Nhiệt toả ra do máy móc thiết bị, dụng cụ dùng điện như tivi, rađio, máy tính, tủ lạnh … Do đó nó được xác định như sau:
Q32 = N/ , W
N - công suất ghi trên dụng cụ, W. - hiệu suất máy.
Ví dụ: Tính phòng 525(gồm 1 tivi và 1 tủ lạnh nhỏ). - Tivi LCD 32” 150W.
- Tủ lạnh mini 100W.
Q52532 = 150 + 100 = 250 W
Kết quả tính toán nhiệt các phòng còn lại được tổng kết ở phụ lục 6.
2.3.7. Nhiệt hiện và ẩn do người toả Q4 2.3.7.1. Nhiệt hiện do người toả ra
Q4h = nđ.nt.n.qh , W
nđ - hệ số tác dụng không đồng thời, chọn nđ = 0,9 đối với nhà cao tầng khách sạn.
nt - hệ số tác động tức thời. Tra bảng 4.8 /[1], chọn nt = 0,87. n - số người trong phòng điều hoà.
qh - nhiệt hiện toả ra từ 1 người, W/người.
2.3.7.2. Nhiệt ẩn do người toả ra
Q4â = n.qâ , W
n - số người trong phòng điều hoà. qâ - nhiệt ẩn toả ra từ 1 người, W/người.
Bảng 2.8. Thông số qh, qâ của người được trích ra từ bảng 4.18/[1] Nhiệt độ phòng, 0C 250C Nơi hoạt động Nhiệt toả ra từ nam giới (W/người.h)
Nhiệt toả trung bình (W/người.h) qh qâ Khách sạn, văn phòng 140 130 65 65 Vũ trường 260 250 86 164 Nhà hàng 190 180 84 96
Trong đó, nhiệt tỏa trung bình đã tính cho không gian có cả nam và nữ.
Ví dụ: Tính ví dụ cho phòng 525 (có 2 người).
Q4 = Q4h + Q4â = 2(0,9.0,87.65+65) = 232 W
Kết quả tính toán nhiệt các phòng còn lại được tổng kết ở phụ lục 7.
2.3.8. Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào Q5hN và Q5âN : Q5
Phòng điều hoà luôn được phải được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo oxi cần thiết cho người ở trong phòng. Khi đưa gió tươi vào phòng, gió tươi sẽ toả ra một lượng nhiệt hiện và nhiệt ẩn.
Q5 = Q5hN + Q5âN , W Q5hN = 1,2.n.l.(tN – tT) , W Q5âN = 3.n.l.(dN – dT) , W n - số người trong phòng điều hoà.
l - lượng không khí tươi cần thiết cho một người trong 1s, l/s. Đối với khách sạn: l = 20 m3/h = 5,5 l/s. Riêng vũ trường lấyl = 40 m3/h.
tN, tT - nhiệt độ trong và ngoài phòng điều hoà ,0C.
Ví dụ: Tính cho phòng 525 (2 người).
Q5255 = Q5hN + Q5âN = 1,2.2.5,5.(33,7 – 25) + 3.2.5,5(19,8 – 12) = 372,2 W
Kết quả tính toán nhiệt các phòng còn lại được tổng kết ở phụ lục 8.
2.3.9. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q6h và Q6â: Q6
Không gian điều hoà được làm kín để chủ động kiểm soát lượng gió tươi cấp cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt không khí qua khe cửa sổ, cửa ra vào và khi mở cửa do người ra vào. Hiện tượng này càng xảy ra mạnh khi chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng lớn. Khí lạnh có xu hướng thoát ra ở phía dưới cửa và khí nóng ngoài trời lọt vào phía trên cửa. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt được xác định như sau:
Q6h = 0,39.V.(tN - tT) , W Q6â = 0,84..V.(dN - dT) , W Trong đó:
V - thể tích phòng, m3.
tN, tT - nhiệt độ ngoài và trong phòng điều hoà, 0C.
dN, dT - ẩm dung của không khí ngoài và trong nhà, g/kgkkk. - hệ số kinh nghiệm. Tra bảng 4.20/[1] .
Nếu số người ra vào nhiều, cửa đóng mở nhiều lần, bổ sung thêm nhiệt hiện và nhiệt ẩn sau:
Qbsh = 1,23.Lbs.(tN - tT), W Qbsâ = 3,00.Lbs.(dN - dT), W Trong đó:
Lbs = 0,28.Lc.n, l/s
n - số người qua cửa trong 1 giờ.
Lc - lượng không khí lọt mỗi một lần mở cửa, m3/người, tra bảng 4.21/[1].
Đây là phòng ngủ nên chỉ có thành phần nhiệt Q6h và Q6â , ít có người ra vào nên xem như không có thành phần gió bổ sung, Qbs = 0.
Thể tích phòng V = 26.3 = 78 m3; hệ số = 0,7. Vậy: Q6 = Q6h + Q6â
Q6 = 0,39.0,7.78.(33,7 – 25) + 0,84.0,7.78.(19,8 – 12) = 551,2 W
Kết quả tính toán nhiệt các phòng còn lại được tổng kết ở phụ lục 9.