Vai trò của địa hình đối với cường độ bão

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình và không khí lạnh đến cấu trúc bão ở vùng duyên hải Việt Nam (Trang 93 - 95)

b) Phương pháp dịch chuyển xoáy

3.2.2 Vai trò của địa hình đối với cường độ bão

10 20 30 40 0 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72

Vận tốc gió cực đại tại 10m

CTL TER2m TER150 TER50 TER75

-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 0 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72

Chênh lệch tốc độ gió cực đại giữa các thí nghiệm

TER2m_CTL TER150_CTL T150_T2m

a

b

m/s

Hình 3.20: Biểu đồ biến trình vận tốc gió cực đại tại độ cao 10m (a), chênh lệch tốc độ gió cực đại (b), khí áp cực tiểu tại tâm bão (c) trong các trường hợp CTL, TER2m, TER150 và

TER50, đường thẳng màu đen biểu diễn thời điểm bão đổ bộ.

Hình 3.20a biểu diễn sự thay đổi của vận tốc gió cực đại tại 10m ứng với các hạn dự báo từ 00 giờ đến 72 giờ. Có thể nhận thấy, khi bão chưa đổ bộ, giá trị vận tốc gió tăng dần từ 18 đến 33 m/s và sau khi bão đổ bộ vào đất liền, vận tốc gió giảm rất nhanh trong 6 vòng tiếng. Sau khi bão suy yếu thành ATNĐ, vận tốc gió vẫn giảm nhưng với tốc độ chậm hơn. Hơn nữa, trong khoảng thời gian 6 giờ trước khi đổ bộ, vận tốc gió cũng đã giảm chậm do hoàn lưu bão trong thời điểm này cũng đã chịu ảnh hưởng của địa hình. Như vậy, tác động của địa hình đã làm vận tốc gió cực đại của bão bị giảm khi tiếp cận và đổ bộ vào đất liền. Cũng theo Hình 3.20a, trong giai đoạn trước khi bão đổ bộ, vận tốc gió cực đại trong các trường hợp giảm địa hình có giá trị lớn hơn so với trường hợp mặc định khoảng từ 0,5 đến 3 m/s. Ngược lại, trong trường hợp tăng địa hình, hầu hết các thời điểm, vận tốc gió có giá trị nhỏ hơn so với trường hợp mặc định. Trong giai đoạn sau khi bão đổ bộ, vận tốc gió cực đại trong các trường hợp giảm địa hình lại nhỏ hơn so với trường hợp mặc định và ngược lại.

Hình 3.20b thể hiện rõ rệt hơn sự chênh lệch vận tốc gió cực đại tại 10m trong bão giữa các trường hợp tăng, giảm độ cao địa hình lớn nhất và trường hợp mặc định. Có thể thấy, chênh lệch vận tốc tốc gió cực đại tại 10m giữa trường hợp giảm độ cao

960 965 970 975 980 985 990 995 1000 1005 1010 0 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72

Khí áp cực tiểu tại tâm bão

CTL TER2m TER150 TER50 TER75

c

địa hình với trường hợp mặc định (đường màu xanh) có giá trị dương trước khi bão đổ bộ và có giá trị âm sau khi bão đổ bộ, điều đó có nghĩa là khi giảm độ cao địa hình tốc độ gió cực đại tại 10m khi bão trên biển tăng lên và khi bão đổ bộ tốc độ gió tại 10m lại giảm so với trường hợp mặc định. Trong trường hợp tăng độ cao địa hình, chênh lệch vận tốc gió cực đại có giá trị ngược lại so với trường hợp giảm độ cao địa hình. Như vậy, độ cao địa hình có ảnh hưởng rõ rệt đến vận tốc giá cực đại tại 10m của bão. Khi tăng/giảm độ cao địa hình, tức là tăng/giảm lực cưỡng bức của địa hình, tốc độ gió cực đại ở mực dưới thấp có giá trị nhỏ/lớn khi bão chưa đổ bộ và tăng/giảm nhanh khi bão đổ bộ.

Hình 3.20c biểu diễn biến trình của khí áp cực tiểu tại tâm bão trong các thí nghiệm thay đổi độ cao địa hình. Kết quả cho thấy, các thí nghiệm giảm độ cao địa hình, khí áp cực tiểu tại tâm bão nhỏ hơn so với thí nghiệm mặc định, trong khi với thí nghiệm tăng độ cao địa hình, giá trị này lớn hơn so với trường hợp mặc định. Như vậy, có thể thấy rõ vai trò của địa hình đối với cường độ bão, địa hình càng thấp tức lực cưỡng bức và ma sát do địa hình càng nhỏ thì khí áp tại tâm bão càng khơi sâu, cường độ bão càng mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình và không khí lạnh đến cấu trúc bão ở vùng duyên hải Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)