II.1. Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ
Ngành tài nguyên và môi trường là ngành thực hiện quản lý nhà nước, hoạt động chuyên ngành gồm 9 lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo và viễn thám. Ngành có phạm vi ảnh hưởng và quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Nhìn từ góc độ công nghệ thông tin, hoạt động chính của ngành là tạo lập ra thông tin, số liệu và đưa ra các quyết định, chính sách dựa trên việc xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu.
Ngành tài nguyên và môi trường là ngành quản lý “không gian phát triển” của đất nước, gồm trên không, trên mặt (mặt đất, mặt biển), dưới lòng đất, dưới mặt biển (trong lòng biển), dưới lòng đất, đáy biển. Mọi hoạt động điều tra cơ bản, quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của ngành đều dựa trên kết quả thu nhận, phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin. Thông tin của ngành bao trùm toàn bộ không gian bốn chiều (lãnh thổ; theo thời gian). Việc xây dựng được một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện về tài nguyên và môi trường và cơ chế để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác, tiếp cận, sử dụng và tham gia đóng góp một cách rộng rãi trên cơ sở công nghệ, khả năng kết nối, phân tích, xử lý, chia sẻ của CMCN 4.0 là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới.
Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, đã định hướng quan điểm như sau:
“Dữ liệu là tài nguyên mới. Cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu”.
Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số với nhu cầu lưu trữ và khai thác các nguồn dữ liệu (Big data) ngày một lớn. Cùng với IoT (Internet of Things), AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo), Blockchain (Chuỗi khối), Big Data (Dữ liệu lớn) là một trong bốn nền tảng quan trọng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Big data được hiểu là những dữ liệu khổng lồ, là nguồn tài sản thông tin có dung lượng lớn và đa dạng, có vận tốc cao, đòi hỏi các hình thức xử lý thông tin có hiệu quả về chi phí, để nâng cao việc đưa ra quyết định và tối ưu hóa quy trình. Nói cách khác, Big data là một tệp dữ liệu khổng lồ không thể phân tích được bằng các công cụ và phần mềm thông thường.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ người sử dụng Internet là 68,7%. Trong khi đó tỉ lệ trung bình của thế giới là 51,4%. Chính vì vậy, thị trường Big data tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là triển vọng hàng đầu châu Á. Tuy nhiên việc khai thác Big data trong nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chỉ chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ.
Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDC), một đơn vị nghiên cứu thông tin thị trường, đã dự đoán rằng sau mỗi năm, “vũ trụ số” (digital universe – dung lượng dữ liệu được tạo ra và sao chép) sẽ đạt 180 zettabyte (180 ngàn tỷ tỷ byte) vào năm 2025 và dung lượng dữ liệu sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm trong thập kỷ tới. Theo tờ báo Wall Street Journal, các tập đoàn lớn như Amazon, Alphabet và Microsoft đã đầu tư 32 tỷ USD cho các “nhà máy lọc dữ liệu” với dự đoán rằng, dữ liệu sẽ ngày một tăng mạnh và nhanh hơn trong tương lai. Trung bình mỗi ngày các doanh nghiệp có thể tạo ra hàng triệu mảnh dữ liệu không cấu trúc (unstructured). Các dữ liệu này có thể ở dưới dạng thư điện tử, bài viết trên mạng xã hội hay là những cuộc trò chuyện về khách hàng, hành vi của công chúng và những xu hướng phát triển mới. Thế hệ dữ liệu hiện nay cũng có chất lượng cao hơn do chúng nằm trong một thế giới kết nối. Theo nghiên cứu của PwC, hiện có khoảng 8,4 tỷ thiết bị di động thông minh, cảm biến, thiết bị truyền động, xe cộ, máy ghi hình và máy bay không người lái được kết nối với nhau trên toàn cầu. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp đang sở hữu nguồn dữ liệu riêng, bao gồm dữ liệu tài chính, thông tin khách hàng, các khảo sát và đánh giá về sản phẩm, quy trình hoạt động... Tuy nhiên, chỉ một số ít các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa giá trị của những dữ liệu này.
Sử dụng dữ liệu để thấu hiểu thị trường, khách hàng và bản thân doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong khả năng quản trị doanh nghiệp, dự báo và lên kế hoạch kinh doanh. Trong những năm gần đây, ứng dụng của phân tích dữ liệu (data analytics) đang trở thành ưu tiên hàng đầu, bởi nó giúp quản lý chi phí, giảm thiểu rủi ro và là chìa khóa cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Với chiến lược phân tích và sử dụng dữ liệu phù hợp, cùng một đội ngũ chuyên gia phân tích lành nghề, lãnh đạo doanh nghiệp có thể biến chiến lược thành hành động, và đặc biệt là tạo ra văn hóa làm việc dựa trên dữ liệu. Khảo sát các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu 2018 của PwC cho thấy, có tới 64% CEO tin rằng, phương thức quản lý dữ liệu sẽ tạo ra những điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh nổi bật cho doanh nghiệp trong tương lai.
Từ hàng trăm năm trước, đã có những trường hợp sử dụng dữ liệu để giải quyết những vấn đề thiết yếu của xã hội. Trở về với nước Anh năm 1854, khi bệnh dịch tả hoành hành tại Luân Đôn đã lấy đi hàng trăm sinh mạng và trở thành nỗi khiếp đảm của người dân thành phố. Không ai tìm được nguyên nhân của dịch bệnh cho đến khi John Snow, một bác sĩ và là người đi đầu trong lĩnh vực gây tê và y tế dịch tễ, sử dụng dữ liệu để tìm ra gốc rễ vấn đề. Ông đã ghim lên bản đồ thành phố vị trí của những người nhiễm bệnh, và nhận ra điểm chung là số lượng nạn nhân ngày càng tăng ở những khu vực gần trạm máy bơm nước. Dữ liệu này
đã giúp ông thuyết phục công chúng và chính quyền thành phố rằng cần phải xây dựng một hệ thống thoát nước thải.
Bằng việc vẽ lên bản đồ các trường hợp tử vong, ông đã sử dụng dữ liệu để xác định nguyên nhân thực tế và cứu hàng triệu người vào thời điểm các biện pháp chữa trị còn hạn chế. Đây là ví dụ minh chứng sức mạnh của việc thu thập và phân tích dữ liệu, ngay cả ở những dạng nguyên thủy nhất, cũng có thể thay đổi lịch sử của nhân loại.
Thời gian qua, thông tin, dữ liệu có vai trò quyết định trong các bản tin, hình thành các mô hình, giải pháp, chính sách, công nghệ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lây lan trên toàn thế giới.
Lượng dữ liệu đang thực sự bùng nổ hơn bao giờ hết, nhưng chỉ có 0,5% toàn bộ dữ liệu trên thế giới được xử lý và sử dụng mỗi năm, theo Technology Review.
Dữ liệu đang ngày càng dễ tiếp cận, và ứng dụng của dữ liệu cũng đa dạng hơn rất nhiều so với những thế kỷ trước. Sử dụng dữ liệu để thấu hiểu, từ đó nâng cao giá trị, có thể được áp dụng vào tất cả bộ phận trong chuỗi giá trị, trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Để khai phá sức mạnh của dữ liệu, cần xây dựng những nguyên lý cơ bản, tập trung vào ba nội dung chính: Tạo ra nền tảng dữ liệu có giá trị; Tạo một kho dữ liệu minh bạch và đáng tin cậy thông qua tổ chức, tích hợp, tinh giản và quản trị dữ liệu; áp dụng những phương pháp, thuật toán, công cụ hỗ trợ trực quan hóa và phân tích dữ liệu nhằm khai phá được tối đa giá trị dữ liệu mang lại.
Với sự bùng nổ của dữ liệu ở thời đại vũ trụ số, thu thập dữ liệu chỉ là bước đi chập chững ban đầu. Để có thể tạo ra sự đột phá, cần hiểu rõ luồng thông tin, cách kiểm soát và quản trị dữ liệu, và đặc biệt, cần khai phá và thấu hiểu được những giá trị tiềm tàng mà dữ liệu có thể mang lại. Có được dữ liệu chỉ là khởi đầu, quan trọng là cách sử dụng dữ liệu.
Như vậy, trong thời gian tới, là một “tài nguyên mới”, nhu cầu về thông tin, dữ liệu nói chung, ngành tài nguyên và môi trường nói riêng sẽ ngày một nhân rộng và có ý nghĩa quyết định tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Các hoạt động sinh kế, ra quyết định chỉ đạo, điều hành đều dựa trên dữ liệu.
II.2. Quan điểm
Dự án được đề xuất đầu tư với 5 quan điểm chính:
(1) Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường là một chỉnh thể thống nhất, tạo tiền đề chuyển đổi số, đổi mới toàn diện phương thức hoạt động quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp dịch vụ công, khai thác sử dụng dữ liệu… của ngành tài nguyên và môi trường, các bộ, ngành, địa phương; phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; góp phần phát triển Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
(2) Tạo lập nền tảng dữ liệu tài nguyên và môi trường số với các công cụ phân tích, xử lý hiện đại; cung cấp các cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng làm nền
tảng cho chuyển đổi số, phục vụ người dân/doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội như: cơ sở dữ liệu Nền địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường, cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia, các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường khác.
(3) Xây dựng, Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, trên cơ sở tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử; ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến trên cơ sở kế thừa, sử dụng thành quả của các chương trình, dự án, đề án đã, đang thực hiện, bảo đảm không trùng lặp, lãng phí, bảo đảm hiệu quả, dữ liệu được xây dựng đến đâu đưa vào sử dụng ngay đến đó.
(4) Huy động, tạo điều kiện tham gia của doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng trong thu nhận, cập nhật, phân tích, xử lý, sử dụng thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường, phát triển thị trường dịch vụ nội dung số.
(5) Cơ sở dữ liệu quốc gia (đất đai, nền địa lý, môi trường…) được tổ chức trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin quốc gia đảm bảo được các yêu cầu nghiệp vụ thống nhất, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo cấp độ được phê duyệt, dữ liệu được tạo lập trên cơ sở số hóa/chuẩn hóa dữ liệu hiện có và trong quá trình vận hành hệ thống.
II.3. Dự kiến mục tiêu
II.3.1. Mục tiêu tổng quát
Hoàn thiện hạ tầng dữ liệu số về tài nguyên và môi trường với giải pháp công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, cung cấp đầy đủ dữ liệu đầu vào cơ bản, cần thiết phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thay đổi phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ; cung cấp dịch vụ công chất lượng cao, nhanh chóng về tài nguyên và môi trường; phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.
II.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, nền tảng quản trị, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ và khai thác sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường, cung cấp được các sản phẩm tri thức cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân thông qua các kênh thông tin hiện đại, trực tuyến.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng. Trong đó, 100% cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường tạo nền tảng Chính phủ điện tử được hoàn thành; 80% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng hoàn thiện; kết nối, chia sẻ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh - quốc phòng; cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; góp phần phát triển Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.
- Triển khai, vận hành, kết nối và chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính nền tảng, nhu cầu khai thác sử dụng lớn, bao gồm: nền địa lý quốc gia, đất đai quốc gia; khí tượng thủy văn quốc gia; quan trắc quốc gia về tài nguyên và môi trường, kết quả giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu đồng bộ với hệ thống thống nhất, tập trung trong quản lý nhà nước về đất đai, quản trị các giao dịch về đất đai, quản lý việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giá đất cũng như giải quyết tranh chấp về đất đai , v.v để từ đó những quyết định về hoạch định chính sách phát triển được hình thành với độ tin cậy cao.
- Tạo lập, vận hành Cổng dữ liệu và dữ liệu mở về tài nguyên và môi trường.
II.4. Quy mô đầu tư
II.4.1. Xây dựng các nền tảng quản trị, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ và khai thác sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường
1.Xây dựng nền tảng dữ liệu số ngành tài nguyên và môi trường:
Nền tảng dữ liệu số ngành tài nguyên và môi trường là hệ thống ứng dụng được thiết kế dưới dạng nền tảng dịch vụ (SaaS) thu thập, quản lý, quản trị cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia và danh mục điện tử dùng chung gồm các nội dung sau:
- Danh mục điện tử dùng chung ngành tài nguyên và môi trường. - Hệ thống quản trị dữ liệu.
- Hệ thống thu thập dữ liệu tài nguyên và môi trường.
2.Tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường
- Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ, kết nối dữ liệu tài nguyên và môi trường với các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng bộ với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
- Xây dựng các dịch vụ kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường với cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương và các hệ thống thông tin khác.
3.Xây dựng ứng dụng, dịch vụ phục vụ khai phá, phân tích, xử lý, công bố, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành, chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên và môi trường.
II.4.2. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia
1.Xây dựng hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu (MPLIS)
- Xây dựng hệ thống phần mềm điều hành, phần mềm hệ thống và phần