nghiệp
Trong thời gian thực tập và làm việc tại công ty, ngoài nhập số liệu, chỉnh lý và chuẩn hóa bản đồ cũ mới, quét (chụp) hồ sơ đất đai, các công việc liên quan khác luôn được phối hợp xen kẽ, linh hoạt với nhau để phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm khác nhau như: Đối soát thông tin chủ sử dụng đất với tập tin ảnh để tìm và sửa lỗi, nhập bổ sung thông tin của chủ sử dụng đất, xác định những thửa đất chưa rõ chủ sử dụng để thông báo cho Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai phối hợp tìm kiếm hồ sơ.
4.6.1. Thuận lợi
- Luôn được các cán bộ và quản lý trong công ty hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong thời gian thực tập.
- Luôn được sự giúp đỡ của các ban ngành lưu trữ hồ sơ trong thời gian đi quét (chụp ảnh) hồ.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai huyện Đại Từ, UBND xã Tiên Hội.
- Việc ứng dụng công nghệ tin học giúp cho công tác biên tập bản đồ và quản lý thông tin đất đai được nhanh chóng và chính xác, tạo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực, tiết kiệm được thời gian.
4.6.2. Khó khăn
Từ kiến thức đã được học trên giảng đường áp dụng vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, kinh nghiệm đo vẽ bản đồ, biên tập bản đồ cũng như kiểm tra thực địa còn hạn chế.
- Việc ứng dụng tin học trong công tác biên tập bản đồ yêu cầu người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.
- Nhiều chủ sử dụng đất chưa hiểu rõ việc đo đạc, chỉnh lý bản đồ cũng như kết quả đo đạc có sự sai lệch so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
mà chủ sử dụng đang có gây khó khăn cho việc giải thích và kí nhận phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng sử dụng đất.
- Việc liên hệ với chủ sử dụng đất khi đi kiểm tra thực địa còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều chủ sử dụng đất yêu cầu sửa theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện có nhưng kết quả đo đạc theo hiện trạng lại có sự chênh lệch quá lớn.
- Khối lượng công việc lớn nhưng số người làm còn hạn chế, trình độ chuyên môn chưa cao.
4.6.3. Kiến nghị và giải pháp:
- Kiến nghị với nhà trường loại bỏ bớt các tiết học lý thuyết, thay vào đó tăng thời lượng các tiết học thực hành để sinh viên thực hành tiếp cận nhiều hơn với các phần mềm, ứng dụng của ngành quản lý đất đai.
- Kiến nghị nhà trường đầu tư trang thiết bị, máy móc, cài đặt các phần mềm phù hợp với thực tế để đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất.
- Sinh viên tích cực học tập, sáng tạo trong công việc để tìm ra giải pháp tối ưu nhất, nâng cao năng lực chuyên môn. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và khả năng làm việc độc lập.
- Tìm hiểu nhiều phần mềm chuyên ngành, đảm bảo sau khi ra trường sử dụng thành thạo các tính năng trên phần mềm liên quan đến công việc.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Thông qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Em có một số kết luật như sau:
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đất đai biến động thường xuyên và ngày càng đa dạng hóa mục đích sử dụng, vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai của xã là hết sức cần thiết.
- Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã thu được một số kết quả tích tực; các thông tin đất đai của xã đã được thể hiện rõ ràng, chi tiết.
- Dựa vào các nguồn tài liệu chính như: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN, sổ đăng ký biến động, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã lập để xây dựng CSDLĐC phù hợp với các điều kiện của xã. CSDLĐC phải có tính ứng dụng cao, tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật, quy trình, các văn bản quy phạm pháp luật và phải được quản lý bằng các công nghệ, phần mềm hiện đại có tính bảo mật cao.
- Từ những thuận lợi và khó khăn khi làm cơ sở dữ liệu, đề ra giải pháp và lưu ý khi xây dựng cơ sở dữ liệu.
5.2. Kiến nghị
- Ủy ban nhân dân các cấp địa phương cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư thiết bị vật chất, đảm bảo việc khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính phụcvụ quản lý đất đai.
- Các sở, ban ngành cần cập nhật cơ sở dữ liệu mới và hiện đại hơn để thuận tiện cho việc lưu trữ, chỉnh lý biến động,…
TN&MT, nên Bộ TN&MT cần hỗ trợ thêm kinh phí cho các Sở, các Phòng TN&MT của các tỉnh, để sớm hoàn thành và đưa CSDLĐC vào sử dụng phổ biến trong công tác quản lý đất đai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường,Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 quy định kỹ thuật về Cơ sở dữ liệu đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 quy định về Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 35/2017/TT-BTNMT ngày 4/10/2017 quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
7. Bùi Thị Mây (2017), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Phúc Hà thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
8. Đỗ Đức Đôi (2011), Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu thực trạng và giải pháp, Tổng cục Quản lý đất đai.
9. Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2019), Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
10. Phạm Văn Cường (2012), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đa chức năng phục vụ quản lý đất đai và bất động sản tại khu vực phường Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
11. Tổng Cục Quản lý đất đai (2011), Công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
13. Báo cáo thi công CSDL huyện Đại Từ của công ty Xí nghiệp phát triển công nghệ trắc địa bản đồ ngày 6 tháng 3 năm 2020.
14. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trích dẫn phần thực trạng phát triển các ngành sản xuất), 2020