Phương hướng hoàn thiện môi trường đầu tư và thu hút FDI vào Hải Phòng

Một phần của tài liệu PhamNgocQuyen_11184204 (Trang 52 - 57)

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI PHÒNG

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện môi trường đầu tư và thu hút FDI vào Hải Phòng

3.1.2.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng đến năm 2030

Tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng và suy thoái mới. Với độ mở kinh tế lớn, những diễn biến tình hình thế giới và khu vực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội trong nước và thành phố. Đồng thời, thành phố cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như các ngành, khu vực, lĩnh vực kinh tế của thành phố phát triển chưa đồng bộ, kết nối liên vùng còn hạn chế, nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường…

Đan xen với những khó khăn, thách thức, thành phố cũng đang đứng trước thời cơ rất lớn. Hạ tầng kinh tế-xã hội của thành phố đã có bước phát triển quan trọng, môi trường đầu tư đã và đang thể hiện sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI đã thông qua Nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025, đây là nguồn lực quan trọng, định hướng cho sự phát triển bứt phá thành phố trong giai đoạn tới.

Ngày 03/06/2020, UBND Thành phố ban hành chỉ thị 15/CT-UBND về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh thành phố Hải Phòng 5 năm 2021-2025 với mục tiêu: Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển bứt phá để đến năm 2025, Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm dịch vụ logistics, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ biển của cả nước; hoàn thành xây dựng Trung tâm hành chính-chính trị thành phố tại Khu đô thị Bắc sông Cấm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững; tạo nền tảng vững chắc để trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.

Các chỉ tiêu cụ thể của chỉ thị 15/ CT-UBND:

- Về kinh tế

(1) Tăng trưởng GRDP đạt bình quân tối thiểu 14,5%/năm, bao gồm: công nghiệp-xây

dựng tăng 19,2%/năm; dịch vụ tăng 8,8%/năm; nông, lâm và thủy sản tăng 1,1%/năm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,3%/năm.

Tỷ trọng GRDP của Hải Phòng năm 2025 chiếm 6,4% GDP cả nước, 23,7% GDP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

(2) GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 11.800 USD/người.

(3) Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 21,5%/năm; tỷ trọng công

nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2025 đạt từ 41% đến 43%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2025 đạt từ 47% đến 49%.

(4) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2025 đạt 145.000 tỷ đồng, trong đó

(6) Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 35 tỷ USD.

(7) Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trên địa bàn năm 2025 đạt 300 triệu tấn. (8) Khách du lịch đến năm 2025 đạt 20 triệu lượt.

(9) Tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào GRDP đến năm

2025 là 47%.

(10) Đến năm 2025 có 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu. (11) Thu hút 12,5-15,0 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Về xã hội

(12) Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3,5% vào năm 2025. (13) Giải quyết việc làm cho 5,58 vạn lượt lao động/năm.

(14) Đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 87% đến 88%; trong đó tỷ lệ lao

động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%.

(15) Đến năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia.

(16) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% vào năm 2025.

- Về môi trường

(17) Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đạt 100% vào năm 2025.

(18) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 100%, nông thôn đạt

95%; trong đó trên 50% được xử lý bằng các công nghệ hiện đại, không chôn lấp vào năm 2025.

(19) Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt từ 40% đến 50% vào

3.1.2.2. Phương hướng thu hút FDI ở Hải Phòng

UBND thành phố Hải Phòng vừa ký quyết định ban hành Chương trình Hành động của UBND thành phố về việc hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Chương trình Hành động của UBND thành phố Hải Phòng cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 50-NQ/TW, Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 275-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW. Đánh giá đúng tồn tại, hạn chế, xác định yêu cầu mới trong thu hút quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài phù hợp với thực tiễn của thành phố.

Mục tiêu đến năm 2030, Thành phố phấn đấu tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11 tỷ USD; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9,2 tỷ USD. Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ, kỹ thuật cao trong GDP đạt 68% vào năm 2020, duy trì ở mức từ 68 - 70% giai đoạn 2021 - 2030. Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động đạt 87 - 88% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; phấn đấu tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt từ 60 - 80%. 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; đảm bảo cơ bản về nhà ở và thiết chế văn hóa cho người lao động trong khu công nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Chương trình Hành động của UBND thành phố tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm:

- Các đơn vị tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài.

- Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các ưu đãi đầu tư của thành phố Hải Phòng.

- Tăng cường chất lượng thu hút đầu tư.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. - Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát đầu tư.

3.1.2.3. Phương hướng cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI

Thứ nhất, duy trì tình hình ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh, giữ vững

trật tự an toàn xã hội,... trên cơ sở triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xóa bỏ các “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị - xã hội, tấn công trấn áp tội phạm và các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh, sinh mạng cho các nhà đầu tư nước ngoài và dân cư nói chung.

Thứ hai, thường xuyên nắm tình hình và kịp thời giải quyết, tháo gỡ vướng mắc,

khó khăn cho DN, nhất là các dự án lớn có sức lan tỏa, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Đơn giản hóa, công khai thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khuyến khích khởi nghiệp, phát huy tự do sáng tạo của DN, huy động mọi nguồn lực cho phát triển KT-XH.

Thứ ba, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp,

triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường, để Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. Phấn đấu đến năm 2025, Hải Phòng có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thực sự đồng bộ, hiện đại, liên hoàn, xứng đáng là trung tâm giao thương quốc tế, là động lực phát triển kinh tế của cả nước. (theo Nghị quyết Đại hội 16 của Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020- 2025)

Thứ tư, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao,

đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, triển khai quyết liệt Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI

của thành phố để nâng vị trí xếp hạng PCI của thành phố nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu PhamNgocQuyen_11184204 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w