân tích tương quan và hồi quy: Mục đích của phân tích tương quan là đánh giá mức độ quan hệ (ràng buộc) giữa các biến từ đó góp phần xác định mức phụ thuộc tuyến tính giữa chúng.

Việc hồi quy tuyến tính sẽ giúp ta đưa ra được ước lượng về các hệ số hồi quy cũng như đưa ra các dự báo về giá trị của biến phụ thuộc khi ta có các giá trị xác định của biến độc lập. Để có thể thực hiện hồi quy tuyến tính thì phải có sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ta cần nghiên cứu. Sau đó, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)