Công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân” pptx (Trang 32 - 38)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN

2.1.2.1.Công tác huy động vốn.

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004Năm

2004

Huy động vốn 1.108.593 2.740.174 2.767.958

Trong đó: - VND 778.569 1.318.670 2.459.803

- Ngoại tệ 330.531 281.505 308.155

Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế của NHCT Thanh Xuân

Năm 2005 là năm vô cùng khó khăn trong việc huy động vốn đối với các NHTM nói chung cũng như NHCT Thanh Xuân nói riêng. Trước sức ép về nhu cầu vốn, các NHTM trên địa bàn liên tục mở rộng quy mô cũng như mạng lưới hoạt động cùng với việc tăng lãi suất huy động, kết hợp với nhiều chính sách khuyến mại chăm sóc hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất huy động giữa các NHTM Cổ Phần và NHTM Nhà Nước luôn ở mức rất

cao từ 0,5% đến 0,9% đã gây rất nhiều khó khăn đối với các NHTM Nhà Nước trong đó có NHCT Thanh Xuân.

Đặc biệt tại địa bàn quận Thanh Xuân - địa bàn hoạt động chính của Chi nhánh. Tuy là một quận tập trung chủ yếu là dân lao động có thu nhập thấp, các công ty có quy mô nhỏ và trong năm qua đã có rất nhiều NHTM Nhà Nước cũng như NHTM Cổ Phần mở các điểm giao dịch nhằm khai thác địa bàn, đã gây ra một áp lực lớn đối với Chi nhánh trong việc huy động vốn từ khu vực dân cư, cũng như các đơn vị đóng trên địa bàn của Chi nhánh.

Do hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn nên các doanh nghiệp đã tận dụng được tối đa nguồn tài chính của mình đã làm cho nguồn tiền gửi của doanh nghiệp trong thời gian qua giảm đi rõ rệt, ảnh hưởng đến chỉ tiêu huy động vốn của Chi nhánh. Tuy vậy, bằng những biện pháp cụ thể, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn trong thời gian qua.

Tổng nguồn vốn huy động và đi vay (bao gồm VNĐ và ngoại tệ quy đổi) đến ngày 31/12/2005 đạt 3100 tỷ đồng bằng 106,4% so với năm 2004 bằng 99% chỉ tiêu kế hoạch năm 2005.

Trong đó ngoại tệ quy đổi đạt 370 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và bằng 101,3% so với kế hoạch năm 2005.

Có được những thành tích đáng khích lệ đối với công tác huy động vốn trong thời gian qua là do ban lãnh đạo Chi nhánh đã kịp thời đưa ra nhiều biện pháp phù hợp có hiệu quả như: Quán triệt toàn thể cán bộ công nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong giao dịch văn minh, lịch sự nhằm nâng cao uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng. Đồng thời mở rộng mạng lưới các giao dịch hoạt động rộng khắp, nhằm khai thác địa bàn. Điều chỉnh lại các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm theo hướng tập trung vào những khu vực có tiềm năng, đông dân cư. Mở rộng chỉnh trang lại các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, trang bị máy móc thiết bị tạo sự khang trang hiện đại. Đặc biệt trong thời gian qua, chi

kiệm đã tạo ra một nét mới trong hoạt động ngân hàng, văn minh, hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, làm tăng sự cạnh tranh cũng như tăng uy tín đối với khách hàng cụ thể trong năm 2005:

+ Chi nhánh đã mở lại quỹ tiết kiệm 81.

+ Điều chỉnh quỹ tiết kiệm 40 và quỹ tiết kiệm 79.

+ Chỉnh trang lại toàn bộ các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch của Chi nhánh. Ngoài ra, nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của mình, trong năm 2005 Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng thông qua các hệ thống thông tin báo chí, truyền thanh, phát tờ rơi. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp như Quận, Phường, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và các khách hàng của Chi nhánh để tuyên truyền, quảng bá.

Xác định rõ tầm quan trọng trong công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, trong thời gian qua ban lãnh đạo Chi nhánh luôn chỉ đạo sát sao và có những chính sách cụ thể, nhằm thu hút khách hàng tăng nguồn vốn huy động. Trong năm 2005 ngoài bám sát thị trường để có những điều chỉnh lãi suất phù hợp, ban lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ làm tốt công tác chăm sóc khách hàng như thực hiện các chương trình tặng quà khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng như gửi quà tặng, thư chúc mừng đối với những khách hàng truyền thống có số dư lớn của ngân hàng trong dịp lễ tết. Thực hiện dịch vụ hỗ trợ nhằm đa dạng các hình thức huy động tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh như dịch vụ thu nhận tiền gửi tại nhà đối với khách hàng có số tiền gửi lớn.

Để đáp ứng nhu cầu chi trả do có sự điều chỉnh tăng lương của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội phải rút về 300 tỷ đồng, đã dẫn đến tổng nguồn tiền vay của Chi nhánh giảm đi đáng kể. Để bù đắp vào phần giảm sút trên, Chi nhánh đã nỗ lực khai thác nhiều biện pháp cụ thể như tăng cường mối quan hệ với những tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi lớn như: Tổng công ty xăng dầu, Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, Cục tần số Việt Nam.

Đặc biệt chú trọng khai thác nguồn tiền gửi dân cư, do đây là một kênh huy động vốn có tính chiến lược, ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Với các chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn của NHCT Việt Nam cũng như của Ngân hàng cùng với sự phục vụ tận tình chu đáo của các cán bộ giao dịch. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ban quản lý dự án, bám sát chặt chẽ tiến hành triển khai các dự án khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để có kế hoạch khai thác nguồn tiền gửi.

Nhờ có sự quan tâm kịp thời của ban lãnh đạo Chi nhánh, bằng những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế nên công tác huy động vốn tiền gửi dân cư thời gian qua đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.

Tính đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cưđạt 1060 tỷ tăng 214 tỷ, đạt mức tăng 25,1% so với đầu năm chiếm 66% tổng nguồn huy động.

2.1.2.2. Công tác đầu tư và cho vay. Đơn vị: Triêu đồng

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Đầu tư& cho vay 983.176 1.099.27

9 1.250.450 Trong đó: - VND 910.664 977.88 6 1.097.178 - Ngoại tệ 72.511 121.39 3 153.272

Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế của NHCT Thanh Xuân

Bám sát sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam trong năm qua, Chi nhánh đãđề ra mục tiêu cho công tác đầu tư cho vay. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã chỉ đạo phòng

tài chính, tiềm năng của từng doanh nghiệp để qua đó có kế hoạch xác định hạn mức tín dụng cho từng doanh nghiệp, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời tích cực bám sát thị trường, mở rộng quan hệ đối với những khách hàng có tiềm năng, tình hình tài chính ổn định có kết quả kinh doanh tốt như: Tổng công ty lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Việt Nam… Bên cạnh đó Ngân hàng đã chú trọng quan tâm đến các đối tượng khách hàng vừa và nhỏ nhằm đa dạng hóa các đối tượng khách hàng.

Mặt khác, Chi nhánh luôn bám sát tình hình lãi suất huy động vốn trên thị trường đặc biệt trong thời gian qua đã có nhiều biến động để có biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh.

Tổng các khoản đầu tư cho vay đến 31/12/2005 đạt 1700 tỷ đồng tốc độ tăng 29,1% so với năm 2004 đạt 97,81% kế hoạch năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về cơ cấu đầu tư:

+ Cho vay ngắn hạn là 700 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41,3% dư nợ cho vay nền kinh tế.

+ Cho vay trung dài hạn là 933 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,7% dư nợ cho vay nền kinh tế.

+ Cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 78% tổng dư nợ cho vay, vượt 4% so với chỉ tiêu kế hoạch.

- Doanh số cho vay đạt 2.794 tỷ đồng - Doanh số thu nợ đạt 2439 tỷ đồng * Về chất lượng tín dụng:*

Năm 2005 là năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp cũng nhưđối với các NHTM trong đó có NHCT Thanh Xuân. Nguyên nhân ở đây xuất phát từ việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ. Việc hạn chế đăng ký xe máy tại các thành phố lớn đã dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ xe máy của các doanh nghiệp có dư nợ cho vay lớn tại chi nhánh như: Công ty quan hệ quốc tế đầu tư

sản xuất và Công ty thiết bị giao thông vận tải. Mặt khác, khách hàng của Chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công trình giao thông, kinh doanh bất động sản như: Công ty xây dựng số 19, Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng số 20, Tổng công ty LICOGI... Và trong khi tình hình kinh tế đang ở giai đoạn rất khó khăn, thị trường bất động sản đóng bâng kéo dài, nợ Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản lên hàng chục ngàn tỷ đồng, việc thanh quyết toán các công trình gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp Nhà nước có vốn chủ sở hữu thấp, chủ yếu hoạt động kinh doanh dựa vào vốn vay ngân hàng trong khi Ngân sách Nhà nước chưa thể thanh toán, dẫn đến các doanh nghiệp không thu hồi được nợ để trả ngân hàng. Vì thế, năm 2005 Ngân hàng đã phát sinh nợ ra hạn là 130 tỷ tăng 18 tỷ so với năm 2004, nợ quá hạn 101 tỷ đồng.

Đây là một thách thức rất lớn đối với Chi nhánh đó là xác định được những khó khăn trước mắt, Ban lãnh đạo đã quán triệt toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, một mặt nổ lực cùng với doanh nghiệp tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn, mặt khác thường xuyên bám sát doanh nghiệp, bám sát từng công trình , hạng mục, kiểm soát nguồn tài chính của doanh nghiệp để có kế hoạch thu nợ, có biện pháp tăng cường bổ sung tài sản đảm bảo nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Ngân hàng. Chính vì vậy, đến ngày 31/12/2005 tỷ lệ đầu tư cho vay có tài sản đảm bảo của Chi nhánh đạt 68% tăng 31% so với cùng kỳ năm 2004.

Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong thời gian qua đãđược nâng lên rõ rệt như: Đi sâu kiểm tra từng công trình, dự án vay vốn, giám sát giải ngân tiền lương thi công từng công trình, từng hạng mục đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, công tác bảo lãnh chỉ phát hành khi đã xác định nguồn gốc vốn của chủ đầu tư.

Năm 2005 Chi nhánh đã ký hợp đồng bảo lãnh với số lượng 228 món, tăng 69 món tương ứng với tổng số tiền bảo lãnh tăng là 104 tỷ đồng- tăng 20% so với

số dư bảo lãnh trên đều nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Trong năm 2005 chưa có trường hợp nào Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả thay.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân” pptx (Trang 32 - 38)