Doanh nghiệp nhà nước:

Một phần của tài liệu DE CUONG VAN HOA DOANH NGHIEP CO TRINH BAY (Trang 26 - 29)

Nam có những đặc điểm nổi bậc sau.

- Doanh nghiệp nhà nước:

Một trong những vấn đề tại doanh nghiệp nhà nước là sự phân quyền không rõ ràng. Quyền lãnh đạo phân tán giữa giám đốc, Đảng, Công đoàn,…Các bộ phận khác nhau trong một doanh nghiệp thường đứng riêng rẽ, sự liên lạc hàng ngang giữa các bộ phận hầu như không có, mọi người nhận lệnh thẳng từ ông hay bà giám đốc. Điều này dần dần tạo nên sự ghen tỵ giữa các bộ phận vi có người làm không hết việc trong khi có người chơi không. Thành ra trong doanh nghiệp các trưởng bộ phận phải lấy lòng bằng cách hiểu ý và làm theo lệnh của nhà lãnh đạo. Dó đó, nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước ít có sáng kiến và trao đổi kỹ năng làm việc của mình. Một trong những vấn đề của việc phân quyền không rõ ràng là khi xảy ra những vấn đề rắc rối, thì không biết quy trách nhiệm cho ai, và ai có quyền được giải quyết. Mọi việc quyết định theo nguyên tắc tập thể, cùng chịu trách nhiệm, dẫn đến có khuyết điểm cũng của tập thể nên khó sửa chữa. Từ đó tạo ra tâm lý hoang mang, nhút nhát của nhà lãnh đạo cấp trung là mình giải quyết như vậy là đúng chưa? Có bị xếp khiển trách không?... mà không tự tin vào năng lực của mình.

- Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam: một trong những phong cách nổi bật tại

khối này là kiểu “gia đình trị”. Những người được cử nắm giữ các vị trí quan trọng là người thân tín của chủ nhân và họ thường được giao kiêm nhiều chức vụ. Khi khởi nghiệp, doanh nghiệp trong nước thường thuê người quen biết trong gia đình làm việc cho doanh nghiệp vì thấy thuận tiện chứ không phải là vì năng lực của người đó, nhưng cũng thông thường những người này không phù hợp với công việc,

và đặc biệt rất khó kỷ luật và đuổi việc họ khi không đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc sử dụng người như thế này thường ảnh hưởng tiêu cực đến những nhân viên khác trong công ty. Điều này tạo ra tâm lý bất mãn cho những nhân viên có tài năng thật sự mà không được các nhà lãnh đạo trọng dụng. Với đặc điểm này, đa phần các nhà lãnh đạo làm việc theo tình cảm, họ thường có tâm lý đa nghi, độc đoán chỉ tin vào những người thân quen mà chưa chú trọng lắm vào những nhân viên không thân quen mà có tài năng có thể đóng góp cho sự phát triển công ty. Một vấn đề thường gặp nữa là phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân làm trong doanh nghiệp chưa rõ ràng. Đa phần các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bộ máy tổ chức thường ít có sự phân quyền như ở một số doanh nghiệp lớn khác. Quyền lực trong công ty đa phần được tập trung vào nhà lãnh đạo. Có nhiều doanh nghiệp khi ông/bà chủ doanh nghiệp đi vắng (không có mặt tại văn phòng công ty) thì mọi hoạt động bị ngừng trệ.

- Doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: Một trong

những khác biệt dễ nhận thấy nhất của doanh nghiệp nước ngoài với trong nước là sự phân công trách nhiệm và quyền hạng. Doanh nghiệp nước ngoài đã tạo dựng nên một hệ thống, quy trình làm việc rất hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ và tôn trọng cao. Do đó, cấp trên sẵn sàng giao phó quyền hạng cho cấp dưới về cả tài chính, hoạt động vì đã có cơ sở thưởng phạt rõ ràng.

CHƯƠNG 6 : ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỐI VỚI VHDN.6.1. Khái niệm 6.1. Khái niệm

Đạo đức kinh doanh: là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn, kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: tính trung thực, tôn trọng con người, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinh doanh: tầng lớp doanh nhân làm nghê kinh doanh, kahsch hàng của doanh nhân.

Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: đó là tấ cả những thể chế xã hội, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính

phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công…

6.2. Biểu hiện đạo đức trong tổ chức:

Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực

- Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động. - Đạo đức trong đánh giá người lao động.

- Đạo đức trong bảo vệ người lao động

Đạo đức trong marketing

- Marketing và quyền lợi của người tiêu dùng. - Quảng cáo phi đạo đức.

- Bán hàng phi đạo đức.

- Quan hệ với đối thủ cạnh tranh.

Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính

- Các hoạt động liên quan việc xác định các ngân quỹ - Công khai và minh bạch trong các quy định tài chính - Xử lý các vấn đề phát sinh

Đạo đức trong quan hệ với các đối tượng hữu quan. Đạo đức của chủ sở hữu doanh nghiệp

- Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lý đối với chủ sở hữu và lợi ích của chính họ;

- Sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển doanh nghiệp; - Chủ sở hữu có nghĩa vụ với xã hội.

Đạo đức của người lao động

- Cáo giác.

- Bí mật thương mại. - Lạm dụng tài sản công. - Phá hoại ngầm.

Đạo đức đối với khách hàng

- Quảng cáo phi đạo đức, những thủ đoạn marketing lừa gạt khách hàng, vấn đề về an toàn sản phẩm… Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng và cả nhân phẩm khách hàng.

- Bán thông tin khách hàng.

- Không cân đối giữa nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài của khách hàng.

Đạo đức đối với đối thủ cạnh tranh Đạo đức đối với đối thủ cạnh tranh

6.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với văn hóa doanh nghiệp:

Đạo đức kinh doanh là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hía kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng. Đạo đức kinh doanh đc coi là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp. Sự tồn vong cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết định. Mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh.

- Lợi nhuận tăng theo đạo đức.

- Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể. - Góp phần vào nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. - Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.

- Làm tăng sự tin tưởng, thoả mãn của đối tác và khách hàng. - Góp phần vào sự vững mạnh của kinh tế quốc gia.

6.4. Xây dựng đạo đức kinh doanh:

Chương trình đạo đức gồm 2 nhóm chính: - Xây dựng các chương trình giao ước đạo đức.

- Tổ chức thực hiện, điều chỉnh và giám sát thực hiện các chương trình giao ước đạo đức.

- Xây dựng các chương trình giao ước đạo đức:

o Là căn cứ, tiền đề về mặt giá trị và triết lý hành động.

o Phổ biến có hiệu quả các chuẩn mực đạo đức đc xem là yếu tố quan trọng.

o Áp dụng cho tất cả các thành viên trong công ty.

o Được sử dụng vào trong các cơ chế, cơ cấu ra quyết định liên quan đến đạo đức.

o Cơ chế hoàn thiện giúp cho người ra quyết định tự tin và tự chủ hơn khi phải đưa ra những quyết định khó khăn.

Một phần của tài liệu DE CUONG VAN HOA DOANH NGHIEP CO TRINH BAY (Trang 26 - 29)