23 Xuyên Tâm Liên Thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh đẻ xong bị ứ huyết, kinh nguyệt bế tắc,
4.1.3. Liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá với việc sử dụng thuốc nam
thuốc nam
- Qua bảng 3.3, cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc Nam giữa các nhóm tuổi của các hộ phụ nữ thuộc 4 thôn xã Hương Long không khác nhau lắm ( p> 0,05), trong đó nhóm tuổi ≥ 40 tuổi và nhóm < 20 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Đây cũng là điều dễ hiểu là độ tuổi càng cao, có nhiều kinh nghiệm đã từng và sử dụng thuốc Nam cũng như thuốc Tây nên họ có sự lựa chọn tương đối thích hợp hơn.
Nhóm tuổi < 20 tuổi, đối tượng sử dụng tương thấp chỉ có 8 đối tượng những cả 8 phụ nữ đều có sử dụng thuốc Nam (100%). Điều này cũng cho thấy ngoài yếu tố cá nhân, bản thân yếu tố hộ gia đình (bố mẹ, anh chị em, họ hàng, ...) cũng quyết định một phần nào trong việc sử dụng thuốc Nam. Có lẽ xã Hương Hồ là nơi nhà có vườn nhiều, ngoài việc trồng cây ăn quả, nhà nào cũng có trồng dăm ba cây thuốc Nam cũng như một số cây thuốc Nam tự mọc (mọc hoang) để họ có “một tủ thuốc thiên nhiên cấp thời” với những bệnh thông thường đều có thể đáp ứng được.
- Qua bảng 3.4, chúng ta thấy tỷ lệ sử dụng thuốc nam giữa các nghề nghiệp phụ nữ không có sự khác biệt thống kê ( p > 0,05) với tỷ lệ trên 95%. Trong đó CBCNVC và nội trợ có tỷ lệ dùng thuốc nam khá cao chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100%. Điều này có thể lý giải rằng các hộ phụ nữ là CBCNV và nội trợ có thời gian nhàn hạ hơn các nghề khác, họ dễ có điều kiện tìm tòi, thử nghiệm các loại thuốc nam trong vườn mình. Nghề nông có 35 hộ phụ nữ dùng thuốc nam chiếm tỷ lệ thấp hơn các nghề khác 94,6%, tỷ lệ này cho thấy với những công việc đồng án, các hộ phụ nữ ít có thời gian trao đổi, tìm hiểu những tác dụng lợi và hại của thuốc Nam. Họ là những người tương đối có sức khoẻ nên các nhóm
phụ nữ này khi ít bị thai nhi “hành” như những nhóm nghề khác. Nên họ cũng ít quan tâm các loại cây thuốc nam trên.
- Qua bảng 3.4. cho thấy tỷ lệ các hộ phụ nữ có trình độ học vấn sử dụng thuốc nam cho phụ nữ có thai và sau sinh không khác biệt nhau nhiều (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05) với tỷ lệ khác cao > 97%. Trong đó phụ nữ có trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao (100%). Điều này cũng có thể giải thích các hộ phụ nữ nhóm này ngoài việc dùng thuốc Tây để phòng và chữa bệnh khi có thai và sau sinh, nhưng đồng thời có điều kiện nghiên cứu, học hỏi và sử dụng thuốc nam là một nguồn dược liệu có sắn ở địa phương mình.