NHỮNG HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TIÊN PHONG LẦN THỨ IX “100 NĂM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ LÝ THUYẾT VĂN MINH HẬU TƯ BẢN”
NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ LÝ THUYẾT VĂN MINH HẬU TƯ BẢN” KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VĨ ĐẠI
Trong hai ngày 26-27/09/2017, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quốc tế khoa học tiên phong lần thứ IX với chủ đề “100 năm Chủ nghĩa xã hội hiện thực và lý thuyết văn minh hậu tư bản”. Đây là Hội nghị được thực hiện Kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Quỹ phát triển khoa học công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Trường Đại học Metropolian Autonomous, Mexico và Dự án nâng cao nghiên cứu khoa học quốc tế (WARP) đồng tổ chức.
Hội thảo có sự tham gia của 22 học giả quốc tế đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học như Liên Bang Nga, Vương quốc Anh, CHLB Đức, NaUy, Mexico; Trung Quốc, Lào, Singapore, … Các đại biểu Việt Nam đến từ các cơ quan, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước như: Hội đồng Lý luận Trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Tạp chí Cộng sản; Học viện Khoa học xã hội; Viện Triết học; Viên Thông tin Khoa học xã hội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Trường Đại học KHXH&NV– Đại học Quốc gia Hà Nội; Học viện Hành chính Quốc gia; Viện nghiên cứu Chiến lược; Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng...
Trang 52
Phát biểu tại phiên khai mạc, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, Hội nghị là diễn đàn mở để các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam cùng trao đổi, tổng kết về những giá trị hiện thời của Cách mạng tháng Mười, chỉ ra những thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện thực cũng như các mô hình chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI; cùng chia sẻ kinh nghiệm, sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu từ mọi góc độ về chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị quốc tế
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, GS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Trưởng Ban tổ chức tin tưởng rằng Hội thảo sẽ thu hút được nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ và tranh luận của các học giả quốc tế và Việt Nam tới những vấn đề liên quan. Đó chính là gợi mở những hướng nghiên cứu mới đóng góp vào quá trình phát triển cả lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và tương lai của văn minh nhân loại.
Trang 53
GS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và GS. Heinz Dieterich, Chủ tịch WARP đồng chủ trì phiên toàn thể
Cách đây 100 năm, ngày 7 tháng 11 năm 1917, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvich, Cách mạng tháng Mười Nga – cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới – đã nổ ra và giành thắng lợi, mở ra một kỷ nguyên mới – thời đại quá độ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga có tầm ảnh hưởng hết sức to lớn và sâu sắc đối với nước Nga và trên bình diện thế giới, nó khích lệ các dân tộc trên khắp thế giới đứng lên đấu tranh chống lại kẻ áp bức dân tộc, giành tự do và độc lập dân tộc, hình thành một cao trào đấu tranh cách mạng rộng khắp của giai cấp công nhân, đưa giai cấp công nhân trở thành giai cấp trung tâm của thời đại hiện đại. Cuộc cách mạng này đã đánh dấu sự phát triển có bước ngoặt trong lịch sử nhân loại thế kỷ XX, đó là sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, một đối trọng của hệ thống tư bản chủ nghĩa và cùng với đó là sự lớn mạnh chưa từng có của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi sự kìm kẹp của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Theo tiếng gọi của cách mạng tháng Mười Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Cách mạng Việt Nam đã đi theo và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 30 năm đổi mới và kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, trong đó thành tựu lớn nhất chính là
Trang 54
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được bảo vệ, giữ vững và đang tiếp tục phát triển theo con đường mà Cách mạng tháng Mười đã vạch ra.
Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực ngay sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga khẳng định tính chân thực trong luận điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời và phát triển với tư cách là một mô hình tổ chức xã hội chủ nghĩa theo những nguyên tắc của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trước năm 1991, nó được biết đến như là mô hình Xô Viết do Liên Xô khởi xướng. Mô hình này, tuy có những hạn chế nhất định nhưng cũng đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và giải phóng con người. Trong lịch sử tồn tại của mình, mô hình này đã góp phần đưa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào vị thế của các nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX là một tất yếu. Đó là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể về chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là sự sụp đổ của mô hình lý luận khoa học về chủ nghĩa và càng không phải sự sụp đổ của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và các nước Đông Âu đã buộc các nước xã hội chủ nghĩa khác tích cực tìm kiếm các mô hình phát triển phù hợp. Trên cơ sở vận dụng sang tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của từng nước, các quốc gia này đã tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới cho riêng mình.
Trong hai ngày Hội thảo các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tập trung vào thảo luận và làm rõ các vấn đề như sau:
1. Cách mạng tháng Mười Nga: bài học lịch sử và ý nghĩa hiện thời
2. Mô hình xã hội chủ nghĩa thế kỷ XX và bài học kinh nghiệm cho tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI
3. Công cuộc Đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam 4. Chính sách “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc trong tiến trình cải cách chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc: cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và thế giới hiện đại.
5. Các mô hình chủ nghĩa xã hội và xu hướng đổi mới xã hội vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực tại Lào, Triều Tiên, Cu Ba, mô hình Châu Mỹ La
Trang 55
tinh (chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI) và một số quốc gia khác trên thế giới: thành công, kinh nghiệm và những thách thức đặt ra.
6. Văn minh hậu tư bản và tương lai của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI 7. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với tiến trình xây dựng nền văn minh hậu tư bản và định hướng phát triển của mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI
8. Trật tự thế giới mới và các vấn đề địa – chính trị với sự nổi lên của Trung Quốc và sự trở lại của Nga trong tiến trình toàn cầu hoá.
Toàn cảnh Hội nghị quốc tế
Tin: Diệu Linh Ảnh: Thu Trang DIỆU LINH. Hội nghị quốc tế khoa học tiên phong lần thứ IX “100 năm Chủ nghĩa xã hội hiện thực và lý thuyết văn minh hậu tư bản” - Kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại / Diệu Linh; Thu Trang // Học viện Khoa học xã hội. – 2017. – Ngày 27, tháng 9
http://gass.edu.vn/Detail.aspx?ArticleID=5871&CatdID=225&CatdIDParent =225
Trang 56