I. KẾT LUẬN
Thủ đô Hà Nội của chúng ta đã hơn 1000 năm tuổi- hơn 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Mỗi giáo viên chúng ta- những con người ươm mầm xanh cho đất nước đã làm gì để xứng đáng với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi này?Đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi người Thầy. Người Thầy phải tạo ra một sản phẩm- sản phẩm khác với mọi sản phẩm khác, đó là con người. Con người năng động, chủ động, sáng tạo, nắm bắt tri thức của nhân loại và áp dụng tri thức đó vào công cuộc xây dựng đất nước một cách có hiệu quả nhất. Và một trong những công cụ không thể thiếu đó là Ngoại ngữ- một nhịp cầu để đi đến mọi nẻo đường khắp năm châu bốn bể. Mục đích cuối cùng của việc học Tiếng Anh là giúp cho học sinh nắm bắt được những kiến thức ngôn ngữ, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào thực tế của cuộc sống. Nắm được mục tiêu đó, tôi đã vận dụng
một số thủ thuật đổi mới dạy phần Production- phần sản sinh lời nói của tiết
học “Listen and read” và đạt được những kết quả khá khả quan. Có rất nhiều
biện pháp, thủ thuật, trò chơi nhưng mỗi giáo viên chúng ta phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào từng bài, từng đối tượng học sinh của mình để
26 đạt được kết quả cao nhất . Để đạt được điều này, đòi hỏi người thầy phải chuẩn bị tốt bài dạy, tìm tòi, sáng tạo và công phu trong khi soạn giáo án, tránh việc truyền thụ kiến thức hết trong sách giáo khoa là đủ, nặng về lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh. Vai trò của người Thầy chủ yếu là hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, nắm bắt tri thức, áp dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống xung quanh các em. Vì phần
này là phần sản sinh lời nói, nên giáo viên luôn phải biết khích lệ học sinh sử
dụng kiến thức đã học vào trong giao tiếp. Chúng ta không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng hoặc ngắt lời các em trong khi các em đang nói hoặc đang cố gắng diễn đạt ý của mình bằng Tiếng Anh. Làm như vậy các em sẽ cảm thấy mắc lỗi khi nói và không khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động giao tiếp. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong việc dạy và học Tiếng Anh bởi lẽ quan điểm cơ bản nhất của phương pháp dạy học mới là làm sao phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện tối ưu cho người học; rèn luyện, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp, cụ thể là ở phần Production của tiết dạy
“Listen an read” của Tiếng Anh lớp 9. Sau bài học, học sinh có thể giao tiếp với bạn bè, thầy cô, có thể liên hệ với thực tế, trình bày những vấn đề liên quan đến bài học bằng Tiếng Anh một cách sáng tạo và linh hoạt nhất.