b) Phương pháp dịch chuyển xoáy
3.2 VAI TRÒ CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI CẤU TRÚC BÃO
VIỆT NAM
aml) Trung bình mỗi năm Việt Nam chịu tác động trực tiếp của 5-6 cơn bão đổ bộ. Khi bão tiếp cận và đổ bộ vào đất liền thường gây ra mưa lớn, gió mạnh và gây ra lũ lụt vì vậy việc nghiên cứu cường độ, cấu trúc và quỹ đạo bão là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ và thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam nên những tác động của bão lại càng trở lên khốc liệt hơn đối với các khu vực tiếp giáp biển. Các bộ số liệu quan trắc bão đã ghi nhận trước khi đổ bộ vào đất liền các cơn bão thường chuyển động lệch hướng so với quỹ đạo ban đầu, cường độ bão cũng suy yếu rất nhanh sau khi đổ bộ. Trong phần này, luận án tiến hành khảo sát vai trò tác động của địa hình đến quỹ đạo, cường độ và một số trường khí tượng trong bão. Luận án sử dụng mô hình WRF với các lựa chọn vật lý được trình bày cụ thể trong Chương 2 kết hợp với 4 thí nghiệm thay đổi độ cao địa hình: 1) (TER2m) là đưa địa hình toàn miền tính về độ cao 2m; 2) (TER50) giảm 50% độ cao địa hình; 3) (TER75) giảm 75% độ cao địa hình; 4) (TER150) tăng 150% độ cao địa hình (Hình 3.11). Sau đó, luận án tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh với trường hợp mặc định (CTL) (Hình 3.1) để thấy được tác động của địa hình đến cấu trúc theo phương ngang và phương thẳng đứng của trường mây, trường gió, trường nhiệt, ẩm và quỹ đạo, cường độ của bão.
amm) amn)
amo)
amp)
amq) Hình 3.11: Độ cao địa hình miền tính với (a) mặc định, giữ nguyên độ cao địa hình, (b) giảm độ cao về 2m, (c) giảm 50% độ cao, (d) giảm 75% độ cao và (e) tăng 150% độ cao.