Một số giải pháp.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 - 2005 (Trang 36 - 40)

Xuất phát từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước trong khu vực và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển. Theo em, cần tập trung vào một số vấn đề sau đây nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

3.2.1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành.

- Gắn chiến lược phát triển ngành với chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thuộc ngành.

- Đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thực, khả năng cạnh tranh. 3.2.2. Phát triển mạnh mẽ thị trường.

- Phát triển đồng bộ các loại thị trường: sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ, thông tin, lao động, vốn - bao gồm cả thị trường chứng khoán.

- Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường trong nước và nước ngoài.

3.2.3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. - Đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan. Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn.

- Chuyển hướng từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.

3.2.4. Đổi mới và phát triển công nghệ.

- Tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành kinh tế mũi nhọn: khai thác chế biến dầu khí, điện tử - tin học, chế biến thuỷ sản, dệt may.

- Đi ngay vào công nghệ tiên tiến hiện đại với một số ngành có nhu cầu, có điều kiện và khả năng như: bưu chính viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.

- Đối với vùng nông thôn rộng lớn cần hiện đại hoá công nghệ truyền thống và áp dụng các công nghệ phù hợp.

3.2.5. Về cơ sở hạ tầng:

Phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là điện và đường giao thông, tạo điều kiện để đưa khoa học - kỹ thuật thông tin thị trường đến người sản xuất, gắn công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp.

3.2.6. Về chính sách vĩ mô:

Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, trước hết là chính sách tài chính, tiền tệ. Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế trị trường chủ yếu nhờ vào việc sử dụng chính sách tài chính. Thông qua chính sách này Nhà nước có thể tăng thuế đối với nháng ngành, nghệ, lĩnh vực không cần thiết; ngược lại, giảm hoặc miễn thuế đối với những ngành nghề, dịch vụ thực sự có ích cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lưc cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2.7. Về quan hệ quốc tế:

Phát triển kinh tế đối ngoại trên tất cả các ngành và lĩnh vực: thương mại, đầu tư, hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế, nhằm mở rộng thị trường, thu hút vốn, khoa học công nghệ mới và kinh nghiệm phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta cần nhiều vốn. Vì vậy, chúng ta cần tận dụng thời cơ thu hút các nguồn vốn đầu tư, viện trợ, cho vay ưu đãi của các nước và tổ chức quốc tế. Trong khi tranh thủ và tập trung thu hút nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA, vốn vay của ADB, WB, cần chú ý sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả. Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào những ngành và vùng trọng điểm có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cả nước, như công nghiệp, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ, muốn vậy, cần đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép và miễn giảm thuế vào nháng ngành và vùng cần thu hút vốn FDI.

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới thì yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế chiếm một vị trí tương đối quan trọng. Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới đã có sự tăng trưởng cao nhờ lựa chọn cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý như: NICs, Nhật Bản,... đối với Việt Nam qua hơn 10 năm đổi mới các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển biến cơ bản. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,67% năm 1990 tăng lên 33,5% năm 1999, tỷ trọng ngành dịch vụ từ 38,59% năm 1990 tăng lên 40,7% năm 1999, còn tỷ trọng nông nghiệp từ 38,74% năm 1990 giảm xuống còn 25,8% năm 1999.. Nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2000 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp như Đại hội VIII đã đề ra. Tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam vẫn còn một số những tồn tại cần được giải quyết. Đề án đã trình bày một số nguyên nhân của tình trạng trên và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mong đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Do trình độ và thời gian có hạn, nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để bài viết sau hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 - 2005 (Trang 36 - 40)