Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu SỨ MỆNH LỊCH sử của GIAI cấp CÔNG NHÂN và LIÊN hệ đến VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ của GIAI cấp CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa đất nước (Trang 29 - 32)

- Thứ nhất, chưa tạo được lòng say mê nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp trong công nhân do chưa tạo lập được một nền kinh tế công nghiệp hiện đại, công tác tuyên truyền, giáo dục của chúng ta còn chưa tốt, xã hội và ngay cả công nhân cũng chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò của GCCN.

Điều này trước hết bắt nguồn từ nền kinh tế kém phát triển của nước ta, chúng ta chưa tạo lập được một nền kinh tế công nghiệp hiện đại, công tác tuyên truyền, giáo dục của chúng ta còn chưa tốt, xã hội và ngay cả công nhân cũng chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân- lực lượng vật chất để biến những ý tưởng tốt đẹp về chủ nghĩa xã hội thành hiện thực. Hơn nữa, đại bộ phận công nhân nước ta xuất thân từ tầng lớp nông dân cho nên vẫn còn tồn tại tư tưởng tiểu nông, làm ăn theo thời vụ, manh mún. Do vậy, hiện nay còn không ít công nhân thiếu tác phong công nghiệp, làm việc tùy tiện, thiếu tôn trọng các quy trình, quy tắc, quy phạm kỹ thuật, thiếu tính tổ chức, kỷ luật.

Như vậy, sự giác ngộ của đa số công nhân về địa vị giai cấp của mình còn thấp; ý thức chính trị chưa được nâng cao, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, một bộ phận công nhân còn hoài nghi, dao động, thiếu tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng. Bên cạnh đó, do bên sử dụng lao động còn thiếu tôn trọng quyền làm chủ của công nhân, thậm chí có nơi còn xúc phạm nhân cách công nhân, bởi vậy, công nhân chưa thiết tha với nghề nghiệp, làm việc chỉ vì mưu sinh. Đây là một hạn chế đáng quan tâm của Đảng ta về giai cấp công nhân.

- Thứ hai, không tạo được sự cân đối, đồng đều giữa các bộ phân công nhân trong một ngành và giữa các ngành với nhau về trình độ học vấn, trình độ tay nghề, … do những quyền lợi và lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với công sức của họ, thậm chí bị bóc lột làm mất động lực phấn đấu, suy giảm tinh thần học hỏi muốn nâng cao tay nghề, ảnh hưởng đến sự thống nhất, đoàn kết của giai cấp

29

công nhân.

Tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động có tay nghề kỹ thuật cao đang diễn ra phổ biến. Mặt khác, do nền sản xuất của nước ta chưa phát triển, chưa thu hút được số lượng lớn công nhân nên cơ cấu lao động kỹ thuật rất bất hợp lý.

Hội nhập quốc tế đã góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho giai cấp công nhân nói chung, nhưng một bộ phận công nhân, nhất là lao động giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có thu nhập chưa tương xứng với kết quả lao động. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất không xây nhà lưu trú cho công nhân. Đa số người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các KCN đều phải thuê nhà trọ, với điều kiện vệ sinh, môi trường không bảo đảm.

Trong quan hệ lao động đang nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc các doanh nghiệp vi phạm các cam kết trong hợp đồng lao động vẫn xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người công nhân. Ngoài ra, quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động còn mang tính chủ - thợ, thậm chí không ít doanh nghiệp quy định về giờ giấc làm việc vi phạm đến những quyền riêng tư thiết yếu của người công nhân.

- Thứ ba, ý thức tham gia vào các tổ chức chính tri- xã hội của công nhân không cao do các công tác tuyên truyền, vận động của các tổ chức chưa hiệu quả.

Biểu hiện rõ nhất là, tỷ lệ đảng viên, đoàn viên thanh niên, đoàn viên công đoàn trong công nhân còn thấp, nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù nhận thức về vai trò của Đảng trong việc thúc đẩy sản xuất của công nhân là khá tốt, nhung rất ít người có mong muốn vào Đảng. Song ngay tổ chức công đoàn, tổ chức trực tiếp bảo vệ lợi ích của công nhân cũng chưa thu hút được toàn bộ công nhân, vẫn còn bộ phận khá lớn công nhân đứng ngoài, không tham gia.

Nhiều công nhân coi công việc tại nhà máy, xí nghiệp như là một cách mưu sinh, chưa coi đó là một nghề nghiệp, là sự nghiệp của bản thân. Không ít công nhân quan niệm làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đi làm thuê

30

nên chỉ chú trọng làm trọn phận sự, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội. Dẫn đến “một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội.”33 Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân ngày càng ít.

- Thứ tư, có một bộ phận công nhân bị thoái hóa và tha hóa về thái độ lao động,

phẩm chất giai cấp và đạo đức, lối sống do sự phối hợp giữa các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên trong giáo dục, quản lí công nhân, trong việc phát huy quyền làm chủ của công nhân chưa tốt.

Hiện nay, khi mặt trái của nền kinh tế thị trường và cua quá trình toàn cầu hóa đang tác động tiêu cực vào mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thì sự phối kết hợp giữa các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên trong giáo dục, quản lý công nhân, trong việc phát huy quyền làm chủ của công nhân chưa tốt. Một bộ phận công nhân bị sa thải khỏi guồng máy sản xuất, trong khi chờ cơ hội để được tái tuyển dụng đã bằng mọi cách để kiếm sống, tồn tại; trong số đó không ít công nhân bị tha hóa, biến chất, thậm chí sa ngã vào những tệ nạn xã hội. Hơn nữa, hiện tượng tham nhũng, ăn hối lộ, lợi dụng sơ hở của chính sách để làm giàu bất chính của một số cán bộ quản lý đang diễn ra ở mức nghiêm trọng, cộng với sự tự rèn luyện của công nhân chưa cao, nên trong hàng ngũ công nhân đã xuất hiện một bộ phận chây lười lao động, có lối sống buông thả, sa ngã vào tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, mê tín dị đoan Ngoài ra, trong đội ngũ công nhân cũng đã có hiện tượng chủ nghĩa thực dụng, tâm lý coi thường kỷ cương, bất chấp nhân phẩm đạo đức, làm đủ mọi việc miễn có lợi cho bản thân. Tất cả những bất cập nêu trên hiện vẫn đang là vấn đề nhức nhối làm cản trở việc xây dựng và phát huy vai trò to lớn của giai cấp công nhân trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải nhận thức rõ để có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục có hiệu quả.

- Thứ năm, giai cấp công nhân chưa phát huy hết được vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhiều năm qua, GCCN

33 ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46.

31

chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp đỡ hỗ trợ giai cấp nông dân thực hiện quá trình CNH, HĐH nông thôn như cung cấp máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, tổ chức thua mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Một phần của tài liệu SỨ MỆNH LỊCH sử của GIAI cấp CÔNG NHÂN và LIÊN hệ đến VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ của GIAI cấp CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa đất nước (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w